“Sức quyến rũ của xã hội học là ở chỗ cách giải thích vấn đề của nó khiến cho chúng ta có thể nhìn thế giới mà chúng ta đã và đang sống suốt cả cuộc đời của mình dưới một ánh sáng mới. Có thể nói rằng sự thông thái trước tiên của xã hội học là – mọi thứ không phải như chúng có vẻ là” là câu nói nổi tiếng của nhà Xã hội học nối tiếng thế kỷ 19 – Peter Berger.
Còn sức quyến rũ của ngành Xã hội học thực sự như nào, bạn hãy tự mình trải nghiệm và cho mình xin 1 review trong bình luận nhé.
Trong bài viết này, mình chỉ cung cấp những thông tin định hướng tuyển sinh cho ngành Xã hội học thôi nhé.
1. Giới thiệu chung về ngành
Ngành Xã hội học là gì?
Xã hội học (tiếng Anh là Sociology) là ngành học nghiên cứu về các mối quan hệ và thể chế xã hội của con người.
Chủ đề nghiên cứu của xã hội học rất rộng, từ tội phạm cho tới tôn giáo, từ gia đình tới nhà nước, từ sự phân biệt chủng tộc và các giai cấp xã hội cho tới đức tin chung của cả một nền văn hóa, từ ổn định xã hội tới việc thay đổi căn bản trong toàn xã hội.
Mục đích của xã hội học và tìm hiểu hiểu cách thức hành động, ý thức của con người được định hình bởi cấu trúc văn hóa và xã hội xung quanh chúng ta.
Ngành Xã hội học học về những gì?
Sinh viên theo học ngành Xã hội học ngoài những kiến thức chung thì sẽ được đào tạo các kiến thức thực tế để có thể giải quyết các công việc chuyên ngành phức tạp, bao gồm:
- Kiến thức nền tảng về các nguyên lý cơ bản, quy luật tự nhiên và xã hội trong lĩnh vực được đào tạo
- Kiến thức về quản lý, điều hành
- Kiến thức về pháp luật
- Kiến thức cụ thể và các năng lực chuyên môn theo lĩnh vực
Cụ thể là gì thì chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong phần chương trình học ngành Xã hội học ở bên dưới nhé.
2. Các trường đào tạo và điểm chuẩn ngành Xã hội học
Không có quá nhiều trường đào tạo ngành Xã hội, tuy nhiên bù lại chất lượng đào tạo của những trường này lại rất tốt. Mình đã tổng hợp danh sách chia theo từng khu vực để các bạn dễ dàng hơn trong việc lựa chọn.
Các trường tuyển sinh ngành Xã hội học năm 2022 và điểm chuẩn mới nhất như sau:
Tên trường Điểm chuẩn 2022 Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn – ĐHQGHN 22 – 27.75 Học viện Báo chí và Tuyên truyền 24.46 – 25.46 Trường Học viện Nông nghiệp Việt Nam 15 Trường Đại học Công Đoàn 15.3 Học viện Phụ nữ Việt Nam 23.5 Trường Đại học Khoa học Huế 15.5 Trường Đại học Đà Lạt 16 Trường Đại học Mở TPHCM 22 Trường Đại học Cần Thơ 25.75 Trường Đại học Tôn Đức Thắng 28.5 Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn – ĐHQGTPHCM 23.8 – 25.3 Trường Đại học Văn Hiến 21
Điểm chuẩn ngành Xã hội học năm 2022 của các trường đại học trên thấp nhất là 15 và cao nhất là 27.75 (thang điểm 30).
3. Các khối thi ngành Xã hội học
Ngành Xã hội học được xét tuyển theo 4 khối chính thứ tự ưu tiên lần lượt như sau:
- Khối C00 (Văn, Sử, Địa)
- Khối D01 (Toán, Anh, Văn)
- Khối A00 (Toán, Lý, Hóa)
- Khối A01 (Toán, Lý, Anh)
Ngoài ra cũng như các ngành khác, luôn có những sự lựa chọn thay thế dưới đây ở một số trường:
- Khối A09 (Toán, Địa, GDCD)
- Khối A16 (Toán, KHTN, Văn)
- Khối C01 (Văn, Toán, Lý)
- Khối C14 (Văn, Toán, GDCD)
- Khối C15 (Văn, Toán, KHXH)
- Khối C19 (Văn, Sử, GDCD)
- Khối C20 (Văn, Địa, GDCD)
- Khối D04 (Văn, Toán, Tiếng Trung)
- Khối D14 (Văn, Sử, Anh)
- Khối D66 (Văn, GDCD, Anh)
- Khối D78 (Văn, KHXH, Anh)
- Khối D83 (Văn, KHXH, tiếng Trung)
>> Xem thêm: Các khối thi đại học, cao đẳng mới nhất
4. Chương trình đào tạo ngành Xã hội học
Bạn thắc mắc ngành Xã hội học sẽ học những môn gì không? Cùng tham khảo các môn học trong khung chương trình đào tạo ngành Xã hội học của trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn – ĐHQG Hà Nội nhé.
