[Sưu tầm] 72 thế cây cảnh bonsai cổ điển, hiện đại mới nhất

Sưu tầm 72 thế cây cảnh bonsai cổ điển, hiện đại mới nhất

Để làm được cây bonsai đẹp phôi phải là cây cổ thụ lâu năm, gốc to, rễ vững và xòe ra, đặc biệt là ít nhánh. Chỉ có 1 ngọn duy nhất bao gồm 4 hoặc 5 nhánh xòe ra, ngọn phải được cắt tỉa bằng phẳng và không so le. Phôi đẹp là yếu tố quan trọng nhất, tiếp đó mới tới tay nghề của nghệ nhân.

Thế long đàn phượng vũ

Long đàn phượng vũ mô tả hình dáng một con chim phượng đang nhảy múa trên mình rồng thể hiện sự yêu đời, vô tư, vui vẻ và lạc quan trong cuộc sống. Thế này có thể uống với một cây hoặc hai cây được trồng chung một chậu. Tuy nhiên, nếu sử dụng một cây thì sẽ cho hình dáng đẹp và bắt mắt hơn nhưng khá khó uốn và kiểm soát, ngược lại nếu sử dụng hai cây chung một chậu thì lại dễ uốn nhưng không đẹp bằng.

Thế này phải là cây cổ thụ gốc to, uốn nằm trên miệng chậy và có gốc ngẩng lên làm đầu rồng. Phần thân uốn cong hạ thấp, các chi xòe ra bốn phía làm chân và mây và ngọn ngã về sau làm đuôi rồng. Cây thứ hai có 2 rễ chẻ ra làm chân phượng hoàng, thân ngã qua ôm mình rồng, hai cành tả hửu xòe ra làm hai cánh đang múa.

Tuy nhiên, thế này khá khó uốn. Thế này đẹp hay không phụ thuộc vào bàn tay của nghệ nhân phải uốn sao cho uyển chuyển, mềm mại và thể hiện được sự nhịp nhàng như chim phượng đang tung múa.

Thế trực quân tử

Thế trực quân tử là một trong những thế mà ông cha ta rất yêu thích. Thế này thể hiện bản chất của một người quân tử tôn trọng lễ nghi, tính tình ngay thằng và thanh cao, người quân tử tánh như thủy, nhu nhi bất nhược và biết đối nhân xử thế.

Cây có thế trực quân tử là cây có dáng trực, thẳng đứng, cành nhánh ngay thẳng, gọn gàng và có đường nét dứt khoát. Phân chi theo lối chiết chi hoặc tứ diện, tàn nhánh đầy đủ, bốn mặt tả hửu, cân đồi và hài hòa.

Thế xuy phong

Thế xuy phong còn gọi là xiêu phong hay nghinh phong thể hiện cho sự kiên cường, bất khuất, dám chống chọi với mọi thử thách. Để làm được thế này, cây phải là cây cổ thụ có gốc to, nổi trên mặt đất và gốc được đặt nằm ở vị trí ở trái hoặc phải chậu để khi uốn có thể giữ vững không bị ngã. Thân uốn cong như long thân hoặc quy căn hồi đầu với góc nghiêng khoản 30 – 40 độ, tàn nhánh có thể uốn theo kiểu chiết chi hoặc tứ diện nhưng phải vươn ra để giữ thăng bằng và có thể chống lại gió.

Ở thế này, cây có 4 tàn một ngọn nhưng phải uốn về phía gốc để tránh đổ ngã. Cây xuy phong nên uốn cho đủ cặp để xếp đối xứng với cây đứng giữa thành bộ ba. Cây bên phải là cây âm đối xứng với cây bên trái là cây dương và một cây đứng giữa là cây dẫn đàn và là thế chủ động của bộ kiểng.

Thế bạt phong hồi đầu

Bạt phong hồi đầu khá giống với thế xuy phong, tuy nhiên cành và lá được uốn ngược lại với chiều nghiêng của cây, thể hiện cho ý chí kiên cường, hiên ngang và không chịu khuất phục.

