Hằng năm cứ vào dịp tết, người Việt chúng ta thường có phong tục xin xăm, xin keo, bấm quẻ với mong được một năm nhiều khởi sắc và thành công hơn.
Để hiểu hơn về phong tục xin xăm, xin keo, bấm quẻ khi Tết đến xuân về. Mời bạn đọc cùng Bách hoá XANH tìm hiểu thông tin thú vị ngay sau đây nhé!
1 Phong tục xin xăm, xin keo, bấm quẻ là gì?
Tục xin xăm
Không phải ai cũng biết xăm được coi là Tướng Quân Linh Sám (xăm thường) và Tả Tướng Quân Hoàng Tiên Lương Phương (xăm thuốc). Với chúng ta, xin xăm chỉ là một trò chơi may rủi đầu năm Tết, nhưng đối với nhiều người đó lại là sự tín ngưỡng, xin xăm mang lại là sự thỉnh thần năm mới của người xin.
Có hai loại xăm:
Xăm thường (hay còn gọi là Tướng Quân Linh Sám): Gồm 100 lá xăm, được đánh số từ 1 tới 100. Xâm thường sẽ cho biết Thần ý về cưới gả, bệnh tật, cầu tài, bổn mạng, gia đạo, mưu sự, cầu quan, xuất hành, kiện cáo và mất trộm trong năm của gia đình.
Xăm thuốc (hay còn gọi là Tả Tướng Quân Hoàng Tiên Lương Phương): Gồm có 100 lá chỉ một màu duy nhất màu vàng. Xăm thuốc không phân biệt tốt xấu, mà chỉ đánh số từ 1 đến 100. Xăm này sẽ cho bạn biết về các bệnh tật mà bạn có thể gặp phải.
Xin xăm cần phải làm theo thủ tục, phải quỳ hoặc ngồi bệt xuống một tấm chiếu, cầm lọ xăm lên trán rồi bắt đầu khấn vái. Sau đó lắc lọ xăm đếm khi một quẻ xăm rơi ra, đưa quẻ xăm đó cho người tại nơi mình xin xăm, để họ có thể luận giải rõ ràng quẻ xăm mình đã bóc trúng.
Đối với một số nơi không có người luận giải quẻ xăm, người xin khấn sẽ tự tìm giấy có số tương ứng rồi xem trong giấy nói gì về vận mệnh tương lai của mình trong năm mới như thế nào.
Tục xin keo
Keo là 2 mảnh gỗ có hình bán nguyệt, một mặt bằng, một mặt lồi. Keo thường có nhiều kích thước, nhưng nhìn chung đều vừa để có thể cầm tay. Tục xin keo có ý nghĩa rằng người xin đang hỏi ý thần linh về một dự định hay kế hoạch nào trong tương lai có thể thực hiện được hay không.
Người muốn xin keo đầu tiên phải cầm lá keo lên khấn tên, tuổi, địa chỉ chỗ ở của mình và bắt đầu khấn nói những điều mình cầu xin trước Thánh Thần. Sau khi cầu xong lại để hai lá keo xuống đất.
Người xin còn phải đi khoảng một vòng chùa sau đó trở lại nơi hai lá keo lúc đầu, cầm hai lá keo vái thêm lần nữa những lời mình cầu xin. Khi đã cầu xong, hai tay chụm lại giữ chặt hai lá keo trong lòng bàn tay, rồi từ từ đưa lên cao ngang với mặt buông xuống.
Nếu một lá keo sấp, một lá keo ngửa thì coi như xin được keo thành công. Và đã xin được keo cần phải cầm ống đựng những lá xăm và lắc ống xăm, sau khi lắc nếu như óng xăm nhảy ra thì lấy lá xâm đó tìm số ghi trên lá xăm và tìm tờ giấy ghi lời giải trên tờ giấy là vận tốt hay xấu của mình trong một năm.
Đối với trường hợp không xin được keo là hai lá keo cùng sấp hay cùng ngửa. Nếu hai lá keo cùng ngửa thì đó là lời cầu xin của người khấn không được rõ ràng, không mang tính cụ thể cao nên Thánh Thần không thể trả lời được. Người xin xăm có thể cầu lại rõ ràng hơn theo tình tự trên từ các quẻ khác. Hoặc không nên xin lại quẻ khác nữa vì không có kết quả và người cầu xin chưa thật sự nghiêm túc trong việc xin khấn của mình.
