Việc chăm sóc bệnh nhân nhồi máu não cần chú ý đến các vấn đề như: Chăm sóc tâm lý, Chăm sóc vệ sinh và chăm sóc dinh dưỡng để quá trình hồi phục sau điều trị nhồi máu não đạt kết quả tốt nhất.
3.1 Chăm sóc tâm lý
Sau đột quỵ não, nhiều người bệnh phải đối mặt với tình trạng liệt vận động, rối loạn ngôn ngữ… khiến bệnh nhân bị lo âu, mệt mỏi, buồn chán. Các sinh hoạt hàng ngày phải phụ thuộc vào người khác nên thường có tâm lý mặc cảm, cảm thấy mình vô dụng.
Để giúp người bệnh lạc quan, vui vẻ hơn, người thân trong gia đình đóng vai trò vô cùng quan trọng. Người chăm sóc bệnh nhân nhồi máu não cần động viên, hỗ trợ người bệnh tự chăm sóc, có thể sử dụng một số dụng cụ hỗ trợ người bệnh tự ăn uống, vệ sinh. Điều này sẽ giúp người bệnh cảm thấy bớt cảm giác phụ thuộc và có ích hơn khi có thể đáp ứng nhu cầu của bản thân.
3.2 Chăm sóc dinh dưỡng
Bên cạnh chăm sóc hàng ngày, chế độ dinh dưỡng của người bệnh nhồi máu não rất quan trọng để giúp người bệnh nhanh lành và ngăn ngừa tái phát. Nếu có điều kiện, gia đình, người thân có thể mời chuyên gia dinh dưỡng đến khám và tính nhu cầu dinh dưỡng mỗi ngày của người bệnh. Từ đó xây dựng khẩu phần ăn phù hợp, đảm bảo đủ năng lượng cho người bệnh và dễ tiêu, không ảnh hưởng đến bệnh.
Trường hợp không thể mời chuyên gia dinh dưỡng, người chăm sóc bệnh nhân nhồi máu não có thể cho người bệnh ăn theo chế độ dinh dưỡng hợp lý, bao gồm ba bữa chính và thức ăn nhẹ. Lượng calo từ 1000 – 1500 mỗi ngày. Trong thành phần mỗi bữa ăn cần được đáp ứng đủ chất dinh dưỡng và vitamin. Lưu ý để người bệnh ăn vừa đủ non, không ép người bệnh ăn quá nhiều và nên thay đổi món ăn mỗi ngày.
3.3 Chăm sóc vệ sinh
Do người bệnh phải nằm một chỗ quá lâu, ngoài ra phải đối mặt với các di chứng khác như: Liệt vận động, rối loạn tiểu tiện… vì vậy việc chăm sóc giữ vệ sinh cho người bệnh nhồi máu não có vai trò đặc biệt quan trọng.
Cần giữ da người bệnh luôn sạch sẽ, khô thoáng để tránh lở loét, giảm nguy cơ nhiễm trùng. Người chăm sóc bệnh nhân nhồi máu não có thể xoa bóp và di chuyển người bệnh để máu được lưu thông.
Có thể dùng miếng tã dán có màng đáy thoáng khí trong trường hợp người bệnh nằm liệt giường không thể tự chủ tiểu tiện. Khi sử dụng tã giấy có thể sử dụng thêm tấm đệm lót để chống trào tối đa.
Khi tắm rửa, vệ sinh cá nhân cho người bệnh nên thực hiện ở phòng kín gió, nhiệt độ ấm, sàn nhà ít trơn trượt, nước ấm từ 37 – 45 độ. Thời gian tắm từ 5 – 7p và không tắm buổi tối.
Bệnh viện Vinmec Đà Nẵng hiện đang áp dụng điều trị nhồi máu não bằng phương pháp lấy huyết khối bằng dụng cụ cơ học với tỉ lệ thành công trên 95%, tai biến dưới 5%.
Bệnh viện được trang bị các trang thiết bị ưu việt, phục vụ cho kỹ thuật can thiệp lấy huyết khối động mạch não như: DSA GE, MRI 3.0, CT 640 dãy, đặc biệt CTP các bệnh viện khách chưa có.
Đội ngũ bao gồm các bác sĩ và ekip hàng đầu khu vực bao gồm:
- Tiến sĩ, Bác sĩ Tôn Thất Trí Dũng: Có gần 30 năm kinh nghiệm trong chuyên ngành thần kinh đột quỵ với nhiều giải thưởng trong nghiên cứu khoa học. Riêng can thiệp mạch não, bác sĩ đã thực hiện 6 năm và mỗi năm chụp và can thiệp khoảng 480 – 500 ca.
- Thạc sĩ, Bác sĩ Huỳnh An Thiên: Có thế mạnh và kinh nghiệm trong khám, tư vấn và điều trị các bệnh thần kinh; hô hấp và các bệnh nội tiết – chuyển hóa.
- Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thanh Nam: Từng là Giảng viên Bộ môn Chẩn đoán Hình ảnh, Đại học Y Dược Huế với trình độ tiếng Anh, tiếng Nga tốt và trên 10 kinh nghiệm trong các các lĩnh vực của Chẩn đoán hình ảnh.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!