Để làm được thế này cần cây cổ thụ có gốc to, nổi trên mặt đất và đặt thường về 2 phía của chậu để giữ cân bằng. Thân cây nghiêng khoản 60 – 70 độ. Cành nhánh đều ngã về một bên theo sức gió nhưng ngọn bắt buộc phải quy căn và hồi đầu mới có thể đứng vững được. Hai nhánh dưới có vai trò giữ trọng tâm trong lòng chậu, lúc đó hai nhánh trên cho dù có chênh vênh thì vẫn giữ được thăng bằng.

Thế phượng vũ

Phượng vũ nghĩa là chim phượng đang múa, thể hiện cho sự vui tươi, lạc quan và yêu đời. Là cây độc phụ chân phương có rễ nổi cao lên thành hai chân. Cành thứ nhất uốn ra phía sau là đuôi chim, 2 cành tả hửu uốn thành hình 2 cánh chim phượng đang múa. Cành phụ che thân làm hầu, ức ngắn gọn.

Để làm được thế này một cách hoàn hảo, tất cả đều phụ thuộc vào tính thẩm mĩ và bàn tay mềm mại của nghệ nhân. Thế phượng vũ, khi nhìn vào phải thể hiện rõ hình dáng chim phượng đang tung múa một cách nhẹ nhàng, mềm mại và uyển chuyển.

Thế thác đổ

Thế này là một thế ít người uốn, với thế này thân và tàn nhánh được uốn thấp xuống hơn đáy chậu như một dòng thác đang đổ, mềm mại như dòng nước chảy. Biểu hiện cho sự nhẹ nhàng, tinh tế và làm cho người xem có một cảm giác dễ chịu.

Để làm được thế này, chậu cây cần được đặt trên vị trí cao khoảng 1m so với mặt đất và cần được kiêng cố để tránh sự cố khi có giông gió. Cây cần có thân khỏe, rễ lớn và chắn chắn. Có thể dùng kẽm để uống, cây ra tới đâu uốn tới đó và có thể cắt bỏ hoặc để nhiều tầng lá tùy theo sở thích của người nghệ nhân. Tuy nhiên, do thế này đổ xuống một bên chậu nên cần uốn sao cho không chênh lệnh quá lớn về trọng lượng.

Thế vũ trụ

Để làm được thế vũ trụ, trước tiên cần phải có cây cổ thụ gốc to, thân thẳng, rễ khỏe nổi trên mặt đất và xòe ra tứ phía, cành và nhanh phân theo lối chiết chi hoặc tứ diện. Người nghệ nhân có thể cắt tỉa từ 3 đến 5 tàn to tùy theo sơ thích và chiêu cao của cây. Các tàn cây uốn và cắt tỉa hình quạt nằm ngang, các tàn từ tầng thứ nhất đến tầng cao nhất có bán kính nhỏ dần.

Sau khi hoàn thiện, hình dạng của thế này giống như hình búp măng chứ không vươn lên cao, tượng trưng cho sự tồn tại vĩnh cửu, sum suê và đầy đủ. Tuy nhiên để thế này được hoàn hảo, người nghệ nhân cần uốn các tàn theo đúng luật âm dương và theo tứ hướng tả, hửu, tiền, hậu đầy đủ. Nếu thiếu một trong các hướng thì sẽ làm mất cân đối và không bắt mắt.

Thế long giáng

Thế này khá dễ uốn, tượng trưng cho sự ôn hòa, mềm mỏng nhưng không kém phần uy nghiêm, uy quyền và oai phong. Để làm được thế này, cần sử dụng cây gốc to, rễ chắc. Phần gốc làm đầu chúi xuống, phần ngực nằm trên mặt chậu, thân cây uốn cong làm thân rồng, cành và lá làm chân và mây như thể đang đáp xuống, ngọn cây làm đuôi rồng. Để làm thế này được đẹp, người nghệ nhân cần uốn các phần chi và đuôi sao cho cân đối, uyển chuyển như thể rồng đang chuẩn bị đặt chân lên mặt đất.

