Cách bế trẻ sơ sinh rất quan trọng bởi nếu thực hiện không đúng có thể ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ của bé. Vậy cách ẵm trẻ sơ sinh như thế nào là đúng? Bạn đã bế đúng cách chưa? Hãy cùng tìm câu trả lời qua bài viết sau đây của Để ba mẹ tự làm nhé
Những điều cần lưu ý khi bế trẻ sơ sinh
Em bé sơ sinh còn nhỏ và mềm, cha mẹ mới làm quen phải ôm em bé rất khó để di chuyển. Mặc dù xương và cơ của trẻ sơ sinh chưa được khỏe mạnh nhưng chắc chắn chúng không mỏng manh đến mức không thể chịu nổi dù chỉ một chút sức lực. Nguyên tắc bế trẻ đúng cách là dù bế theo cách nào thì bạn cũng phải thực sự bảo vệ cổ và mông của trẻ , vì cột sống cổ và thắt lưng của trẻ là những nơi dễ bị tổn thương nhất nhưng cũng là nơi dễ bị tác động lực quá mức
Hướng dẫn bế trẻ sơ sinh đúng cách
Cách ẵm trẻ sơ sinh lên
Bạn cần lưu ý rằng đầu bé còn yếu nên khi ẵm bé lên bạn cần đỡ đầu bé. Vì vậy, cách bế trẻ sơ sinh đúng nhất là bạn phải luồn một tay xuống dưới cổ bé để đỡ lấy phần đầu. Sau đó, tay kia của bạn luồn dưới lưng và mông bé để đỡ phần thân dưới.
Cách ẵm trẻ sơ sinh như vậy sẽ giúp mẹ có thể dễ dàng chuyển bé từ chỗ này sang chỗ khác mà không gây nguy hiểm đến bé.
Cách ẵm trẻ sơ sinh đặt xuống
Cũng giống như cách bế trẻ sơ sinh lên, bạn cần phải nhớ giữ đầu bé cẩn thận. Lý do đưa a là nếu không làm như vậy, đầu bé sẽ bị nghẹo xuống, và có thể làm cho bé có cảm giác bị ngã. Khi đó bé sẽ bị giật nảy người lên và chân tay dang ra theo phản xạ giật mình.
Vì vậy, bạn hãy đặt bé xuống nhẹ nhàng như với cách ẵm trẻ lên để sao cho toàn bộ cánh tay bạn đỡ lấy xương sống, cổ và đầu bé.
Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng khăn quấn bé hơi chặt một chút để đầu của bé được nâng giữ cho đến khi bạn đã đặt bé vào nôi. Lúc đó, khi bé đã nằm an toàn rồi thì bạn mới nhẹ nhàng cởi khăn quấn ra.
Cách ẵm trẻ sơ sinh lên từ tư thế nằm ngửa
Trẻ sơ sinh phải luôn được đặt nằm ngửa khi ngủ hoặc khi thay tã nên bạn phải học cách bế trẻ sở sinh lên đúng cách để tránh những rủi ro gây nguy hiểm cho sức khoẻ.
Nếu cục cưng của bạn đang ngủ thì tốt nhất bạn nên đánh thức bé nhè nhẹ trước khi bởi khi chưa thực sự nhuần nhuyễn thì thao tác bế lên này có thể gây đột ngột và khiến bé giật mình dẫn đến tình trạng bé sẽ khóc. Trong tình huống bé khóc vì bị giật minh, bạn nên cười nói dịu dàng với bé hoặc nhẹ nhàng dùng tay khều má bé trước khi khi chuẩn bị bế bé lên và sau đó bạn cúi sát xuống trước khi nâng bé lên.
Cách bế trẻ sơ sinh lên đúng nhất thì trước tiên việc bạn cần làm đỡ lấy gáy và mông của bé. Bạn phải cúi sát người về phía bé và luồn một bàn tay dưới đầu và cổ bé đồng thời tay kia đỡ mông trẻ.
Tuy nhiên, bạn cũng có thể luồn tay từ bên hông hay từ giữa hai chân bé. Bạn nên nhớ răng, những lời dịu dàng của bạn sẽ trấn an em bé và tạo cho bé cảm giác an toàn. Sau đó bạn nhẹ nhàng nâng bế lên bằng cách đỡ lấy toàn bộ trọng lượng của cơ thể vào hau bàn tay và phải đảm bảo đầu bé được giữ vững.
Tiếp theo, bạn đứng thẳng lên và xoay cho bé song song với cơ thể của bạn rồi đưa bé về phía ngược của mình và cố giữ cho đầu bé hơi cao hơn so với thân của mình.
Cuối cùng, khi đã đưa bé vào sát ngực, bạn hãy luồn bàn tay đang đỡ mông bé lên để đỡ cả đầu bé. Đồng thời, bạn gập cánh tay kia lại ngang với thân mình rồi để đầu bé tựa trên chỗ gập đó sao cho bé nằm dọc theo cánh tay và dùng bàn tay còn lại để đỡ phụ cánh tay ấy.
Một số gợi ý khi bế trẻ sơ sinh
Lắng nghe nhịp tim của mẹ sẽ giúp em bé ổn định hơn
Khi bế con, bạn có thể gối đầu vào ngực trái của mẹ và cố ý để tai bé gần với nhịp tim của mẹ để bé có thể nghe được nhịp đập của nhịp tim. Nhịp tim của bạn là âm thanh mà bé đã quen thuộc khi còn trong bụng mẹ, vì vậy việc ôm con vào lòng thường xuyên có thể làm giảm lo lắng, căng thẳng và giúp tâm trạng của bé ổn định hơn.
Phương pháp bế siêu kỳ diệu
Có một video lan truyền trên Internet Robert, một bác sĩ California với hơn 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nhi khoa. Robert Hamilton đã phát minh ra một “cái ôm ma thuật” có thể khiến một đứa trẻ đang khóc ngừng khóc ngay lập tức.
Đầu tiên, bạn hãy nhẹ nhàng bế trẻ đang khóc, sau đó bắt chéo hai tay lên ngực trẻ, dùng một tay ôm nhẹ lấy hai cánh tay của trẻ và đỡ cằm trẻ, sau đó dùng tay còn lại để đỡ mông trẻ và lắc nhẹ để góc 45 độ. Bằng cách này, trẻ đang hú sẽ ngừng khóc ngay lập tức!
Tuy nhiên, bác sĩ nhắc nhở khi thực hiện động tác này phải nhẹ nhàng, đỡ bé bằng lòng bàn tay chứ không được dùng đầu ngón tay, không được quên đỡ cằm. Và “phương pháp ôm ấp” này chỉ phù hợp với những bé từ 2 đến 3 tháng tuổi, vì những bé lớn hơn rất khó ôm theo cách này.
Trên đây là cách bế trẻ sơ sinh đúng nhất giúp đảm bảo an toàn và tránh những rủi ro nguy hiểm cho sức khoẻ của bé. Hy vọng, bài viết của Debametulam đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích nhất!
Nguồn tham khảo:
- https://www.wikihow.mom/Hold-a-Baby
- https://www.momjunction.com/articles/ways-hold-new-born-child_0085453/
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!