100g thịt vịt bao nhiêu calo? | Vinmec

3.1. Ăn nhiều thịt vịt có béo không?

Như những số liệu đã được cung cấp trong phần trên thì chúng ta có thể nhận thấy rõ ràng hàm lượng calo trong thịt vịt ở mức trung bình. Do vậy, mọi người có thể an tâm bổ sung các món ăn chế biến từ thịt vịt vào bữa ăn thường ngày mà không lo gây béo tăng cân.

Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý lượng calo trong da vịt rất cao, tương đương với 1 bát cơm, không nên ăn nhiều để cân nặng được ổn định. Lời khuyên cho những người đang ăn kiêng hoặc cân nặng dư thừa thì chỉ nên ăn phần thịt nạc và loại bỏ đi da để không bị mập.

Chuyên gia khuyến cáo nên ăn món ăn từ thịt vịt nhiều nhất là 2 lần/ tuần. Hơn nữa, thịt vịt hay bất kể món ăn nào như: Thịt gà, tôm, trứng,… cũng nên ăn theo một số nguyên tắc dinh dưỡng mới thực sự tốt. Không phải vì thịt vịt giàu dinh dưỡng, nhiều công dụng mà bạn ăn thường xuyên, tần suất lớn sẽ khiến bị phản tác dụng không mong muốn.

3.2. Cách ăn thịt vịt không sợ béo

Ăn thịt vịt tùy ý thích khiến cho cơ thể dễ bị tăng cân nhanh chóng. Người muốn giữ dáng cần ghi nhớ một số điểm sau trước khi ăn:

Thời điểm ăn

Chuyên gia khuyên là nên cung cấp nhiều dưỡng chất vào bữa sáng và giảm dần vào bữa trưa và hạn chế đối với bữa tối. Vì vậy, thời gian lý tưởng không lo béo lại tốt cho cơ thể là nên ăn thịt vịt vào bữa sáng nhằm cung cấp năng lượng cho hoạt động cả ngày.

Ăn bún phở vịt vào buổi sáng có thể đảm bảo dinh dưỡng vận động làm việc cả ngày của mỗi chúng ta.

Điều này cũng đồng nghĩa bạn nên hạn chế và nếu được thì không nên ăn thịt vịt vào bữa tối, đặc biệt là khuya muộn. Bởi không chỉ khiến trọng lượng cơ thể bạn tăng lên mà còn phản tác dụng của dinh dưỡng trong thịt vịt.

Những trường hợp không nên ăn

Ăn thịt vịt có tốt mà không cần xem xét tới tình trạng sức khỏe của mỗi người. Đối với một số trường hợp các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo không nên ăn thịt vịt bao gồm:

  • Bị bệnh gout: Lượng purin có trong thịt vịt làm tăng không kiểm soát axit uric gây ra những cơn đau, bệnh trở nặng khó chữa trị.
  • Vừa thực hiện phẫu thuật: Thịt vịt sẽ khiến cho vết thương hở sưng đau dài ngày, lâu hồi phục hơn
  • Đang ốm dở: Tính hàn có trong thịt vịt sẽ khiến tình trạng cảm cúm kéo dài, chỉ bồi bổ sau khi đã khỏe lại.
  • Không nên ăn chung với thịt baba, mộc nhĩ, quả óc chó: Chuyển hóa chất đạm, giảm dinh dưỡng nạp vào cơ thể
  • Thừa cân, béo phì: Dù ăn ít thịt nhưng thịt vịt cũng khiến nguy cơ tăng cân tăng cao.

Thịt vịt là một trong những món ăn dân dã, phổ biến trong các bữa ăn của mỗi gia đình Việt. Thịt vịt chứa rất nhiều chất dinh dưỡng quan trọng và mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Tuy có hàm lượng calo ở mức trung bình nhưng chúng ta nên ăn thịt vịt ở mức điều độ, nhiều nhất 2 lần mỗi tuần và hạn chế ăn da. Việc nắm được lượng calo trong thịt vịt cũng sẽ giúp chúng ta kiểm soát lượng năng lượng hàng ngày, hỗ trợ quá trình giảm cân và duy trì cân nặng phù hợp.