XỬ LÝ BỌT DƠ, NƯỚC ĐỤC, LỢN CỢN | THÁI NAM VIỆT

Việc chạy quạt nước hoặc chạy Oxy đáy trong nuôi tôm là điều kiện hình thành màng bọt trên mặt ao nuôi. Trong điều kiện nước sạch, không nhớt, không có vật chất lơ lửng, màng bọt sẽ nhanh chóng tan đi. Trường hợp màng bọt lâu tan, tạo thành vệt dài sau guồng quạt hoặc tập trung ở góc ao tạo thành váng bọt dơ là do nước có độ nhớt, môi trường nước nuôi đang xấu đi, ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của tôm và nghiêm trọng hơn có thể gây thiệt hại cho tôm nuôi..

Nguyên nhân

  • Tảo nở hoa: trong điều kiện thuận lợi (dư thừa chất hữu cơ, mất cân bằng dinh dưỡng Nitơ và Phospho), các loài tảo độc như tảo lam, tảo giáp, tảo mắt, tảo đỏ… phát triển mạnh, tảo nở hoa, sẽ sản sinh ra nhiều chất độc gây nhớt nước ao, tạo váng bọt khó tan.
  • Tảo chết (sụp tảo): nếu pH nước không ổn định, độ kiềm thấp hoặc diệt tảo không đúng cách sẽ làm tảo chết đồng loạt, gây ô nhiễm nước ao nuôi tạo váng bọt khó tan.
  • Trong quá trình phân hủy yếm khí lớp bùn bã hữu cơ từ đáy ao nuôi đã làm sản sinh các khí độc như H2S, CH4, NH3, NO2… Các khí sản sinh sẽ kết hợp lượng Oxy hòa tan trong nước để chuyển hóa thành dạng ít độc hơn và sẽ nhanh chóng phóng thích khỏi môi trường. Khi lượng chất thải hữu cơ tích tụ đáy ao nhiều, quá trình phân giải yếm khí xảy ra mạnh, khí độc sẽ gia tăng hình thành váng bọt trong ao. Nước ao nuôi có pH cao và nhiệt độ cao khả năng gây độc cho tôm càng gia tăng.
  • Sự phát triển của các vi sinh vật dạng sợi khi xảy ra sự mất cân bằng dinh dưỡng. Các vi sinh vật này có khả năng sinh ra các hợp chất kỵ nước kết nối với bọt khí tạo váng bọt, đồng thời, khi chết đi, các vi sinh vật này sẽ phóng thích các chất bề mặt sinh học gây nhớt nước, sự hình thành váng bọt càng gia tăng.
  • Chất rắn lơ lững làm nước bị nhớt, bị đục, lợn cợn dẫn đến sự hình thành váng bọt, có 2 nguyên nhân chính:
  • Nguyên nhân từ tự nhiên

_ Đất trên bờ ao bị rửa trôi vào mùa mưa

_ Các hạt keo đất sét lơ lửng không lắng tụ (vô cơ)

_ Sự hoạt động mạnh mẽ của động vật thủy sản, vi sinh vật cũng có thể làm đục nước ao nuôi, đặc biệt là những ao nuôi mật độ cao.

  • Nguyên nhân từ con người

_ Sử dụng vôi kếm chất lượng, nhiều tạp chất để khử chua, tăng độ kiềm

_ Ao nông hoặc sên vét ao không kỹ cũng làm nước bị đục

_ Lượng thức ăn dư thừa và chất thải tôm nhiều nhưng không được xử lý

Tác hại

  • Là điều kiện thuận lợi để lây truyền các bệnh trên tôm
  • Tôm thiếu Oxy để hô hấp
  • Tôm ăn kém, giảm ăn và bỏ ăn hoàng loạt
  • Tôm còi cọc, chậm lớn, dễ nhiễm bệnh, giảm năng suất
  • Trong điều kiện nước đục, tôm giảm ăn, hạn chế sự phát triển các loài tảo có lợi, giảm Oxy hòa tan, cản trở hô hấp.bọt dơ

Bọt dơ ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến sự sinh trưởng và phát triển của tôm. Ảnh: Thái Nam Việt

Cách xử lý triệt để bọt dơ, nước đục, lợn cợn

  • Ổn định mật độ tảo trong ao bằng cách duy trì các chỉ tiêu pH, độ kiềm ổn định.
  • Quản lý chặt chẽ việc cho ăn, giảm lượng thức ăn dư thừa.
  • Loại bỏ chất thải bùn đáy ra khỏi ao bằng cách thay nước, hút bùn và xiphon đáy ao.
  • Gia cố kỹ bờ ao, ao nuôi phải có độ sâu phù hợp.
  • Trường hợp nước đục, cần xác định nước đục vô cơ hay hữu cơ để có cách xử lý thích hợp, bằng cách lấy 1 lượng nước thích hợp cho vào xô hoặc bình thủy sinh, để yên sau 1 tuần, nếu nước vẫn đục thì là do các hạt đất sét lơ lửng, nếu có lớp cặn lắng tự ở đáy thì nguyên nhân là do chất hữu cơ
  • Sử dụng chế phẩm sinh học: Chế phẩm vi sinh: các chủng vi khuẩn có lợi Bacillus có khả năng phân hủy bùn đáy và chất hữu cơ dư thừa trong nước.

GIẢI PHÁP TỪ THÁI NAM VIỆT

Hiện tượng váng bọt ảnh hưởng rất lớn đến vụ nuôi, do đó, cần xử lý kịp thời và kiểm soát tốt các yếu tố gây ra hiện tượng này. Chế phẩm Enzyme đậm đặc với hoạt lực mạnh sẽ xử lý váng bọt cũng như chất hữu cơ dư thừa chỉ sau 12h sử dụng, việc bổ sung chế phẩm vi sinh sau đó sẽ duy trì hiệu quả kiểm soát chất lượng nước trong suốt quá trình nuôi, giúp tiết kiệm thời gian, chi phí và nâng cao năng suất.