Cá Vàng Đầu Lân bị bệnh có chữa được không? Cá Vàng bị xù vảy nhận biết thế nào? Cá Vàng mắt bong bóng có nguy hiểm không? Mới đây Pet Mart đã nhận được những câu hỏi này từ một độc giả chơi cá cảnh. Thông qua bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn đọc giải đáp mọi thắc mắc liên quan tới việc chăm sóc và nuôi dưỡng cá Vàng Đầu Lân bị bệnh.
Đôi nét về cá Vàng Đầu Lân
Cá Vàng Đầu Lân hay còn gọi là cá vàng Lan Thọ , cá vàng Ranchu. Là một trong những giống cá được nuôi phổ biến tại thị trường Việt Nam trong nhiều năm trở lại đây.
Thị trường mua bán giống cá này ngày càng mở rộng và phát triển. Đáp ứng được nhu cầu của hầu hết những người chơi cá. Đặc biệt, đây là giống cá cảnh tương đối dễ nuôi.
Thích hợp với cả những điều mới chơi. Tuy nhiên, việc theo dõi và kiểm tra sức khỏe cho cá Vàng Đầu Lân rất quan trọng. Là vấn đề càn được chú ý rất nhiều. Nếu đã nuôi giống cá này, nhất định bạn cần phải nắm rõ các tiêu chuẩn kiểm tra sức khỏe mà chúng tôi cung cấp ngay dưới đây.
Hoạt động bất thường của cá Vàng Đầu Lân
Sức khỏe của cá Vàng Đầu Lân được xác định theo thể trạng hàng ngày của chúng. Nếu thể trạng hàng ngày của cá không được khỏe mạnh, bạn có thể dễ dàng nhận biết qua các tiêu chuẩn đánh giá riêng. Nắm bắt được tình trạng sức khỏe sẽ có những phương pháp điều trị kịp thời.
Cá Vàng Đầu Lân bị bệnh thường có một số biểu hiện bất thường sau. Nếu cá Vàng Đầu Lân thường xuyên cọ xát thành bể thì có thể đã bị nhiễm ký sinh trùng.
Nếu chúng nổi trên mặt nước không động đậy hoặc chìm xuống đáy bể thì có thể đã mắc bệnh viêm ruột hoặc bệnh thối mang. Nếu chúng không thể giữ thăng bằng thì có thể đó là dấu hiệu của bệnh bong bóng cá. Trong những trường hợp như vậy, cần có biện pháp khắc phục kịp thời.
Cá ăn uống bất thường
Nếu cá không ăn nhiều hoặc bỏ ăn thì đó có khả năng là biểu hiện của cá Vàng Đầu Lân bị bệnh viêm ruột hoặc bệnh thối mang.
Vảy cá đổi màu
Vảy là biểu hiện trực tiếp cho sức khỏe của cá Vàng. Vảy sáng và thẳng hàng chứng tỏ cá vàng khỏe mạnh. Nhưng nếu vảy xỉn màu thì rất có khả năng cá Vàng Đầu Lân bị bệnh. Hoặc cá Vàng bị xù vảy.
Khối u đầu
Trong trường hợp bình thường, bướu trên đầu của cá Vàng Đầu Lân rất săn chắc, chắc nịch. Nếu bướu lỏng lẻo, rời rạc trong một khoảng thời gian ngắn, đó có thể là biểu hiện của cá Vàng Đầu Lân bị bệnh về mắt cá hoặc bệnh đường ruột.
Phân cá
Phân của chúng bình thường thô và có màu sẫm. Điều này liên quan trực tiếp đến thức ăn của cá Vàng. Tuy nhiên, nếu phân của cá Vàng có màu trắng và dài như sợi chỉ thường được gọi là phân trắng, thì cần phải chữa trị kịp thời. Có thể cá Vàng Đầu Lân đã bị bệnh.
Có các vết thương ngoài da
Nếu cơ thể cá Vàng Đầu Lân bị sung huyết, đó có thể là biểu hiện của bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc bệnh viêm ruột giai đoạn cuối. Nếu vết thương có màu đỏ thì có thể đó là biểu hiện của cá Vàng Đầu Lân bị bệnh loét cơ thể.