Thế tùng thập

Đây là thế được dùng làm mẫu để uốn những cây trực thọ vì thân cây tùng thường có dáng thẳng, tàn nhánh phân theo hướng nhị diện xòe ra hai bên. Khi làm thế này, cây tùng phải là cây cổ thụ già, thân thẳng và sần sùi, tàn nhánh nhiều những vần còn giữ được dáng chữ thập so với thân cây. Tùy theo cây cao hay thấp mà người nghệ nhân có thể uốn nhiều tầng hay ít tầng.

Tuy nhiên, để làm cho thế này được hoàn chỉnh và đẹp mắt thì các tàn nhánh phải được uốn đối xứng qua thân cùng với khoảng cách giữa các tầng tương đối bằng nhau. Thân cây và cành phải uốn dứt khoát vì thế tùng thập tượng trưng cho người thanh niên khỏe mạnh, cường tráng, gan dạ, bất khuất và biểu hiện cho tính thẳng thắn của người quân tử.

Thế tam đa

Thế tam đa khá dễ uốn, thế này tượng trưng cho Phước, Lộc, Thọ. Có nghĩa là mang lại nhiều phúc, tốt lành và may mắn, có lộc giàu, làm ăn phát đạt và sống thọ trăm tuổi. Thế tam đá có 3 tầng lá, tầng thứ nhất và tầng thứ hai được cắt tỉa hình tròn xung quanh thân cây, riêng tần thứ 3 thường được cắt tỉa hình chóp. Từ tầng thứ nhất tới tầng thứ ba có đướng kính nhỏ dần tạo thành hình nón.

Để làm được thế này, cây phải là cây cổ thụ lâu năm, có thân vững chắc và thẳng, rễ lớn và xòe ra nỗi trên mặt chậu. Phần rễ càng lớn, càng xòe thì thế này càng đẹp và chống chịu được gió mạnh, giúp cây không bị ngã. Tuy nhiên, để làm được thế này hoàn hảo, người nghệ nhân cần cắt tỉa gọn gàng, đường kính các tầng phải theo tỉ lệ nhất định và khoảng cách giữa các tầng phải tưởng đối bằng nhau để tạo như hài hòa.

Thế trung bình cong

Thế trung bình cong là thế có thân cây được uốn như long thân. Tuy nhiên, nên chọn cây có thân sần sùi cùng với bộ rễ hình chân thú xòe ra tứ phía thì sẽ tuyệt đẹp. Đoạn thứ nhất của thân cong về một bên và phải uốn và cắt tỉa sao cho tàn thứ nhất cũng nằm theo hướng cong của thân. Đoạn thứ hai phải uốn cong trở lại để tạo sự cân đối cùng với tàn thứ 2. Đến đoạn thứ 3 phải uốn thân dần trở về dáng trực – thẳng. Thế này thường kết hợp với thế trung bình ngay để tạo thành bộ tam tài – 2 cây thế trung bình cong nằm 2 bên và 1 cây thế trung bình ngay nằm ở giửa, tượng trưng cho thiên, địa và nhân.

Thế lưỡng long tranh châu

Lưỡng long tranh châu có nghĩa là hai con rồng tranh hạt châu, thể hiện tinh thần cầu tiến, chiến đấu tới cùng không biết mệt mỏi. Đối với thế này cần phải uốn song thọ trồng chung vào một chậu sau đó uốn đối xứng thành hai con rồng giao đầu tranh hạt châu ở giửa. Đối với thế này còn có thể suy ra nhiều thế tương tự như sư tử hí cầu, loan phụng hòa mình.

