Cà rốt không chỉ chứa nhiều tiền tố vitamin A tốt cho mắt mà còn có nhiều thành phần khác mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Nếu thường xuyên đưa loại củ này vào thực đơn mỗi ngày của gia đình nhưng lại không biết Cà rốt mọc mầm có ăn được nữa không? Thì hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của món ăn đãi tiệc để có thêm những thông tin hữu ích hơn cho mình.
Những tác dụng không ngờ từ củ cà rốt
Cà rốt được biết đến là một loại củ rẻ tiền và vô cùng quen thuộc với nhiều bà nội trợ ở nước ta. Sở hữu cà rốt có màu da cam hoặc vàng là nhờ chứa nhiều beta-carotene. Sau khi được cơ thể tiêu hóa và hấp thụ, beta-carotene sẽ chuyển đổi thành vitamin A. Bổ sung vitamin A đầy đủ chính là cách giúp đôi mắt sáng, khỏe, điều tiết tốt hơn trong bóng tối, đồng thời bảo vệ bạn khỏi căn bệnh đục thủy tinh thể do tuổi tác, phòng mù lòa, quáng gà ở trẻ em.
Có thể bạn quan tâm:
nghệ mọc mầm có độc không
giá mọc mầm có ăn được không
khoai lang mọc mầm có nên ăn không
87% thành phần cà rốt là nước. Chính vì vậy, không cần phải tốn quá nhiều thời gian chế biến. Chỉ cần cho vào máy ép là đã có một loại nước giải khát thơm ngon, giàu dinh dưỡng. Chứa hàm lượng cao hoạt chất falcarinol nên thường xuyên uống nước ép cà rốt sẽ ngăn ngừa bệnh ung thư phổi, ung thư vú và ung thư ruột kết. Cà rốt cũng có khả năng giải độc gan mạnh mẽ, giúp đào thải các độc tố ra ngoài, nâng cao sức khỏe tổng thể cho cơ thể. Các nhà khoa học đã thực hiện nhiều cuộc nghiên cứu và chứng minh, việc uống 1 cốc nước ép của 3 củ cà rốt sẽ đủ cung cấp năng lượng đủ để đi bộ đến 3 dặm mà không hề thấy mệt mỏi.
Với phái đẹp, cà rốt chính là thực phẩm tuyệt vời để có thể sở hữu làn da mịn màng, không tì vết. Vì rất giàu Canxi nên cà rốt cũng vô cùng tốt cho xương và móng. 1 ly nước ép từ 9 củ cà rốt sẽ cung cấp cho bạn 1 lượng Canxi bằng 1 ly sữa.
Cà rốt mọc mầm có ăn được nữa không?
Cà rốt có khá nhiều tác dụng bất ngờ cho sức khỏe, tuy nhiên để tận dụng tối đa những lợi thế này, việc sử dụng chúng đúng cách là vô cùng quan trọng. Nếu mua về để quá lâu không dùng tới, cà rốt sẽ rất dễ bị mọc những mầm nhỏ màu trắng. Mặc dù khi mọc mầm cà rốt không hề có độc, tuy nhiên, việc phải “tận dụng hết sức” để sinh ra những chồi non mới chính là lý do khiến hương vị và thành phần dinh dưỡng trong cà rốt bị giảm đi khá nhiều.
Do đó, khi chọn mua cà rốt chỉ nên chọn những củ còn tươi, vỏ cứng, màu sắc tươi sáng. Sau khi mua về cắt bỏ phần lá xanh, dùng giấy báo bọc kĩ và cất ngay vào ngăn mát tủ lạnh, hơn nữa không nên cất quá lâu trong tủ lạnh. Nếu cà rốt không được cho vào tủ lạnh, để bên ngoài sẽ dễ bị mềm, yểu. Thế nhưng đừng vội vứt đi nhé, vẫn còn cách để “hồi sinh” đấy. Bạn chỉ cần lấy một thau đá lạnh, ngâm cà rốt vào một lúc, chúng sẽ tươi và cứng trở lại như lúc ban đầu.
Để tránh tình trạng bị ngộ độc do một số cà rốt bị bơm thuốc trong quá trình canh tác, hãy cẩn thận gọt kĩ vỏ và bỏ hai đầu trước khi chế biến. Cà rốt chỉ ăn vừa đủ lượng cần thiết, không nên lạm dụng quá nhiều, theo khuyến cáo mỗi tuần một người chỉ nên ăn từ hai đến ba bữa cà rốt, mỗi bữa nên ăn khoảng 50g. Nếu lạm dụng và ăn cà rốt quá nhiều, sẽ rất dễ bị ngộ độc cà rốt do tăng methemoglobine máu mà lượng carotene cao tích trữ không được chuyển hóa hết. Hợp chất này ứ đọng ở gan sẽ khiến da chuyển sang màu vàng, người mệt mỏi, ủ rũ…
Mong rằng qua bài viết trên bạn đã tìm được đáp án chính xác cho câu hỏi Cà rốt mọc mầm có ăn được nữa không? Và có thêm những thông tin hữu ích cho mình.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!