Nếu đuôi bị gãy và vảy bị rụng thì có thể do nhiễm ký sinh trùng. Nếu xuất hiện các vết thương ngoài da thì phải lưu ý rằng cá Vàng Đầu Lân rất dễ bị nhiễm trùng. Có thể là nhiễm trùng do ký sinh trùng hoặc nhiễm trùng do chất lượng nước kém. Hoặc đây là các biểu hiện bên ngoài của bệnh viêm ruột.
Cá Vàng Đầu Lân bị bệnh do yếu tố tự nhiên
Cá Vàng Đầu Lân sinh sống một thời gian dài trong môi trường nhân tạo. Cuộc sống của chúng không thể tách rời khỏi ánh sáng mặt trời, oxy và nước. Bản thân cá Vàng có những yêu cầu nhất định đối với điều kiện môi trường. Nếu vượt quá phạm vi thích nghi nó sẽ dễ dàng mắc bệnh. Khi cá Vàng Đầu Lân bị bệnh tật dẫn đến tử vong.
Cá Vàng Đầu Lân bị bệnh do thay đổi khí hậu
Mặc dù cá Vàng nhà nuôi không quá nhạy cảm với thay đổi khí hậu theo mùa, nhưng chúng vẫn có cảm giác trực tiếp về sự thay đổi này. Ví dụ như thời gian chiếu sáng do thay đổi theo mùa. Nhiệt độ và cường độ ánh sáng mặt trời. Những điều này sẽ làm cho chúng có một cảm giác khác.
Vào thời điểm giao mùa hàng năm là thời gian cá có khả năng mắc bệnh nhiều nhất. Sự thay đổi nhiệt độ gia tăng khả năng sinh sản của một số mầm bệnh.
Nó khiến cá Vàng bị bệnh đốm trắng, bệnh thối mang và bệnh nấm mốc. Vào mùa đông và mùa hè, sự phát triển của vi sinh vật được hạn chế. Khả năng mắc bệnh của cá Vàng Đầu Lân giảm đi rất nhiều.
Cá Vàng Đầu Lân sẽ bị khó chịu do thay đổi khí hậu môi trường trong một thời gian ngắn. Một khi không có biện pháp phòng thủ vào thời điểm này thì chúng rất dễ bị bệnh.
Cá Vàng Đầu Lân bị bệnh do thay đổi nhiệt độ
Thay đổi nhiệt độ có thể được chia thành hai loại. Đầu tiên là sự thay đổi nhiệt độ vào ban đêm và thay đổi nhiệt độ theo mùa. Những thay đổi đó có thể khiến cá Vàng bị mắc các bệnh như thối mang, thối đuôi, khó thở, cá Vàng bị xù vảy…
Thứ hai là sự thay đổi nhiệt độ ngắn hạn. Điều này dễ khiến cá Vàng bị cảm lạnh, chán ăn và mắc bệnh đốm trắng. Ví dụ như việc mua cá từ nơi này đến nơi khác dẫn đến sự thay đổi nhiệt độ trong quá trình vận chuyển.
Cá Vàng Đầu Lân bị bệnh do chất lượng nước
Thay đổi chất lượng nước liên quan đến việc sử dụng nước máy trong quá trình nuôi cá Vàng Đầu Lân. Luôn có nhiều chất không rõ nguồn gốc trong nước máy. Khi thay nước cho bể cá, cần dùng nước đã được phơi và quá trình phơi không được vượt quá 3 ngày.
Khi phơi, cẩn thận không đặt nó ở nơi thoáng khí, rất dễ một số chất có hại trong không khí xâm nhập vào nước. Ngoài ra phải có sự thay nước kịp thời nếu nước chuyển sang màu xanh. Nước màu xanh cũ có thể dễ dàng dẫn đến cái chết của cá. Cho cá ăn cũng rất dễ gây ra thay đổi chất lượng nước. Việc thay đổi chất lượng nước chính là thủ phạm của tất cả các bệnh của cá.
Cá Vàng Đầu Lân bị bệnh do con người tác động
- Chất lượng nước và oxy hòa tan: Nếu như môi trường nước của cá không được cải thiện trong một thời gian dài, cá sẽ xuất hiện dấu hiệu giảm cân, chán ăn, u đầu, thối mang, thậm chí dẫn đến tử vong.
