Trong khi có một số lượng lớn các bệnh có thể ảnh hưởng đến heo theo mẹ nhưng chỉ một số ít là quan trọng. Nguồn gốc của hầu hết các bệnh nhiễm trùng đôi khi là từ lợn nái, nhưng hầu hết là do nhiễm qua lại từ những lợn con khác hoặc từ lợn con ở độ tuổi lớn hơn (là những con mà kháng thể mẹ truyền đã suy yếu nên bị nhiễm khi tiếp xúc với tác nhân gây bệnh). Bảng 1 liệt kê các bệnh thường gặp trên heo con theo mẹ cùng với các đặc điểm lâm sàng được phân loại.
Bảng 2. Các bệnh chính với tác nhân hoặc kháng thể có thể được truyền từ mẹ sang heo con theo mẹ Bệnh chính có thể được truyền LÂY từ mẹ sang heo con theo mẹ Vacxin nái để kích thích kháng thể mẹ truyền Loại vaccine và nhà sản xuất Virus 1 Giả dại + 2 Dịch tả heo cổ điển + 3 Dịch tả heo châu Phi 4 TGE + 5 Cúm heo + 6 Dịch tiêu chảy + 7 FMDV + 8 Parvovirus + 9 PRRS + Vi khuẩn và Mycoplasma 10 Mycoplasma + 11 Viêm teo mũi ( Bordetella, Pasteurella…) + 12 Streptococcus + 13 Haemophillus + 14 Salmonella choleraesuis + 15 E.coli + 16 Lỵ heo + 17 Brucella
Bệnh phổ biến nhất và quan trọng nhất ở heo con theo mẹ là tiêu chảy, được gây ra bởi một số nguyên nhân được trình bày trong Bảng 3. Trong một số vụ dịch, tiêu chảy chịu trách nhiệm chính cho tỷ lệ mắc bệnh và tử vong. Trong đàn quản lý tốt, nên có ít hơn 3% lứa tại mỗi thời điểm cần phải điều trị tiêu chảy và tử vong heo con tiêu chảy nên ít hơn 0,5%. Trong các vụ dịch nghiêm trọng tỷ lệ tử vong có thể tăng lên 7% trở lên và trong trường hợp không được điều trị có thể lên đến 100% (ví dụ trong bệnh TGE cấp tính, tỉ lệ chết có thể lên tới 100%).
Khi sinh, đường ruột heo con là vô trùng và nó có rất ít khả năng miễn dịch đối với vi sinh vật gây bệnh. Vi sinh vật bắt đầu xâm chiếm đường ruột một cách nhanh chóng sau khi sinh, trong số đó có thể có các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn E. Coli, Clostridium perfringens hay cầu trùng hoặc các virus như TGE, PRRS, Rotavirus… Miễn dịch ban đầu được cung cấp bởi liều cao của các kháng thể trong sữa đầu (IgG, IgM, IgA) và trong sữa thường (IgA). IgG và IgM được hấp thu vào máu còn IgA được hấp thụ vào màng nhầy của ruột. Vì vậy, điều quan trọng là các heo con sơ sinh uống đủ sữa đầu ngay sau khi sinh để ngăn chặn khả năng vi sinh vật gây bệnh đối với thành ruột và gây tiêu chảy. Cũng rất cần thiết là heo con tiếp tục uống sữa thường xuyên sau khi sữa đầu đã hết để ruột của nó tiếp tục được lót bởi các kháng thể bảo vệ IgA. Tuy vậy, các kháng thể có được một cách thụ động từ sữa đầu và sữa là hữu hạn và có thể bị vượt qua nếu có quá nhiều vi khuẩn gây bệnh trong môi trường. Áp lực môi trường như lạnh cũng đóng một vai trò bởi vì nó làm giảm sức đề kháng của lợn con. Để biết thêm thông tin về cách chăm sóc heo con để hạn chế bệnh và tăng tỷ lệ sống của heo con, xin vui lòng tham khảo thêm các bài viết trong các chuyên mục về ‘Dinh dưỡng heo con’ và ‘Chăm sóc heo con’.
Tài liệu tham khảo
1. Muirhead M. R., Alexander T. J. L. and Carr J., 2013. Managing Pig Health and the Treatment of Disease. ISBN 9780955501159.
2. Swine vaccinations. Morris Veterinary Center PSC, 2013.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!