12 cách chữa viêm thanh quản tại nhà hiệu quả, khỏi trong 7 ngày

Gừng có thể được sử dụng để chữa viêm thanh quản theo nhiều cách khác nhau. Bạn có thể thêm gừng tươi (gọt vỏ) vào sinh tố và nước ép, hoặc cắt nhỏ nó và thêm vào món xào như một loại gia vị. Bạn cũng có thể pha trà gừng mật ong để uống, vừa thơm ngon vừa có công dụng chữa bệnh hiệu quả.

gừng chữa viêm thanh quản

9. Cách chữa viêm dây thanh quản bằng tinh dầu

Sử dụng tinh dầu thiên nhiên cũng là một lựa chọn điều trị viêm thanh quản đơn giản và hiệu quả. Chẳng hạn, tinh dầu khuynh diệp có tác dụng làm lỏng đờm và làm dịu kích ứng. Bạn có thể cho 4-5 giọt tinh dầu vào máy khuếch tán/máy tạo độ ẩm hoặc thoa một ít tinh dầu lên gối vào ban đêm. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý không nuốt tinh dầu vì nó có thể gây ra những triệu chứng nguy hiểm.

10. Bài thuốc dân gian chữa viêm thanh quản bằng tỏi tươi

Khi nhắc đến các phương thuốc chữa viêm thanh quản hiệu quả tại nhà, không thể không nhắc đến tỏi tươi. Đặc tính kháng khuẩn của tỏi có thể giúp bạn chống lại các tình trạng nhiễm trùng, chẳng hạn như viêm xoang, viêm phế quản và viêm thanh quản.

Tỏi tươi cực kỳ đa năng và dễ sử dụng. Hãy thêm một vài tép tỏi vào khi chế biến nước chấm, các món xào hoặc salad để món ăn thêm ngon miệng và cơ thể thêm khỏe mạnh.

11. Súc miệng bằng dung dịch giấm pha loãng

Súc miệng bằng dung dịch giấm pha loãng cũng là một cách chữa viêm dây thanh quản tại nhà rất đáng thử. Trộn một đến hai thìa súp giấm táo hoặc giấm trắng vào một cốc nước, sau đó súc miệng và nhổ ra. Phương pháp này cũng có thể được áp dụng để chữa viêm thanh quản tại nhà cho bé.

12. Uống nhiều nước và chất lỏng

Khi bị viêm thanh quản, uống nhiều nước lọc, nước ép trái cây, nước dùng và trà ấm sẽ giúp bạn bổ sung làm lỏng đờm và giảm nghẹt mũi. Tuy nhiên, bạn nên tránh các chất lỏng có chứa caffeine vì chúng có thể gây ra tình trạng mất nước.

Những điều cần tránh khi bị viêm thanh quản

tránh uống rượu khi điều trị viêm thanh quản

Trong quá trình điều trị viêm thanh quản, bạn cần cố gắng tránh những điều sau đây:

  • Hát và la hét: Hát hoặc la hét sẽ gây ra những tác động và kích thích không cần thiết đến dây thanh âm của bạn. Điều này chỉ làm tình trạng viêm trở nên nặng hơn và mất nhiều thời gian để phục hồi bệnh.
  • Nói thì thầm: Nghe có vẻ vô lý, nhưng thực chất việc nói thì thầm sẽ khiến cho dây thanh âm của bạn bị căng thẳng nhiều hơn là lúc nói bình thường.
  • Uống rượu: Tránh uống rượu trong quá trình chữa viêm thanh quản, vì nó có thể gây mất nước.
  • Sử dụng thuốc thông mũi: Các loại thuốc cảm lạnh không kê đơn có chứa thuốc thông mũi có thể làm khô cổ họng của bạn, gây ra nhiều kích ứng hơn.
  • Hút thuốc: Bất kỳ loại thuốc lá nào, kể cả thuốc lá điện tử, cũng có thể gây kích ứng cổ họng của bạn, gây ho và kéo dài thời gian chữa khỏi bệnh.

Khi nào bạn cần đi khám bác sĩ?

Đa số trường hợp viêm thanh quản cấp tính thường tự khỏi sau khoảng một tuần bằng các phương pháp khắc phục tại nhà. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, người bệnh cần dùng thuốc chữa viêm thanh quản, khản tiếng. Vậy, người bị viêm thanh quản uống thuốc gì? Nếu bạn là ca sĩ hoặc người thường xuyên phải sử dụng giọng nói của mình, bác sĩ có thể kê toa các loại thuốc corticosteroid để giảm viêm ở dây thanh âm.

Nếu tình trạng khàn giọng kéo dài hơn một vài tuần, bạn có thể đã bị viêm thanh quản mãn tính. Lúc này, bạn nên đến thăm khám tại bệnh viện vì nó có thể do nguyên nhân khác gây ra, chẳng hạn như trào ngược axit hoặc nhiễm trùng do vi khuẩn.

Dung Nguyễn / HELLO BACSI