Nhiệt miệng là tình trạng phổ biến ai cũng gặp phải, có thể tự khỏi sau vài ngày. Tuy không gây ra hậu quả nguy hiểm nhưng lại mang tới cảm giác khó chịu, đau đớn. Để giảm ảnh hưởng của nhiệt miệng, nhiều người đã áp dụng cách chữa bằng mật ong. Vậy chữa nhiệt miệng bằng mật ong như nào hiệu quả? Và cách thức này có tốt hay không? Hãy cùng tìm hiểu ngay!
1. Nhiệt miệng xảy ra khi nào?
Nhiệt miệng là những vết loét nông, kích thước nhỏ ở niêm mạc miệng. Màu sắc của vết loét biến đổi dần từ trắng sang vàng. Vị trí xung quay vết loét sưng đỏ, thấy rõ bằng mắt. Lúc này, người bệnh cảm thấy đau nhức, khó chịu khi nói chuyện, ăn uống.
Các tác nhân gây nên nhiệt miệng đó là:
– Thiếu vitamin B12, kẽm, axit folic, sắt trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày.
– Thay đổi nội tiết tố trong thời kỳ kinh nguyệt (đối với nữ).
– Do căng thẳng công việc, cuộc sống.
– Đánh răng quá mạnh, sử dụng kem đánh răng/nước súc miệng có chứa natri lauryl sulfate.
– Nhạy cảm với một vài thực phẩm như socola, các loại hạt, cà phê.
– Ăn nhiều đồ cay nóng liên tục.
2. Vì sao mật ong có thể chữa được nhiệt miệng?
Sử dụng mật ong để chữa nhiệt miệng được đánh giá là cách thức điều trị đơn giản tại nhà, được nhiều người áp dụng. Ngoài lợi ích làm đẹp, chữa lành vết thương, giải độc cơ thể,…thì mật ong còn có tác dụng giảm nhiệt miệng.
Có đặc tính kháng khuẩn và kháng nấm, bởi trong mật ong có chứa Hydroperoxide tự nhiên giúp khử trùng mạnh. Bên cạnh đó, mật ong còn thúc đẩy lành vết thương lên tới 97% nhờ vào khả năng kháng khuẩn và tái tạo mô hiệu quả. Hơn nữa, mật ong là nguồn chứa vi chất dinh dưỡng dồi dào như kẽm, sắt, kali,…giúp tăng sức đề kháng và ngăn cho nhiệt miệng tái phát.
3. Sử dụng mật ong trong chữa nhiệt miệng
3.1. Chữa nhiệt miệng bằng mật ong như nào? – Bôi trực tiếp lên vết loét
Cách đơn giản, nhanh nhất và không cầu kỳ đó là bôi trực tiếp mật ong lên vết loét. Trước đấy, hãy chắc chắn khu vực vết loét đã được vệ sinh sạch sẽ. Dùng tăm bông chấm vào mật ong và thấm nhẹ nhiều lần để mật ong thẩm thấu sâu vào vết thương. Để nguyên trong khoảng 5 phút rồi rửa sạch lại bằng nước ấm.
Thực hiện 2-3 lần/ngày và duy trì trong 10 ngày liên tục thì nhiệt miệng sẽ biến mất.
3.2. Kết hợp mật ong và bột nghệ
Cũng giống như mật ong, bột nghệ có tính kháng khuẩn và giúp lành vết thương nhanh chóng. Khi kết hợp cả 2 với nhau, hiệu quả chữa nhiệt miệng sẽ cao hơn.
Trộn mật ong với bột nghệ theo tỉ lệ 1:2 và khuẩy đều. Sau đó, chấm hỗn hợp này lên vết loét và để nguyên trong vòng 2-3 phút. Súc miệng lại bằng nước sạch để loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn, ngăn không cho xâm nhập vào bên trong. Với cách chữa nhiệt miệng này, nên thực hiện khoảng 3 lần trong ngày là tốt nhất. Chỉ một thời gian ngắn, nhiệt miệng giảm đau nhức, sưng tấy rõ rệt .
3.3. Chữa nhiệt miệng bằng mật ong như nào? – Ngậm mật ong nguyên chất
Như thông tin cung cấp ở trên, mật ong nguyên chất chứa rất nhiều yếu tố giúp chữa nhiệt miệng hiệu quả. Có thể sử dụng mật ong thay thế cho nước súc miệng. Bạn nên ngậm mật ong trong khoảng 1 phút và đảo đều nhiều lần xung quanh vết thương. Sau đó, súc miệng bằng nước ấm để làm sạch phần khoang miệng và lợi. Cách thức này cần thực hiện liên tục 3-5 ngày để nhận lại kết quả tốt.
Có thể thấy, cách thức này khá đơn giản, dễ áp dụng. Tuy nhiên, tùy vào mức độ nhiệt miệng và cơ địa của từng người, hiệu quả của cách thức này sẽ khác nhau ít nhiều. Hơn nữa, có một số người bị dị ứng mật ong nên không thể áp dụng cách này để điều trị nhiệt miệng tại nhà được. Vì vậy, trong trường hợp này bạn nên đến thăm khám trực tiếp với bác sĩ có chuyên môn, tại các cơ sở uy tín để tìm ra nguyên nhân và cách thức khắc phục. Đây là cách điều trị an toàn và không đem lại rủi ro so với các cách điều trị truyền thống, dân gian truyền miệng.
Sau khi tiếp nhận thông tin sức khỏe người bệnh và kiểm tra, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp để hạn chế sự lây lan nhiễm trùng sang các khu vực khác. Bác sĩ cũng sẽ tư vấn cách chăm sóc cho người bị nhiệt miệng, những lưu ý trong vấn đề ăn uống, sinh hoạt cũng như biện pháp giải nhiệt cơ thể tốt nhất.
Tuy nhiệt miệng là vấn đề sức khỏe thường gặp nhưng không nên chủ quan. Bởi dấu hiệu bất thường xuất hiện trên cơ thể có thể là sự cảnh báo ngầm cho các nguy cơ: áp xe miệng, viêm cấp.
Để có thể chữa nhiệt miệng bằng mật ong hiệu quả và ngăn chặn chứng tái phát, cần kết hợp đầy đủ với chế độ dinh dưỡng, môi trường sống thoải mái,… Nếu tình trạng nhiệt miệng có dấu hiệu nặng hơn, diễn ra trong thời gian dài không khỏi thì bạn cần lựa chọn thăm khám, kiểm tra kịp thời nhé!
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!