Tục bấm quẻ
Bấm quẻ gần giống như xem bói, người xin quẻ sẽ được xem chỉ tay và được nghe về vận mệnh trong năm mới. Đa số người xin quẻ đầu năm đều mong muốn sẽ gặp được nhiều điều may mắn, an lành trong năm mới. Bấm quẻ đầu năm là phong tục đẹp đã được người dân ta lưu giữ đến mãi sau này.
Quẻ có nghĩa là “dấu hiệu” trong bói toán, bấm quẻ là một loại hình thức bói toán giúp cho chúng ta biết được một số chuyện trong tương lai nhờ vậy người xem có thể đưa ra được cách hoá giải cho những vận đen, không tốt của mình.
Bấm quẻ giúp chúng ta gia tăng cát lành, xoá bỏ đi những lo âu, phiền muộn, đem đến sự thuận lợi, vận may và thành công nhiều hơn trong chính cuộc sống, sự nghiệp, tình duyên trên con đường đời của mình.
Tại các ngôi chùa, người đi lễ đầu năm mới thường bấm quẻ để biết được vận hạn của người xin trong năm đó như thế nào. Hơn thế nữa những quẻ luận giải cụ thể các vấn đề như cầu tài, cầu danh, gia trạch, hôn nhân của một năm mới.
Những người xin quẻ đầu năm, thường xuất phát từ mong muốn bản thân sẽ gặp được nhiều điều may mắn, an lành. Bấm quẻ đầu năm là phong tục đẹp đã được người dân ta lưu giữ đến mãi sau này.
2 Tục xin xăm, xin keo, bấm quẻ có phải là mê tín hay không?
Câu trả lời là không. Tất cả các phong tục văn hoá đều có nét đặc sắc riêng của nó. Đối với tục xin xăm, xin keo, bấm quẻ cũng không ngoại lệ. Việc xin vào đầu năm mới có thể mang lại lòng tin cho con người, có được một năm tràn đầy niềm vui an khang thịnh vượng.
Điều đó không dẫn đến việc mê tín, vì xin xăm, xin keo, xin quẻ giúp chúng ta có lòng tin hơn cho những dự định mới của năm mới, hoàn thành tốt các mục tiêu một cách suôn sẻ. Hoặc kiêng kị và tránh làm điều không tốt để có một năm thuận lợi.
Chính những phong tục tập quán này sẽ giúp mỗi con người có thêm động lực, cố gắng nhiều hơn, tự tin hơn bởi các quyết định của mình trong cuộc sống. Hơn thế nữa, để có nhiều vận may cũng như phát đạt cho một năm mới tràng đầy khởi sắc, mỗi chúng ta cần phải cố gắng nỗ lực nhiều hơn trong cuộc sống của mình để có được nhiều thành công nhất định.
Tuy nhiên, chỉ nên xem những quẻ xăm hay những lời luận giải vận mệnh đầu năm như một lời khuyên nhủ, một trong những hướng đi bạn có thể chọn trong cuộc sống. Chớ quá tin hoàn toàn vào kết quả ấy. Dù gì đi nữa, quyết định vẫn là ở chính bản thân chúng ta. Vì vậy dù là nét văn hoá đẹp của dân tộc vào mỗi dịp đầu năm nhưng chúng ta cũng đừng quên phấn đấu hơn từng ngày.
3 Những nơi xin xăm, bấm quẻ nổi tiếng ở Thành phố Hồ Chí Minh
Khu đền và mộ của Tả quân Lê Văn Duyệt
Địa chỉ: Số 1 đường Vũ Tùng, phường 1, quận Bình Thạnh, Hồ Chí Minh
Người dân thường đến dây vào dịp tết để xin quẻ đầu năm hy vọng những vấn đề trong năm mới được giải quyết và suôn sẻ hơn.
Chùa Ngọc Hoàng
Địa chỉ: 73 Mai Thị Lựu, phường Đa Kao, quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.
