Trẻ 2 tháng tuổi bị táo bón khiến các bậc phụ huynh lo lắng cho sức khỏe của con. Vậy dấu hiệu nhận biết, nguyên nhân táo bón và biện pháp khắc phục tình trạng này là gì. Mời cha mẹ tham khảo bài viết dưới đây để có thêm những thông tin hữu ích.
Dấu hiệu táo bón ở trẻ 2 tháng tuổi
Do hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh chưa hoàn chỉnh, men tiêu hóa chưa được hình thành một cách đầy đủ nên rất dễ xảy ra tình trạng táo bón. Dấu hiệu nhận biết khi trẻ 2 tháng tuổi bị táo bón bao gồm:
– Tần suất đi ngoài trong tuần của trẻ giảm;
– Bụng của bé đầy hơi, sờ vào thấy cứng, chướng bụng;
– Bé ăn ít, kém hấp thu, không chịu chơi, quấy khóc khi đi ngoài, mặt đỏ, vặn người, ưỡn người, khó chịu;
– Khi đi ngoài trẻ phải rặn khó khăn, đau đớn;
– Phân của trẻ cứng, khô, thường keo dính như đất sét, có dính máu hoặc chất nhầy.
Nguyên nhân trẻ 2 tháng tuổi bị táo bón
Có nhiều nguyên nhân gây khiến trẻ sơ sinh bị táo bón. Tuy nhiên, chế độ ăn của bé, chế độ ăn của mẹ và chế độ vận động là 3 yếu tố hàng đầu gây ra tình trạng táo bón. Ngoài ra thuốc kháng sinh cũng là nguyên nhân khá phổ biến khiến trẻ 2 tháng tuổi bị táo bón.
Trẻ dùng sữa công thức
Trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn sẽ ít bị táo bón hơn trẻ ăn sữa công thức. Nguyên nhân là trong sữa mẹ có thành phần đạm dễ tiêu hóa, dễ hấp thu, hoặc đường trong sữa mẹ thường là đường latose dễ tiêu – đây là lượng đường vừa cung cấp năng lượng vừa giúp hệ vi sinh đường ruột của bé hoạt động tốt hơn.
Ngoài ra, sữa mẹ còn chứa chủng vi sinh vật có lợi probiotics (bifidobacteria và lactobacilli), rất quan trọng cho sự phát triển hệ vi khuẩn đường ruột và hệ thống miễn dịch của bé. Khi tốc độ luân chuyển trong đường ruột của trẻ tốt thì bé cũng sẽ không bị táo bón.
Còn trong các loại sữa công thức có chứa đạm casein ca – loại là đạm có trọng lượng phân tử lớn dễ bị kết tủa ở nồng độ PH của dạ dày, rất khó tiêu hóa, hấp thu nên trẻ dễ bị táo bón và khó đi đại tiện.
Ngoài ra, do sữa công thức thường cố định tỷ lệ pha theo nhà sản xuất thay vì nhu cầu của trẻ. Trong khi đó, một số trẻ có thể cần nhiều lượng nước hơn để tiêu hóa. Mặt khác, khi pha sữa, nhiều cha mẹ quan niệm pha sữa đặc thì sẽ nhiều chất và trẻ no lâu hơn nhưng thực tế lại khiến tình trạng tiêu hóa của trẻ khó khăn hơn, dễ bị táo bón.
Trẻ ít vận động
Các động tác vặn mình, đạp chân của trẻ 2 tháng tuổi ngoài việc kích thích phát triển khả năng vận động của trẻ còn có tác dụng giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Chính vì thế, nếu trẻ nằm im ít vận động hơn bình thường cũng là nguyên nhân táo bón ở trẻ 2 tháng tuổi bởi phân được đẩy ra ngoài chậm gây mất nước và khô hơn.
Chế độ ăn của mẹ
Trẻ bú mẹ hoàn toàn thì chế độ ăn của mẹ ảnh hưởng trực tiếp tới hệ tiêu hóa của trẻ. Khi chế độ ăn của mẹ thiếu chất xơ, thiếu nước sẽ khiến tính chất sữa thay đổi – là nguyên nhân khiến trẻ 2 tháng tuổi bị táo bón.
Sử dụng thuốc kháng sinh
Thuốc kháng sinh được sử dụng trực tiếp cho trẻ hay thông qua sữa mẹ đều ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa – là một trong những nguyên nhân gây táo bón ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Thuốc kháng sinh gây hại đối với hệ lợi khuẩn trong đường ruột và làm mất cân bằng vi sinh đường ruột. Bên cạnh đó, thuốc kháng sinh thường có tính nóng, để tiêu hóa được lượng thuốc kháng sinh này, cơ thể trẻ cần bổ sung nước nhiều hơn nên dễ gây ra tình trạng táo bón.