Đối với thế này thường thấy uốn với 2 cây mai chiếu thủy. Trồng cây lên tới đâu thì gài tới đó. Thân con rồng uốn khúc, đầu quay lại nhìn quả châu, các nhánh làm chân và mây, ngọn ngẩng lên và xòe ra làm đuôi như thể đang múa.

Thế long cuốn thủy

Thế mẫu tử

Thế long cuốn thủy là một trong những thế khó uốn, lấy ý tưởng từ một con rồng đang hút nước. Để uốn được thế này, thông thường cần sử dụng cây mai chiếu thủy hoặc cây kim quýt có gốc to, thân sần sùi, rễ xòe ra hình chân thú. Phần gốc, uốn cong lại làm đầu rồng đang cúi xuống hút nước. Thân uốn cong như long thân, ngoằn ngoèo, uốn khúc. Các cành và lá tứ diện uốn và cắt tỉa làm chân và mây thể hiện hình dáng các chi đang bám vào mây lấy thể hút nước. Phần ngọn uốn vươn lên và xòe ra làm đuôi.

Thế ngũ phúc

Thế cây ngũ phúc tương đối dễ uốn, ngũ phúc ở đây nghĩa là cây có 5 tầng lá và có hình dạng như hình nón lá. Tầng thứ nhất cho tới tầng thứ 4 thường được cắt tỉa hình tròn xung quanh thân cây và có đường kính nhỏ dần từ tần tầng 1 đến tầng 4. Tầng thứ 5 là ngọn, thường được cắt tỉa hình chóp.

Để làm được thế này, cây phải là cây cổ thụ thọ, gốc to, thân cao, phần rễ lớn nỗi trên mặt chậu và xòe ra. Phần rễ càng lớn, càng xòe ra thì thế càng đẹp và chống chịu được gió mạnh để không bị lật ngã. Các tầng phải được cắt tỉa cân đối về đường kính sao cho bắt mắt, khoảng cách giữa các tầng phải như nhau để tạo sự hài hòa.

Phước, Lộc, Thọ, An, Khang được thể hiện trong thế ngũ phúc. Có nghĩa là mang lại phúc, tốt lành và may mắn, có lộc giàu, sống lâu trăm tuổi và sống một cuộc sống vui vẻ, yên ổn không chịu nhiều sóng gió của cuộc đời.

Thế long thăng

Thế này thể hiện cho sự tăng tiến, vương lên trong công việc và cuộc sống. Với thế long thăng, có hai cách uốn tùy theo sơ thích của người nghệ nhân hoặc tùy theo dáng cây mà uốn cho phù hợp.

Cách thứ nhất: Đầu rồng được uốn trên ngọn cây. Cách này phổ biến vì hợp lí vì tình huống rồng bay lên nên đầu hướng lên trời. Tuy nhiên, cách này rất khó uốn vì ngọn cây lúc nào cũng nhỏ hơn gốc nên phải uốn làm sao cho cân đối và đạt tiêu chuẩn. Nói về rồng, lúc nào đầu cũng to hơn phần đuôi, nên phải cắt ghép làm sao cho hợp. Thân rồng thì khá đơn giản, chỉ cần uốn cong và uốn khúc, các nhánh và lá làm chân và mây.

Cách thứ hai: Ngược lại cách thứ nhất, thay vì đầu nằm trên ngọn thì đây đầu nằm dưới gốc. Với cách này thì đơn giản hơn vì lúc nào gốc cũng to hơn ngọn. Tuy nhiên, khi uống lào sao cho phần đầu rồng ngẩng lên tựa như đang xuống rồi bay lên. Thân cây uốn khúc làm thân rồng, tàn và lá làm chân và mây. Thế này tương đối đẹp hơn vì đầu to đuôi nhỏ, tàn nhánh cân đối.

Thế long mã hồi đầu

Long mã hồi đầu có thể dùng 1 cây hoặc 2 cây to trồng chung chậu. Tuy nhiên, nếu sử dụng 1 cây thì sẽ cho vẻ đẹp hoàn thiện và liền mạch hơn. Trong thế này, cần phải lựa chọn các cây mềm dẻo như mai để uốn rễ xòe ra hình chân thú và cần 1 cây thấp, 1 cây cao.