Sinh viên ngành Xã hội học của trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn – ĐHQGHN sẽ được học những môn sau:
I. KHỐI KIẾN THỨC CHUNG Những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lê nin 1, 2 Tư tưởng Hồ Chí Minh Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam Tin học cơ sở 2 Ngoại ngữ cơ sở 1 (Tiếng Anh cơ sở 1/Tiếng Nga cơ sở 1/Tiếng Pháp cơ sở 1/Tiếng Trung cơ sở 1) Ngoại ngữ cơ sở 2 (Tiếng Anh cơ sở 2/Tiếng Nga cơ sở 2/Tiếng Pháp cơ sở 2/Tiếng Trung cơ sở 2) Ngoại ngữ cơ sở 3 (Tiếng Anh cơ sở 3/Tiếng Nga cơ sở 3/Tiếng Pháp cơ sở 3/Tiếng Trung cơ sở 3) Giáo dục thể chất Giáo dục quốc phòng-an ninh Kĩ năng bổ trợ II. KHỐI KIẾN THỨC THEO LĨNH VỰC Học phần bắt buộc Cơ sở văn hóa Việt Nam Các phương pháp nghiên cứu khoa học Tâm lí học đại cương Logic học đại cương Lịch sử văn minh thế giới Nhà nước và pháp luật đại cương Xã hội học đại cương Học phần tự chọn Kinh tế học đại cương Môi trường và phát triển Thống kê cho khoa học xã hội Thực hành văn bản tiếng Việt Nhập môn Năng lực thông tin III. KHỐI KIẾN THỨC THEO KHỐI NGÀNH Học phần bắt buộc: Công tác xã hội đại cương Nhân học đại cương Tôn giáo học đại cương Tâm lí học xã hội Học phần tự chọn Gia đình học Sử dụng phần mềm xử lí dữ liệu Lịch sử Việt Nam đại cương Dân số học đại cương Tâm lí học giao tiếp IV. KHỐI KIẾN THỨC THEO NHÓM NGÀNH Học phần bắt buộc: Tâm lí học phát triển Hành vi con người và môi trường xã hội Phát triển cộng đồng Học phần tự chọn: Tâm lí học sức khỏe Chính sách xã hội Xã hội học truyền thông đại chúng và dư luận xã hội Công tác xã hội với người nghèo V. KHỐI KIẾN THỨC NGÀNH Học phần bắt buộc, bao gồm: Lịch sử và lý thuyết xã hội học Phương pháp nghiên cứu xã hội học Xã hội học quản lí Xã hội học giới Xã hội học gia đình Xã hội học nông thôn Xã hội học đô thị Xã hội học dân số Xã hội học môi trường Xã hội học văn hóa Xã hội học giáo dục Học phần tự chọn: Xã hội học kinh tế Xã hội học tôn giáo Xã hội học du lịch Xã hội học sức khoẻ Xã hội học pháp luật và Tội phạm Xã hội học tổ chức và Quản lí nguồn nhân lực Xã hội học lao động – nghề nghiệp Xã hội học chính trị Xã hội học cộng đồng Xã hội học thanh niên Lồng ghép giới trong các dự án phát triển Xã hội học khoa học và công nghệ VI. Thực tập và khóa luận tốt nghiệp/các học phần thay thế khóa luận tốt nghiệp Thực tập phương pháp Thực tập tốt nghiệp Khóa luận tốt nghiệp Các học phần thay thế Khóa luận tốt nghiệp Thiết kế nghiên cứu xã hội học Lý thuyết xã hội học kinh điển
5. Cơ hội việc làm và mức lương sau tốt nghiệp
Công việc ngành Xã hội học có khá nhiều, tuy nhiên việc lựa chọn một công việc phù hợp với bản thân rất khó. Chính vì vậy các bạn cần cân nhắc và tham khảo nhiều công việc một cách chi tiết trước khi lựa chọn nhé.
Dưới đây là một số công việc ngành Xã hội học dành cho các bạn sinh viên sau khi ra trường:
- Các công việc về kinh doanh: Quản trị nhân sự, quan hệ khách hàng, thống kê, bán hàng và quản lý bán hàng, đại diện kinh doanh hoặc tự kinh doanh
- Công việc về nghiên cứu và tư vấn: Nghiên cứu, tư vấn chính sách, nghiên cứu thị trường, nghiên cứu và thực thi chính sách dân số về kế hoạch hóa gia đình, nghiên cứu truyền thông, tư vấn quảng cáo, phân tích kinh tế, xã hội
- Các công tác xã hội, làm việc trong lĩnh vực giảm thiểu tội phạm, nhân viên tư vấn dịch vụ xã hội, làm việc tại các tổ chức từ thiện, tổ chức phi chính phủ
- Làm việc tại các cơ quan hành chính sự nghiệp như lao động, dân số, giáo dục, y tế, thống kê, đảm bảo quyền lợi cho người dân.
- Công tác tại các Cơ quan đoàn thể, công tác dân tộc, dân vận, tuyên giáo
- Tư vấn, thực thi chính sách về tổ chức, nhân sự
- Giảng dạy, quản lý giáo dục tư vấn chính sách giáo dục, tổ chức, sinh viên, đoàn thể…
Trên đây là toàn bộ thông tin định hướng về ngành Xã hội học. Hi vọng các bạn đã hiểu ngành Xã hội học là gì, học gì và làm gì.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!