Ngôi chùa được biết đến cái tên Điện Ngọc Hoàng, là nơi thờ thần Hoàng của người Hoa. Đây là nơi mang nhiều nét kiến trúc tiêu biểu của người gốc Hoa còn giữ lại. Phía bên trong chùa vẫn còn nhiều bức tượng điêu khắc bằng gỗ rất đẹp và quý hiếm. Bước chân vào trong ta sẽ cảm nhận được hương khói lan toả nghi ngút khắp sân, hồ sen…
Chùa Giác Lâm
Địa chỉ: 565 Lạc Long Quân, phường 10, quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh
Nhắc đến những ngôi chùa linh thiêng, nổi tiếng tại Sài Gòn có lẽ ai cũng nghĩ ngay đến chùa Giác Lâm. Đây là ngôi chùa có không gian rộng và yên tĩnh, thích hợp cho các phật tử và du khách đến để hành hương. Vào ngày xuân, chùa thường rất đông người đến thắp hương, cầu xin một năm vạn sự như ý.
Chùa Vĩnh Nghiêm
Địa chỉ: 339 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 14, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
Khuôn viên chùa rất rộng và thoáng, cùng kiến trúc mang nét tiêu biểu cho những ngôi chùa của miền Bắc. Chùa Vĩnh Nghiêm lấy nguyên mẫu từ ngôi chùa gốc của Bắc Giang đây là nơi trung tâm của phái Trúc Lâm Yên Tử. Với nét độc đáo của ngôi chùa là tháp đa 7 tầng 14m được trạm trổ những kiểu hoa văn theo phong cách thời nhà Lý và Trần.
Chùa Xá Lợi
Địa chỉ: 89B Bà Huyện Thanh Quan, phường 7, quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh.
Ngôi chùa có kiến trúc hiện đại nhưng vẫn giữ được nét văn hoá đặc trưng văn hoá. Chùa Xá Lợi khi tết đến sẽ rất đông người dân đến đây để xin phước lành cho một năm mới an khang thịnh vượng, may mắn đầy nhà để giúp họ có thể thành công nhiều hơn nữa.
Chùa Phổ Quang
Địa chỉ: 64 Huỳnh Lan Khanh, phường 2, quận Tân Bình.
Đây được xem là ngôi chùa lâu đời và nổi tiếng tại Sài Gòn, không chỉ có phong cảnh đẹp. Mà hằng năm chùa Phổ Quang luôn là nơi của mọi du khách đến để cảm nhận được vãn cảnh, chiêm bái và thả mình vào không gian rất thanh tịnh, trong lành.
Chùa Bà Thiên Hậu
Địa chỉ: 710 Nguyễn Trãi, phường 11, quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh.
Ngôi chùa linh thiêng và có sự ảnh hưởng đến đời sống văn hoá của người Hoa sinh sống tại Việt Nam. Ngôi chùa được xây dựng lâu đời và được công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia. Vì đó có từ lâu, nên mỗi năm tết đến xuân về, mọi người đều tới ngôi chùa này để cầu mong may mắn, phước lành đến với mình trong năm mới.
Chùa Ông
Địa chỉ: 676 Nguyễn Trãi, phường 14, quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh.
Được xem là ngôi chùa được in dấu vào lối sống của người Việt và Hoa. Chùa nằm tại vị trí địa lý sầm uất, dù không có quy mô lớn như các ngôi chùa khác, nhưng đây cũng là một ngôi chùa linh thiêng được nhiều người biết đến và tới vào dịp đầu năm.
Nguồn gốc của việc xin xăm xuất phát từ Đạo giáo. Đạo giáo quan niệm rằng thần linh giáng xuống bởi nhiều cách: Xin xăm, bà đồng, cho thuốc, cơ bút,… Tại một số chùa, miếu của người Hoa, nếu không có xin xăm thì không còn là chùa.
Hy vọng bài viết về phong tục xin xăm, xin keo, bấm quẻ đầu năm mới từ Bách hóa XANH sẽ giúp cho bạn có thêm nhiều kiến thức bổ ích cho mình về phong tục tập quán văn hoá quê nhà.
Nhâm nhi trái cây sấy các loại tại Bách hóa XANH vào dịp Tết này nhé:
Kinh nghiệm hay Bách Hóa XANH
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!