Cây thấp được uốn để làm mã, thân thấp và to, nằm ngang, ngọn được uốn làm đầu ngựa và đặc biệt là không có tàn nhánh để tạo hình ngựa đang quay đầu trở lại. Cây cao được uốn làm rồng, thân cây uốn vặn vẹo làm thân rồng, tàn và nhánh uốn làm chân và mây xòe ra bốn phía, phần ngọn uốn và tỉa búp làm đuôi rồng.

Thế trực liên chi

Thế trực liên chi là một trong những thế dễ uốn, mang trong mình sự hài hòa, sum suê và đầy đủ. Biểu hiện cho người vui tươi, có cuộc sống đầy đủ, ấm no và hạnh phúc. Thế này có cây đứng thẳng, giáng trực và được uốn theo nhờ vào thế trực quân tử. Để uốn được cây này, người nghệ nhân cần chọn cây cổ thụ gốc và thân to, rễ gồ gề nổi trên mặt đất và thường xòe ra 4 phía, sần sùi, cành lá quấn quýt nhau và ôm sát thân cây.

Đối với tàn thứ nhất, nếu hướng về phía âm thì sẽ được uốn ngược qua phía âm. Tàn thứ 2 uốn ngược lại về phía dương để quy căn. Tàn thứ 3 và thứ 4 uốn dần thành dáng trực để tạo thành hình chóp.

Thế trực quân tử liên chi

Thế trực quân tử liên chi cũng tương đối giống với thế trực liên chi. Tuy nhiên, trong thế này thường có 2 đến 3 cây được trồng chung chậu xung quanh thân mẹ là cây chính giửa. Tượng trưng cho tình yêu thương, che chở lẩn nhau giữa con người với nhau, lúc nào cũng vui tươi, lạc quan và yêu đời.

Để làm được thế này, nên chọn cây mai chiếu thủy có thân thẳng, tàn nhánh sum suê và quấn quýt lấy nhau. Những cây xung quanh cây mẹ thường có chiều cao thấp hơn và sống độc lập không phụ thuộc vào cây mẹ. Các tàn nhánh của cây con và cây mẹ đan xen nhau như một đám trẻ đang quấn quýt bên mẹ và được người mẹ che chở.

Thế thất hiền

Thế này có dáng trực, cao to, nhiều tàn, nếu tính cả tàn và ngọn thì tổng cộng có 7 tầng lá. Tượng trưng cho sự thanh thoát, vô âu, vô lo và không màn tới chuyện thế sự.

Để làm được thế này, người nghệ nhân cần chọn cây cao, to, dáng trực và đặc biết có bộ rễ to khỏe và xòe ra. Thông thường thân cây sẽ được uốn tả hữu để tạo vẽ đẹp và uyển chuyển hơn. Đoạn thứ nhất cong qua phải cùng với cành lá thứ nhất, đến đoạn thứ hai cùng với cành thứ hai uốn ngược lại với đoạn thứ nhất và cứ tương tự như vậy cho tới đoạn thứ 6. Đoạn cuối cùng là phần ngọn, thường được uốn dáng trực và tỉa hình búp.

Thế thoát tục

Thời gian trôi qua, một số cây phát triển những nơi hói hoặc không vỏ trên thân cây do điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Phần hói thường bắt đầu tại nơi rễ mọc lên từ mặt đất, và ngày càng mỏng hơn khi nó tiếp tục lên thân cây. Ánh sáng mặt trời gay gắt sẽ tẩy trắng những phần này, tạo thành một phần rất đặc trưng của cây. Với cây cảnh, vỏ cây được loại bỏ bằng một con dao sắc và điểm không vỏ được xử lý bằng canxi sunfat để tăng tốc quá trình tẩy trắng.

