Việc nuôi dưỡng con cái phát triển lành mạnh, bình thường luôn là niềm trăn trở chính của cha mẹ trẻ. Chính vì lẽ đó mà đôi khi chúng ta đã “khát khao” quá mức trong việc lựa chọn những kiến thức khác lạ mà nghe qua có vẻ khoa học, tân tiến để áp dụng cho con cái của mình. Nhất là các “mẹo” nuôi con được share từ những cặp vợ chồng trẻ thiên di ở các nước phát triển với quan niệm đơn giản Tây thì nó phải “oách” hơn ta.
Một trong những “kiến thức” các cha mẹ trẻ quan tâm gần đây đó là “xi tè” cho bé có thực sự gây hại bàng quang của con hay không?
Việc “xi tè” có thể áp dụng bắt đầu từ lúc con hơn 3 tháng tuổi và được nhiều quốc gia như: Mỹ, Canada, Hà Lan, Trung Quốc… áp dụng. Về bản chất, đây là phương pháp tập đi tiểu ứng dụng sự liên kết âm thanh và và việc đi tè được gọi với tên tiếng Anh là Elimination communication, hoặc thuật ngữ khác hay dùng trong khoa học chỉ chung cho phương pháp hỗ trợ “đi tiểu từ người chăm sóc” là Assisted infant toilet training.
Phương pháp “xi tè” có quy trình như sau, một ngày 3-4 lần nếu cần cho bé tè theo các khoảng thời gian thì mẹ bỉm sữa bế con đến chỗ tiểu “Xì… Xì…Xì” cho đến khi con tiểu là thành công. Kết quả là con tiểu đúng giờ, đúng ý đồ của mẹ. Sau này con lớn hơn có thể bi bô được thì không cần phương pháp này nữa.
Có ý kiến cho dằng, ép bé tiểu thế này là sai quy luật tự nhiên, khi con muốn tè tự khắc nó tè, “xi tè” là gây áp lực vào bàng quang. Đây là quan niệm không chính xác.
Video: Sốt xuất huyết – Vì sao người lớn mắc nhiều hơn trẻ em
Đơn giản thế này, đối với trẻ con, việc phối hợp co giãn bàng quang rất nhẹ nhàng, không như người lớn, hoàn toàn không đủ áp lực ảnh hưởng lên chức năng của bàng quang. Hơn nữa, cấu trúc vách bàng quang ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là ổn định, dầy đều, không phải là bong bóng để dẫn đến dễ bị rò. Do đó, việc “xi tè” tuyệt đối không hề ảnh hưởng xấu đến bàng quang.
Mặt khác, việc xi tè cho trẻ để tạo thói quen đi tiểu theo những thời điểm trong ngày là tốt nhưng phải đợi sau khi cho trẻ bú, uống một khoảng thời gian nhất định để bé có đủ nước tiểu trong bàng quang. Trẻ con từ 1 đến 2 tuổi thì cả ngày tè tầm 5 lần , đêm ngủ đi thêm 1-2 lần là bình thường. Chia ra thì 3-5 tiếng đi xi tè là vừa.
Ngoài ra, mẹ có thể lưu ý những dấu hiệu chứng tỏ con muốn “xi tè” sau:
– Đối với bé trai: dấu hiệu dễ nhận biết hơn so với bé gái, nếu thiếu gia muốn tè, “chim” sẽ cong vổng lên, nếu thiếu gia muốn ị thì hai bìu sẽ săn lại.
– Đối với bé gái: Khó nhận biết hơn bé trai, tuy nhiên có thể lưu ý các dấu hiệu khác: đột nhiên khóc, không bú, rùng mình.
Cuối cùng, các mẹ nhớ vệ sinh sẽ vùng đi tiểu của trẻ, khi phát hiện tiểu đục hay đau cần đưa tới bác sĩ chuyên khoa thăm khám để có phương án điều trị an toàn và hiệu quả nhất.
Việc xi tè hay không xi tè cho trẻ vốn đã gây nhiều tranh cãi mới đây lại tiếp tục “nóng” lên khi một mẹ Việt đang sống ở Úc nêu quan điểm xi tè cho con là việc làm phản khoa học và hại thận. Chia sẻ của chị như sau: Lần khám định kì hai tuổi này của Na là lúc bác sĩ bắt đầu hướng dẫn mẹ bỏ bỉm cho Na. Lần xa xưa lúc Na gần 1 tuổi mình có nói với bác sĩ là mình mua bô về tập xi cho bé lúc bé bỏ bỉm thì bác sĩ nhìn mình như người ngoài hànhtinh và hỏi tại sao mình làm thế.
Mình bảo ở nước tôi hầu như là vậy, 1 tuổi là để bé tự đi thì bác sĩ bảo mình làm phản khoa học và gây hại thận con. Vì thận con phải đầy nước mới thải ra chứ nếu tập xi cho con đi theo phản xạ thì dần dần con sẽ cảm giác là con mắc tè và ráng rặn ra để tè dù thận con vẫn còn khả năng giữ nước tiếp tục.
Điều này làm thận con phải làm việc gấp nhiều lần, sau này sẽ có những hiện tượng như tiểu rắt, uống nước xong phải tiểu ngay… Từ 18 tháng đến 3 tuổi mới bắt đầu hướng dẫn con đi toilet, bỏ bỉm ban ngày, ban đêm vẫn mặc. Bài viết trên trang cá nhân của chị nhận được rất nhiều sự quan tâm của các mẹ bỉm sữa, đồng thời cũng tạo ra hai luồng quan điểm trái chiều chưa có hồi kết về vấn đề tưởng “nhỏ mà không nhỏ” này.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!