Biện pháp khắc phục trẻ 2 tháng tuổi bị táo bón
Những điều mẹ nên tránh
Việc điều trị cho trẻ 2 tháng tuổi bị táo bón không thể áp dụng các biện pháp như người lớn, mà phải có giải pháp an toàn do hệ tiêu hóa của con còn non nớt. Nhiều cha mẹ lúng túng khi trẻ sơ sinh bị táo bón, cố gắng dùng tăm bông bơm thụt chọc ngoáy hậu môn, thậm chí còn sử dụng cả thuốc nhuận tràng mà không biết nó chống chỉ định trẻ sơ sinh khi bị táo bón.
Đây đều là những cách điều trị táo bón cho trẻ sơ sinh không an toàn nhất là khi thụt tháo không đúng cách sẽ gây tổn thương hậu môn trẻ, nghiêm trọng có thể gây nhiễm trùng. Ngoài ra, nếu thụt thường xuyên, trẻ sẽ mất dần phản xạ tự đại tiện, mỗi lần muốn đi ngoài thì lại phải sử dụng bơm thụt hỗ trợ, không thể đi tự nhiên được.
Những điều mẹ cần làm
Để điều trị tình trạng trẻ 2 tháng tuổi bị táo bón hiệu quả, cha mẹ phải xác định nguyên nhân táo bón của bé do đâu.
Cha mẹ có thể áp dụng một số mẹo nhỏ sau đây để giúp trẻ cải thiện tình trạng táo bón:
Điều chỉnh chế độ ăn của cả mẹ và bé
Khi trẻ 2 tháng tuổi bị táo bón, điều đầu tiên mẹ cần làm là cho trẻ bú càng nhiều càng tốt với những trẻ bú mẹ hoàn toàn và tăng số lần ăn với trẻ đang dùng sữa công thức.
Bên cạnh đó, mẹ cũng cần điều chỉnh chế độ ăn bằng cách bổ sung đủ nước mỗi ngày, ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi và cân đối chất đạm, đường bột, chất béo; hạn chế sử dụng đồ uống kích thích như rượu, bia, cà phê.
Nếu mẹ hoặc bé đang dùng thuốc kháng sinh, hãy cho trẻ bú nhiều hơn và mẹ cũng nên uống nhiều nước hơn để giảm táo bón cho trẻ.
Lựa chọn sữa công thức phù hợp cho trẻ
Với trẻ bị táo bón đang dùng sữa công thức, mẹ cần xem lại cách pha sữa đã đúng tỷ lệ hay chưa. Tuy nhiên, nếu sữa pha đúng tỷ lệ, tình trạng táo bón ở trẻ sơ sinh vẫn không được cải thiện thì mẹ cần đổi sang sữa công thức khác phù hợp với trẻ hơn.
Thực hiện các động tác hỗ trợ cho trẻ
Cha mẹ có thể thực hiện mát-xa bụng hằng ngày cho con để kích thích nhu động ruột. Động tác mát-xa thực hiện ngược chiều kim đồng hồ, kéo dài từ 10 – 15 phút mỗi lần và từ 1 – 2 lần mỗi ngày.
Ngoài ra, cha mẹ có thể thực hiện động tác đạp xe cho bé như sau: đặt bé nằm ngửa, mẹ ngồi đối mặt với bé. Mẹ nắm lấy hai chân của bé và giúp con vận động giống động tác đạp xe.
Ngâm mông bé trong nước ấm
Biện pháp này nhằm giúp hậu môn của bé mềm, bớt đau đớn và giúp phân được đưa ra ngoài một cách dễ dàng hơn.
Trên đây là một số kiến thức liên quan tới vấn đề trẻ 2 tháng tuổi bị táo bón. Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ tình trạng táo bón đều có thể xảy ra bất cứ lúc nào, chính vì vậy cha mẹ hãy chú ý đến chế độ ăn uống, sinh hoạt và vận động của con. Ngoài ra, cần đưa trẻ đi thăm khám kịp thời nếu tình trạng táo bón không thuyên giảm khi đã áp dụng các phương pháp kể trên, tránh ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ.
Khoa Nhi là một trong những chuyên khoa mũi nhọn của Bệnh viện Hồng Ngọc, thăm khám và điều trị các bệnh lý về nhi như sởi – quai bị – rubella, tay chân miệng, tiêu chảy, táo bón, thủy đậu, viêm phổi, viêm phế quản… Khoa luôn mang lại sự hài cho lòng khách hàng với những ưu điểm vượt trội về chất lượng dịch vụ.
Thông tin liên hệ và đặt lịch khám:
KHOA NHI – BỆNH VIỆN ĐA KHOA HỒNG NGỌC
– Cơ sở Yên Ninh: Số 55 Yên Ninh, Ba Đình, Hà Nội
Điện thoại: 024 3927 5568
– Cơ sở Mỹ Đình: Số 8, đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Điện thoại: 024 7300 8866
**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, bệnh nhân cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.
Theo dõi fanpage của Bệnh viện Hồng NgọcTẠI ĐÂY để có thêm những thông tin hữu ích về sức khỏe và các chương trình ưu đãi hấp dẫn từ bệnh viện.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!