Thế bè gỗ

Đôi khi một cây bị nứt có thể tồn tại bằng cách hướng các nhánh của nó lên trên. Hệ thống rễ cũ có thể cung cấp cho các nhánh đủ chất dinh dưỡng để tồn tại. Sau một thời gian, rễ mới sẽ bắt đầu phát triển, cuối cùng sẽ đảm nhận chức năng của hệ thống gốc cũ. Các nhánh cũ mà bây giờ chỉ vào không khí phát triển thành các thân cây với nhiều nhánh do sự gia tăng của các chất dinh dưỡng. Những thân cây mới này đóng góp vào một tán duy nhất.

Thế cây trôi biển

Trong phong cách này, rễ của cây đang phát triển trong các vết nứt và lỗ của đá. Điều này có nghĩa là không có nhiều chỗ cho rễ phát triển và hấp thụ chất dinh dưỡng. Cây mọc trong đá sẽ không bao giờ trông thực sự khỏe mạnh, do đó, có thể thấy rằng cây phải đấu tranh để tồn tại. Điều quan trọng là phải bón phân và tưới nước thường xuyên, vì không có nhiều không gian có sẵn để lưu trữ nước và chất dinh dưỡng. Đá trong đó Cây cảnh mọc lên thường được đặt trong một cái chậu cạn, đôi khi chứa đầy nước hoặc sỏi mịn.

Thế rừng xanh

Kiểu rừng trông rất giống kiểu nhiều thân cây, nhưng điểm khác biệt là nó bao gồm một số cây chứ không phải một cây có nhiều thân. Những cây phát triển nhất được trồng ở giữa một cái chậu lớn và nông. Ở hai bên, một vài cây nhỏ hơn được trồng để đóng góp vào một vương miện duy nhất. Các cây được trồng không theo một đường thẳng mà theo mô hình so le, bởi vì theo cách này, khu rừng sẽ xuất hiện thực tế và tự nhiên hơn.

Thế ngũ thân

Về lý thuyết, kiểu đa thân giống như kiểu thân đôi, nhưng có từ 3 thân trở lên. Tất cả các thân cây phát triển từ một hệ thống gốc duy nhất, và nó thực sự là một cây duy nhất. Tất cả các thân cây tạo thành một vương miện của lá, trong đó thân cây dày nhất và phát triển nhất tạo thành đỉnh.

Thế thân đôi

Phong cách thân cây đôi là phổ biến trong tự nhiên, nhưng thực tế không phải là phổ biến trong nghệ thuật bonsai. Thông thường cả hai thân cây sẽ phát triển từ một hệ thống gốc, nhưng cũng có thể là thân cây nhỏ hơn mọc ra từ thân cây lớn hơn ngay trên mặt đất. Hai thân cây sẽ khác nhau về cả độ dày và chiều dài, thân cây dày hơn và phát triển hơn mọc gần như thẳng đứng, trong khi thân cây nhỏ hơn sẽ mọc ra một chút xiên. Cả hai thân cây sẽ đóng góp vào một vương miện của lá và tán.

Thế quân tử

Trong tự nhiên, kiểu cây này được tìm thấy ở những khu vực đông dân cư bởi nhiều cây khác và sự cạnh tranh rất khốc liệt đến nỗi cây chỉ có thể tồn tại bằng cách phát triển cao hơn tất cả những người khác xung quanh nó. Thân cây mọc xiêu vẹo hướng lên trên và hoàn toàn không phân nhánh vì mặt trời chỉ chạm vào ngọn cây. Để chắc chắn rằng nó trông còn khó khăn hơn, một số chi nhánh không có vỏ cây. Khi vỏ cây đã được gỡ bỏ từ một bên của thân cây, thân cây được gọi đã thoát tục. Ý tưởng là để chứng minh rằng cây phải đấu tranh để tồn tại. Những cây này thường được đặt trong chậu nhỏ, tròn.