- Độ pH: Sự thay đổi của độ pH ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của cá Vàng Đầu Lân. Tốc độ tăng trưởng của tảo ảnh hưởng đến sự thay đổi màu nước. Thay đổi độ pH nước trong một thời gian ngắn sẽ làm cá vàng phát bệnh. Cách điều chỉnh độ pH hàng ngày là thay đổi nước. Kết hợp tăng cường ánh sáng và nắm bắt được lượng thức ăn.
- Thức ăn: Thức ăn cá Vàng Đầu Lân có mối quan hệ chặt chẽ với sự phát triển của chúng. Cho ăn quá nhiều khiến thức ăn còn sót lại sẽ gây ra thay đổi chất lượng nước.
- Thay nước: Thay nước là quá trình rất quan trọng . Thay nước có thể kích thích sự trao đổi chất của cơ thể cá. Thúc đẩy sự thèm ăn, tăng tốc độ tăng trưởng của chúng. Nếu trong thời kì phát bệnh mà bạn thay nước không đúng cách có thể dễ dàng dẫn đến các bệnh của cá.
- Các tổn thương cơ học: Các tổn thương gây ra do vận chuyển và vận hành không đúng cách. Hoặc sử dụng thuốc không theo hướng dẫn của bác sĩ thú y. Gây ra cái chết do ngộ độc ở cá Vàng.
Bệnh xù vảy ở cá Vàng Ranchu
Nguyên nhân cá Vàng bị xù vảy
Nguyên nhân phổ biến gây bệnh xù vảy ở cá Vàng là do cá bị stress. Do thường xuyên bị kích động, dẫn tới sức đề kháng của cá bị suy giảm mạnh. Tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể. Từ đó khiến cá Vàng bị xù vảy.
Nguyên nhân xù vảy ở cá Vàng Ranchu thứ hai là do môi trường nước ô nhiễm. Cá Vàng Ranchu rất nhạy cảm với môi trường. Trong môi trường như vậy, vi khuẩn có điều kiện để sinh sôi nảy nở, bám vào thân hoặc xâm nhập vào trong cơ thể.
Đầu tiên cá sẽ bị viêm đường ruột, sau đó là suy thận. Khi thận yếu, nước sẽ không thể đào thải ra khỏi cơ thể. Cá vàng bị xù vảy sẽ có biểu hiện vảy dựng thẳng, xù ra. Bụng sưng lên, mắt lồi to. Bệnh xù vảy ở cá Vàng không quá nghiêm trọng nhưng nếu không được chữa trị kịp thời sẽ rất dễ chết.
Cách chữa bệnh xù vảy ở cá Vàng Ranchu
Khi cá Vàng bị bệnh xù vảy, đầu tiên là phải làm cho cá thải hết nước trong bụng ra. Bạn có thể pha muối ăn vào nước với lượng vừa phải. Mục đích là để làm chậm quá trình tích nước trong bụng cá. Sau một vài ngày khi bệnh xù vảy ở cá Vàng đỡ hơn phải thay nước để giảm độ mặn.
Cá Vàng bị xù vảy phải tách ra nuôi riêng, tránh để lây bệnh ra cả đàn. Các loại thuốc cho người như Xanhmetylen và Tetracylin có tác dụng trị bệnh rất tốt. Hoàn toàn có thể dùng để trị bệnh xù vảy ở cá Vàng Ranchu.
Pha Xanhmetylen vào nước rồi thả cá Vàng bị xù vảy vào bể, giữ cho phần bị bệnh nổi lên mặt nước. Nhỏ Xanhmetylen và Tetracylin vào phần bị bệnh và giữ một lúc cho thuốc ngấm. Làm như vậy liên tục, sau khoảng 1 tuần cá sẽ khỏi hẳn. Chú ý giữ nước sạch để tránh tái phát bệnh.
Phòng bệnh xù vảy ở cá Vàng Ranchu
Để phòng tránh bệnh xù vảy ở cá Vàng, cần giữ nước hồ cá luôn sạch sẽ. Định kỳ sát trùng hồ cá để ngăn ngừa vi sinh vật và vi khuẩn phát sinh.
