Mô tả sản phẩm
Giá trị dinh dưỡng của Xoài :
Năng lượng Axit pantothenic ( Vitamin B-5) Đường Pyridoxine (Vitamin B-6) Chất xơ Thiamin (Vitamin B-1) Đạm Riboflavin (Vitamin B-2) Chất béo Kali Cholesterol Natri Vitamin A Canxi Vitamin C Sắt Vitamin E Đồng Vitamin K Magie Folates (Axit Folic – Vitamin B-9) Mangan Niacin (Vitamin B-3) Kẽm
1. Nguồn gốc:
Chuyện là vào ngày rất xa và năm cũng rất xưa rồi, khoảng năm 1930 được một tá điền trồng đầu tiên tại xã Hòa Lộc, quận Giáo Đức, tỉnh Định Tường (nay là ấp Hòa, xã Hòa Hưng, huyện Cái Bè tỉnh Tiền Giang) nên được mang tên là xoài cát Hòa Lộc. Thêm vào đó là cái tên rất hay, ý nghĩa tốt lành nên càng được nhiểu người ưa chuộng sử dụng cúng kiến, biếu tặng. Ngày nay, giống xoài cát Hòa Lộc đã được trồng phổ biến rộng rãi rất nhiều nơi ở vùng đất đồng bằng Sông Cửu Long, trong đó có Đồng Tháp và đã được đi liền với cái tên “xoài Cao Lãnh”.
2. Đặc điểm:
Với mẫu mã thuôn dài cân đối; khi chín vỏ có màu vàng nhạt, mỏng, có phủ lớp phấn trắng; thịt quả màu vàng tươi rất bắt mắt; cấu trúc thịt chắc, mịn, dẻo; mùi thơm dịu, vị ngọt thanh dễ chịu, ít xơ và hạt nhỏ; thành phần dinh dưỡng cao; kèm theo là cái tên mang nhiều ý nghĩa cho sự tốt đẹp nên được rất nhiều người ưa thích. Và cũng vì thế xoài Cát Hòa Lộc được mệnh danh là vua của các loại xoài. Xét về ngoại hình để nhận biết: Xoài cát Hòa Lộc có trọng lượng trung bình từ 400 – 600gr/quả. Dáng quả thuôn dài, tròn mình, eo rốn rõ, đỉnh nhọn, bầu tròn gần cuống.
3. Quá trình phát triển và đặc tính mùa vụ của xoài Cát Hòa Lộc:
– Xoài cát Hòa Lộc có thể ra hoa sau 24 tháng tuổi, từ lúc ra hoa đến thu hoạch khoảng 4 tháng. Cũng như các loại xoài khác, sau khi đậu trái quả xoài được nhà vườn bao quả nhằm bảo vệ quả xoài tránh các loại dịch bệnh và các loại côn trùng gây hại, ngoài ra cũng đảm bảo quả xoài “sạch – an toàn” cho người tiêu dùng. – Hiện nay với kỷ thuật nông nghiệp phát triển, người ta có thể cho xoài có quả quanh năm. Tuy nhiên căn cứ vào số lượng, năng suất có thể chia làm 3 vụ chính trong năm: Vụ chính (từ tháng 4-5), vụ sớm (tháng 7-9) và vụ nghịch (từ tháng 12-1). – Nếu so với xoài Cát Chu thì Xoài Cát Hòa Lộc “khó tính” hơn rất nhiều. Cái khó đầu tiên chính là khả năng đậu trái của ảnh rất thấp, bằng chừng 10% so với tỷ lệ đậu trái của xoài Cát Chu. Ví dụ cùng 1 số lượng bông như nhau, nhưng xoài Cát chu đậu 100 trái thì Hòa Lộc chỉ được 10 trái. Do đó dẫn tới lượng xoài Cát Hòa Lộc khá là khan hiếm. Cái khó thứ hai là do vỏ xoài Hòa Lộc mỏng nên khâu bảo quản và vận chuyển có phần cực hơn đôi chút.
4. Thương hiệu
Hiện nay ở Việt Nam có 2 nơi đã được cấp chứng nhận bảo hộ thương hiệu về xoài Cát Hòa Lộc. Đó là Xoài Cát Hòa Lộc ở Tiền Giang và Xoài Cát Cao Lãnh ở Đồng Tháp. Như mối lương duyên trời định, giống xoài Cát Hòa Lộc trồng ở đất Cao Lãnh phì nhiêu có vị ngon ngọt và mùi thơm đặc trưng vô cùng. Ai đã từng một lần ăn quả xoài Cát Hòa Lộc trồng ở đất Cao Lãnh chắc sẽ không thể nào quên được, bởi sức cuốn hút kì lạ của loại trái cây này.
Xoài Cát Hòa Lộc của Chín với thương hiệu Mango King, lấy 100% từ xoài Cát Hòa Lộc trồng ở đất Đồng Tháp. Thương hiệu chứa trong đó chính là khát vọng mãnh liệt của những người trẻ muốn đưa trái xoài quê hương lên tầm Toàn Cầu.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!