Bà bầu ăn lê được không và ăn bao nhiêu là tốt?

Quả lê là một loại quả có vị ngọt, thanh mát và có nhiều nước được nhiều người yêu thích. Nhưng đối với bà bầu ăn lên được không, có tốt không và nên ăn bao nhiêu là đủ?

Bà bầu ăn lê được không?

Theo các chuyên gia thì quả lê tương đối an toàn và tốt cho phụ nữ mang thai. Quả lê có hàm lượng calo thấp, giá trị dinh dưỡng lại cao, cung cấp nhiều dưỡng chất thiết yếu cho bà bầu.

Các chất dinh dưỡng có trong lê như chất chống oxy hóa và vitamin A, C, K, B9, PP, hàm lượng khoáng chất như lưu huỳnh, pectin, phốt pho, kali, sắt, kẽm, đồng, chất xơ, coban, canxi, iốt… Các dưỡng chất này đều cần thiết cho bà bầu và sự phát triển của thai nhi.

Với câu hỏi bà bầu ăn lê được không thì câu trả lời là bà bầu hoàn toàn có thể ăn lê. Bầu 3 tháng đầu ăn lê được không? 3 tháng đầu mẹ cũng hoàn toàn có thể ăn lê.

Tuy nhiên, bà bầu ăn lê cần chú ý, trong quả lê có chứa ký sinh trùng có hại có thể dẫn đến các bệnh truyền qua đường thực phẩm như nhiễm khuẩn listeriosis và nhiễm ký sinh trùng toxoplasmosis. Vì vậy, khi bà bầu ăn lê cần đặc biệt chú ý phải rửa sạch, gọt vỏ và không ăn hạt.

Bà bầu có thể ăn lê (Ảnh minh họa)

Bà bầu ăn lê có tốt không?

Quả lê có rất nhiều các dưỡng chất thiết yếu cần thiết cung cấp cho mẹ. Tuy nhiên với câu hỏi bà bầu ăn lê có tốt không thì câu trả lời đó là sẽ tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của mẹ bầu. Đối với những mẹ bầu sức khỏe bình thường thì ăn lê sẽ có nhiều lợi ích.

Nhưng với những mẹ bầu đang bị đái tháo đường thai kỳ, bị đầy bụng, khó tiêu thì ăn lê lại không tốt và không nên ăn.

Bà bầu ăn lê được không và ăn bao nhiêu là tốt? - 3

Lê tốt cho sức khỏe của mẹ và bé (Ảnh minh họa)

Lợi ích của quả lê đối với bà bầu

Bà bầu có thể ăn lê và quả lê mang đến những lợi ích tuyệt vời như sau:

– Tăng cường hệ miễn dịch chống lại nhiễm trùng

Quả lê có chứa vitamin C dồi dào, 1 quả lê có chứa đến 10mg vitamin C chiếm tới 11% mức trợ cấp khuyến nghị hàng ngày (RDA) cho phụ nữ. Vitamin C giúp tăng cường hệ miễn dịch, giúp cơ thể chống lại tình trạng nhiễm trùng, ngăn ngừa các chứng cảm lạnh, ho, cúm theo mùa…

Ngoài ra, ăn lê cùng với những thực phẩm giàu sắt sẽ giúp cơ thể hấp thụ tốt chất sắt.

– Lê giúp ngăn ngừa táo bón cho bà bầu

Táo bón khi mang thai là điều mà gần như bà bầu nào cũng gặp phải. 1 quả lê có chứa tới 7gm chất xơ, bao gồm 2gm pectin (một chất xơ hòa tan giúp tiêu hóa)… có thể giúp giảm thiểu và ngăn ngừa tình trạng táo bón ở bà bầu.

– Lê cung cấp năng lượng cho mẹ bầu

Trong 1 quả lê có chứa tới 100 calo, trong khi đó nước ép thông thường có chứa 46 calo. Lê là nguồn cung cấp năng lượng tuyệt vời dành cho mẹ bầu.

– Lê tốt cho sức khỏe tim mạch

Trong 100g lê chứa 116 miligam (mg) kali, khoáng chất này cần thiết cho hoạt động của tim mạch của cả mẹ và em bé. Bà bầu ăn lê còn có tác dụng giúp hỗ trợ tái tạo tế bào.

– Lê giúp loại bỏ độc tố

Trong lê có chứa lượng tanin cao giúp loại bỏ các kim loại nặng và độc tố nguy hiểm, điều này vô cùng cần thiết cho mẹ bầu.

– Lê cung cấp axit folic

Trong 1 quả lê có chứa khoảng 12 mcg axit folic. Axit folic đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển thai nhi, đặc biệt là tam cá nguyệt thứ 1, giúp ngăn ngừa các chứng dị tật ống thần kinh.

Bà bầu ăn lê được không và ăn bao nhiêu là tốt? - 4

Lê tốt cho quá trình phát triển của thai nhi (Ảnh minh họa)

– Lê giúp giảm sưng phù

Những bà bầu bị phù chân, sưng phù có thể ăn lê. Lê có tác dụng giúp đáp ứng coban được yêu cầu hàng ngày, bổ sung chất sắt. Ăn lê cũng giúp thận bài tiết chất thừa, giảm thiểu tình trạng sưng phù khi mang thai.

– Bà bầu ăn lê giúp giảm chứng buồn nôn

Ăn lê trong giai đoạn 3 tháng đầu có tác giúp giảm chứng buồn nôn, ốm nghén cực kỳ hiệu quả.

– Những lợi ích khác

Bà bầu ăn lê được không, có tốt không? Bà bầu ăn lê có thể giảm thiểu các chứng mệt mỏi, kiệt sức, chóng mặt, chuyển hóa thấp, rối loạn tiêu hóa, chán ăn, béo phì…

Bà bầu nên ăn bao nhiêu lê thì tốt?

Bà bầu chỉ nên ăn từ 1 – 3 quả lê nhỏ mỗi ngày trong suốt thai kỳ. Không nên ăn quá nhiều, bổ sung thêm các loại trái cây khác.

Bà bầu có thể sử dụng lê làm nước ép nhưng không nên uống khi đói mà thay vào đó nên ăn hoặc uống lê sau bữa ăn 1 – 2h.

Bà bầu đặc biệt chú ý, hãy gọt sạch lê, bỏ hết hạt. Nếu bị chướng bụng, đầy hơi thì không nên ăn. Nếu ăn quá nhiều lê có thể gây nên các tình trạng khó tiêu, tiêu chảy…

Nguồn: http://thoidaiplus.suckhoedoisong.vn/ba-bau-an-le-duoc-khong-va-an-bao-nhieu-la-tot-d25…Nguồn: http://thoidaiplus.suckhoedoisong.vn/ba-bau-an-le-duoc-khong-va-an-bao-nhieu-la-tot-d257402.html