Khi mới mua cá không nên thả ngay vào bể. Cách ly và quan sát kỹ trong vòng 1 tuần. Phát hiện và chữa trị cá bệnh càng sớm thì khả năng lành bệnh càng cao.
Kiểm soát bệnh cá Vàng mắt bong bóng
Các loại thức ăn tốt cho cá Vàng mắt bong bóng
Với bất kỳ bệnh nào cũng vậy, việc phòng bệnh vẫn hơn chữa bệnh. Theo nguyên nhân phát sinh bệnh cá Vàng mắt bong bóng khi nuôi dưỡng tại nhà hãy chú ý. Khi bạn vừa mới trao đổi, mua bán cá về đừng vội cho ăn những thức ăn nhân tạo.
Ban đầu chỉ cho cá Vàng mắt bong bóng ăn bo bo (trứng nước). Đợi sau 1 tuần sau khi cá Vàng mắt bong bóng thích nghi với môi trường mới, thể chất được hồi phục mới bắt đầu cho ăn một lượng nhỏ thức ăn nhân tạo. Thức ăn dạng lá mỏng là tốt nhất. Loại thức ăn này dễ hấp thụ trong nước, không nở ra trong ruột cá, gây táo bón. Bạn có thể tìm mua tại vietpet.net.
Thức ăn dạng viên có thể được đập nhỏ trước khi cho ăn. Thức ăn dạng bột không được khuyến khích vì nó dễ bị oxy hóa và dễ bị hư hỏng. Cho cá Vàng mắt bong bóng ăn càng ít càng tốt và quan sát phân của cá.
Nếu không có phân hoặc phân trắng, nên dừng ăn trong vài ngày. Thức ăn tốt nhất cho cá Vàng mắt bong bóng là xen kẽ mồi sống và thức ăn nhân tạo. Đồng thời xen kẽ với thức ăn xanh.
Ở những nơi nhiều nắng cá Vàng mắt bòn bóng có thể ăn rêu bám trên bể cá. Thức ăn dành cho cá được đặt ở trên thành trong bể cá. Những chú Cá Vàng Lan Thọ có thể tùy ý ăn. Tốt nhất là mua thức ăn nhân tạo đã được nghiên cứu dành cho cá tránh mất cân bằng dinh dưỡng.
Thay nước trong bể cho cá Vàng mắt bong bóng
Chất lượng nước trong bể ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe của cá cảnh. Chính vì vậy, cần lên kế hoạch thay nước thường xuyên cho cá Vàng Đầu Lân. Trước khi thay nước cho bể cá, phải treo nước mới bên cạnh bể cá và đo nhiệt độ nước bằng nhiệt kế.
Sau khi xác nhận rằng nhiệt độ nước là như nhau, hãy thay nước. Hãy chú ý đến việc duy trì chất lượng nước vào các ngày trong tuần. Môi trường sống tốt, cá Vàng mắt bong bóng sẽ có không gian sống thoải mái và cơ thể đủ mạnh để chống lại sự xâm nhập của virus và vi trùng.
Xử lý nhanh bệnh cá Vàng mắt bong bóng
Đối với cá Vàng mắt bong bóng, cần cách ly chúng riêng hoặc sử dụng các lồng lưới nhỏ nổi trên mặt nước. Mực nước không được quá cao, chỉ cần đủ vừa với cơ thể cá. Nếu nhiệt độ nước dưới 20°C và bể cách ly không quá nhỏ, không cần sử dụng các thiết bị oxy hóa để giảm mức tiêu thụ năng lượng của cá khi di chuyển.
Pha muối vào nước theo tỉ lệ 0.1% để ức chế sự phát triển của vi khuẩn trong nước. Từ từ tăng nhiệt độ nước lên 15°C trở lên. Trong giai đoạn đầu của bệnh cá Vàng mắt bong bóng, bạn có thể cho cá ăn một số thức ăn xanh. Ví dụ như bèo cám nhỏ… Ban đầu Cá Vàng Đầu Lân có thể không thích ăn lắm. Nhưng sau 2 – 3 ngày ngừng ăn các thức ăn khác, cá sẽ quen dần.