Thế bán thác

Phong cách bán tầng, giống như phong cách thác, được tìm thấy trong tự nhiên trên các vách đá và trên bờ sông và hồ. Thân cây mọc thẳng đứng trong một khoảng cách nhỏ và sau đó uốn cong xuống một bên. Không giống như kiểu thác, thân cây bán tầng sẽ không bao giờ mọc bên dưới đáy chậu. Vương miện thường ở trên vành chậu trong khi sự phân nhánh tiếp theo xảy ra bên dưới vành.

Thế tranh vinh tuế nguyệt

Tác phẩm này bộc lộ khí chất của văn nhân, chỉ là một gốc cổ thụ bình thường, thông qua nghệ thuật điêu luyện của nghê nhân, trở thành một cây đại thụ cao lớn siêu phàm thoát tục. Khí thế của nó cao vút lên mây, cao vút lên không phóng kháng tự nhiên, vượt ra ngoài không gian và thời gian. Cành nhánh của no tụ tán, thu vào giãn ra tự nhiên, hài hòa, cúi ngửa phóng khoáng mềm mại đầy biến hóa. Trước sau so le nhau nhiều nhánh mà không rối mắt, đủ thấy sự tinh tế, sắc sảo trong kỹ thuật tạo hình của nghệ nhân.

Thế thanh phong trác lập

Đây là tác phẩm cây của văn nhân điển hình. Thân cây chính thanh mảnh mà uốn khúc, nhánh cây được tạo hình sà xuống, đường nét uốn khúc mà có lực, lá cây xanh thưa, trong giống như một nét bút, tác phẩm có nét hao hao phong cách của Tử Chiếu (một họa sĩ nổi tiếng đời Nguyên). Hình dáng của cây thanh mảnh vươn cao, đứng sừng sững đón gió, thể hiện vẻ đẹp nội hàm.

Thế thanh tùng tụng

Loại cây tùng kim năm lá. Gốc cây thô chắc, rễ bám chặt vào lũng đất, thân thẳng đứng, vảy dày chắc, tuổi cây từ 40 năm trở lên. Cành cây chĩa ra và hơi sà xuống một chút, thân vươn thẳng, chắc mà thoáng, tán lá mỏng phẳng và sắc sảo, tạo cảm giác như ngọn núi vươn cao giữa không gian mênh mông lộng gió. Mặt phải thu vào, mặt trái xòe ra, thế cây ngả về bên trái, làm cho cây tùng tăng vẻ khỏe khoắn, vững chãi, uy nghi.

Thế phong vân tuế nguyệt

Loại cây là cây du. Gốc cường tráng khỏe mạnh, như móng chim ứng quắp chặt vào lũng đất. Khoảng giữa thân cây có xá lợi thiên nhiên, tựa như thế sự xoay vần, tuế nguyệt sao soi, mang vẻ bi tráng. Thế cây nghiêng về bên trái, thân hơi ngoặt lại, cành vươn phóng khoáng về bên phải, bên trái thu vào, phối hợp khéo léo, tinh tế khiến trọng tâm tổng thể của cây chuyển về bên phải, gốc ngọn hô ứng với nhau, làm bật lên chủ đề tác phẩm.

Thế lục mạc

Loại cây bách anh lạc hay bách chuỗi ngọc. Thân chính quanh co uốn lượn, xá lợi và gân cây đan vào nhau, đầy đặn mịn màng, đường mớn linh hoạt, uyển chuyển đẹp. Cành bách anh lạc sà xuống. nghệ nhân dựa vào đặc tính loại cây để xử lý cho nhánh cây uốn lượn xuống đến mức có thể. Cây giữ thế nghiêng, tán đầy đặn, nhánh ẩn hiện tinh tế giữa các tán. Phía dưới bên phải của tán cây hình thành một không gian đẹp, thoáng đãng, uyển chuyển như một chuỗi ngọc lấp loáng trong làn mưa bụi lất phất, khiến tâm hồn người xem như đang ngoạn cảnh ở nới sông nước.

