Khi mang thai những gì mẹ ăn và làm đều tác động đến em bé trong bụng. Thật đáng kinh ngạc khi những thực phẩm mẹ thích và nấu nhiều nhất có thể không an toàn cho bé và ngược lại. Vậy có thai ăn khổ qua được không. Liệu rằng ăn khổ qua có gây sảy thai như nhiều người nói?
1. Lợi ích của việc ăn khổ qua khi mang thai
Khổ qua là nguồn folate dồi dào, đây là dưỡng chất rất cần thiết cho phụ nữ mang thai. Folate giúp bảo vệ thai nhi không bị các dị tật ống thần kinh. Đây là loại khuyết tật có thể dẫn đến sảy thai, thai chết lưu và suy yếu thần kinh. Ăn khổ qua giúp mẹ bầu có được ít nhất 1/4 lượng folate cần mỗi ngày.
Khổ qua cũng được biết đến với đặc tính chống tiểu đường. Nó chứa một số chất dinh dưỡng nhất định giúp kiểm soát lượng đường trong máu, do đó giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ. Khổ qua còn chứa lượng chất xơ vừa phải, cực kỳ hữu ích để hạn chế những vấn đề phổ biến trong thai kỳ như bệnh trĩ, táo bón.
Khổ qua được biết đến là một loại quả dồi dào chất dinh dưỡng. Các vitamin như B1, B2, B3… và các khoáng chất như kali, sắt, axit pantothenic, niacin, pyridoxine, kẽm, mangan và magie… rất cần thiết cho sức khỏe của em bé. Đây cũng là một nguồn canxi và beta carotene dồi dào, có tác dụng chống oxy hóa rất tốt.
Ngoài ra, khổ qua cũng giúp tăng cường khả năng miễn dịch, giúp mẹ bầu chống lại những cơn ho và cảm lạnh dẫn đến các bệnh thông thường mà mẹ có nguy cơ mắc trong thai kỳ. Vitamin C trong khổ qua giúp ngăn ngừa nhiễm trùng do vi khuẩn, nấm và virus, thúc đẩy quá trình làm lành vết thương.
Mẹ bầu ăn khổ qua cũng sẽ tăng cân một cách khỏe mạnh. Trong khổ qua có chứa lượng chất xơ và chất dinh đưỡng cần thiết, nó giúp lấp đầy dạ dày của mẹ bầu nên mẹ sẽ hạn chế việc ăn vặt. Nhờ đó, mẹ sẽ tránh được những thực phẩm có hàm lượng calo cao, gây đầy hơi khó chịu.
2. Tác hại của việc ăn khổ qua khi mang thai
Mặc dù có rất nhiều lợi ích nhưng việc ăn khổ qua khi mang thai cũng gặp một vài rủi ro. Ăn quá nhiều khổ qua, hoặc ăn lần đầu tiên sẽ khiến mẹ bầu bị chuột rút ở bụng và đầy hơi.
Trong khổ qua có chứa cá phân tử như quinine, morodicine và glycoside, có thể gây độc chơ cơ thể dẫn đến đau bụng, mắt mờ, nôn mửa, mệt mỏi, mỏi cơ, buồn nôn, tiết nhiều nước bọt. Vì vậy có những trường hợp mẹ bầu còn bị ngộ độc khổ qua dẫn đến đau dạ dày, đỏ mặt, buồn nôn, tiêu chảy và yếu cơ.
Nếu mẹ bầu nào chưa từng ăn khổ qua thì tốt nhất là không ăn chúng khi mang thai để tránh những biến chứng có thể gặp phải. Khổ qua có chất độc có thể gây ra những triệu chứng phá vỡ hồng cầu gọi là favism dẫn đến thiếu máu ở thai phụ.
Khổ qua có thể gây ra một số rắc rối trong tử cung, dẫn đến sinh non ở nhiều mẹ bầu. Nó có thể gây co bóp tử cung, ra máy và trường hợp xấu nhất có thể dẫn đến sảy thai. Do đó, mẹ bầu nên tránh ăn khổ qua trong 3 tháng đầu.
Một số mẹ bầu khi ăn khổ qua thì bị đau dạ dày, khó tiêu, tiêu chảy, đau bụng… Nguyên nhân của hiện tượng này có thể do mẹ ăn phải hạt khổ qua. sinh mổ 8 có thai lại
Có nhiều ý kiến xoay quanh việc ăn khổ qua trong thai kỳ. Cơ thể mỗi mẹ bầu không giống nhau vì vậy không phải ai cũng có phản ứng giống nhau khi ăn một loại thực phẩm. Khi quyết định ăn gì trong khi mang thai, mẹ hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để cả mẹ và bé được an toàn.
Như vậy, mang thai ăn khổ qua được, nhưng mẹ cần ăn với số lượng hạn chế, không để bị ngộ độc. Khổ qua có rất nhiều lợi ích nhưng cũng có tác hại, mẹ không nên đưa nó vào chế độ ăn thường xuyên nhưng cũng không cần kiêng hoàn toàn loại quả này.
Tin liên quan
- Sảy thai bao lâu thì có kinh lại?
- Tắc kinh 3 tháng nhưng không có thai nguyên nhân do đâu
- Chậm kinh nguyệt 15 ngày có phải đã mang thai?
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!