Thông thường, cá Vàng mắt bong bóng sẽ trở lại bình thường trong một tuần hoặc lâu hơn. Đối với cá bị tắc ruột, bạn có thể tham khảo cách điều trị của bệnh viêm ruột. Đối với những con cá Vàng mắt bong bóng có dấu hiệu nằm ở mặt nước, tạo bọt trên vây lưng có thể đỡ chúng bằng một chiếc phao nhỏ.
Đối với cá Vàng Đầu Lân chìm dưới đáy bể thì nên vớt chúng ra để cách ly. Đối với cá Vàng mắt bong bóng nặng, sau khi điều trị xong nó có thể kéo dài được đến một năm.
Các loại ký sinh trùng gây ra bệnh tật
Vi khuẩn nguy hiểm với cá Vàng
Vi khuẩn xâm hại ở Cá Vàng Đầu Lân là một trong những nguyên nhân gây bệnh. Quá trình hình của các loại vi khuẩn xâm hại gây bệnh cho cá Vàng là do các loại vi khuẩn xâm nhập vào các bộ phận cơ thể cá gây nên.
Biểu hiện của cá Vàng Đầu Lân bị vi khuẩn xâm nhập có rất nhiều. Bao gồm sợi mang cá mất máu, lở loét, đốm trắng rải rác toàn thân, nhớt cá phân bố không đều…
Vi khuẩn xâm nhập sẽ phá hoại các bộ phận cơ thể cá. Dẫn đến đờ đẫn tinh thần, không hứng thú ăn uống. Hoặc hiện tượng cá bơi lờ đờ, nghiêm trọng hơn có thể khiến cá chết.
Vi sinh vật có thể khiến cho cá Vàng Đầu Lân bị bệnh có: Kí sinh trùng, nấm, virus và các loại tảo kí sinh… Hơn nữa trong quá trình cá Vàng Đầu Lân bị bệnh bệnh thực tế sẽ xuất hiện tình huống nhiễm khuẩn chéo nhiều loại vi sinh vật. Thông thường đều không có cách nào phân định rõ ràng. Việc chẩn đoán sai đều là nguyên ngân căn bản của việc cá Vàng chết theo mùa.
Kí sinh trùng ở cá Vàng
Là động vật nguyên sinh đơn bào, trùng quả dưa gây ra bệnh đốm trắng. Giun dẹp kí sinh gây bệnh thối mang, bệnh xù vảy. Động vật giáp xác như rận cá, trùng mỏ neo gây ra bệnh sung huyết lở loét ở da cá, giun tròn kí sinh, trùng bánh xe gây ra bệnh thối mang… Những bệnh này đều có thể phát sinh vào bất cứ thời điểm nào trong năm. Tần xuất phát bệnh vào mùa xuân và mùa thu thường cao hơn.
Các loại nấm và vi khuẩn gây bệnh
Mốc nước Saprolegniasis gây ra bệnh nấm da ở cá Vàng. Nấm mang Branchiomycosis chủ yếu gây bệnh nấm mang đồng tiền, dễ phát dinh vào mùa xuân, thu.
Vi khuẩn dạng sợi Myxococcus Piscicola gây ra bệnh thối mang, bệnh Oodiniosis, cá Vàng Đầu Lân bị bệnh viêm ruột. Vi khuẩn Pseudomonas Fluorescens gây bệnh tróc vảy…
Các loại tảo kí sinh thường gặp
Oodiniun Acidophilum gây ra bệnh Oodiniosis, tảo hình sợi tảo lam làm hỏng nước gây ra hiện tượng thiếu oxy. Căn cứ vào những nguyên nhân gây bệnh khác nhau tiến hành chữa trị đạt được hiệu quả đúng thuốc đúng bệnh là điều then chốt khi điều trị bệnh cho cá Vàng Đầu Lân.
Việc kiểm soát tốt các yếu tố gây hại là tạo cho cá một môi trường sống tốt nhất. Đảm bảo chất lượng nước, duy trì ổn định nhiệt độ nước. Tránh việc tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển. Phòng bệnh luôn là phương pháp hiệu quả nhất.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!