Thế phu xướng phụ tùy

Loại cây là cối bách. Phần gốc cuồn cuộn nhấp nhô, thể hiện sức mạnh tiềm tàng sẵn sàng quật khởi. Thân cây vút thẳng, thế cao chọc mây, chừng như vút thẳng lên trời xanh, vượt qua bao phong ba bão táp. Qua hình thân cây nhiều u nần, bố cục khô gầy. Thân hơi lượn qua trái rồi ngoặt lên tạo nhánh ở ngọn, chặt chẽ, tạo nên sự tương quan giữa thế cây và gốc cây, hô ứng với nhau. Phần bên phải thân dưới cây điểm xuyết mấy nhánh cây tạo nên nét chấm phá, khiến tác phẩm như mở ra một không gian và thời gian thênh thang của trời đất.

Thế hồi quy

Loại cây là tước mai. Gốc cây sung mãn, thân cây vút cao hùng tráng. Phần thân chia làm ba, lớn nhỏ, phối hợp hài hòa, vững chắc, gân cây nổi lên đầy đặn, tràn trề sức sống. Phần thân dưới vươn thẳng, vững chãi, bề thế phần trên cong nghiêng về bên phải tạo nên tư thế uyển chuyển động. Sự phối hợp giữa thân và nhánh phong phú, khúc chiết, hài hòa tôn thêm sự vững chãi cho thân cây. Tán cây có bố cục chắc chắn gắn kết, tạo nên vẻ hư thực tương sinh. Một tư thế oai phong lẫm liệt, vững chãi, sẵn sàng đương đầu với mọi phong ba bão táp.

Thế lục triều mộng

Loại cây là chân bách. Tác phẩm này chọn chất liệu là chân bách, nhưng nghệ nhân chọn thế và cắt tỉa rất tinh tế, chuẩn xác. Rễ cây bám chắc vào lũng đất, hai thân cây to nhỏ, cao thấp kết hợp hài hòa với nhau, chính phụ rõ ràng, đồng thời mỗi thân cây toát lên vẻ đẹp riêng: trong thẳng có cong, trong sự mềm mại uyển chuyển có sự cứng cáp vững chãi. Cành cây cúi ngửa tự nhiên thoải mái, nhiều tầng nhiều lớp, thưa dầy, hư thực hết sức biến hòa, đường gấp nép của tán cây rất đẹp. tạo hình tổng thể sinh động, có cảm giác biến ảo khôn lường.

Thế diệu diệu dục thí

Loại cây là hắc tùng. Thân cây khởi thế sau khi hướng về bên trái một phần ba rồi ngoặt lại, sau đó hướng chếch lên bên trái khiến cho thân cây vốn cường tráng càng thêm phần sinh động. Ngọn cây trông như đã trải qua cơn cuồng phong xơ xác chỉ còn lại một nhánh để thay thế cho thân cây chính, khiến cho sức sống của cây như trỗi dậy bền bỉ, ngoan cường. Tán cây khá sum suê, phối hợp với thân cây thể hiện sự kiên trì vượt qua gian khó.

Thế bộ ngọc lan tú cảnh

Loại cây là bồn cảnh tổng hợp loại nhỏ. Tư thế bố cục của loại bồn cảnh loại này thay đổi hết sức phong phú, linh động và đầy ngẫu hứng mỗi tác phẩm đều rất công phu chu đáo, nội hàm đa dạng, súc tích. Sự kết hợp của loại bồn cảnh này thể hiện những ý tưởng mới lạ độc đáo, giá đỡ như hình một cánh phong lan, nằm chếch về bên phải, đóa hoa lan như mở ra, hoa chớm nở. Sự bố trí mỗi tác phẩm trên giá phải phù hợp với không gian hài hòa, ý nhị, pha chút tình thơ ý họa.

72 thế cây kiểng, thế cây cảnh bonsai, thế cây cảnh hiện đại