HPV lây qua đường nào? HPV có thể gây bệnh gì? – YouMed

Ngày nay việc phụ nữ tìm kiếm thông tin như: HPV là gì? HPV lây qua đường nào? HPV gây bệnh gì? – ngày càng phổ biến hơn. Trong bài viết này, YouMed sẽ chia sẻ đến người đọc những thông tin cần thiết về virus HPV.

1. Virus HPV là gì?

Nhiễm virus HPV là tình trạng nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục phổ biến nhất hiện nay.

HPV là gì? Đến hiện nay có khoảng 100 loại virus HPV được phát hiện. Tuy nhiên chỉ có một số loại HPV gây ra mụn cóc sinh dục và các loại ung thư, đặc biệt là ung thư cổ tử cung. Các loại ung thư khác do HPV gây ra bao gồm: ung thư hậu môn, dương vật, âm đạo, âm hộ và ung thư hầu họng.

May mắn thay, đến nay vaccine HPV có thể giúp bảo vệ chống lại các loại HPV gây bệnh.

2. Virus HPV lây qua đường nào?

Virus HPV có thể lây nhiễm khi quan hệ tình dục qua đường âm đạo, hậu môn hoặc qua đường miệng với người bị nhiễm. Đặc biệt, virus thường lây lan nhất khi quan hệ tình dục qua đường âm đạo hoặc hậu môn.

HPV chủ yếu lây truyền qua đường tình dục
HPV chủ yếu lây truyền qua đường tình dục

Vì thế nếu bạn đang trong giai đoạn có hoạt động tình dục đều có khả năng bị nhiễm HPV ngay cả khi chỉ quan hệ với một người. Triệu chứng khi nhiễm HPV có thể phát triển sau nhiều năm từ khi quan hệ với người nhiễm bệnh.

Xem thêm: Quan hệ trước và sau khi tiêm phòng ung thư cổ tử cung

3. Các vấn đề sức khỏe do HPV gây ra?

Ở phần trên đã biết được virut HPV lây qua đường nào, sau đây sẽ nói rõ thêm HPV có thể gây ra vấn để sức khỏe gì?

Trong phần lớn trường hợp, HPV tự biến mất và không ra ra bất kỳ vấn đề sức khỏe nào. Tuy nhiên, ở một số loại HPV không biết mất, nó có thể gây ra mụn cóc sinh dục và các loại ung thư. HPV gây ung thư thông thường nhất là ung thư cổ tử cung.

3.1 Mụn cóc sinh dục

Mụn cóc sinh dục thường xuất hiện dưới dạng các vùng mụn nhỏ ở vùng sinh dục. Các vết mụn thường được mô tả giống như súp lơ hoặc lồi lõm như thân cây.

Ở phụ nữ, mụn cóc sinh dục thường xuất hiện chủ yếu trên âm hộ. Ngoài ra, nó có thể xuất hiện ở gần hậu môn, cổ tử cung hoặc ở trong âm đạo.

Ở nam giới, mụn cóc sinh dục xuất hiện trên dương vật và bìu hoặc xung quanh hậu môn.

Mụn cóc ở vùng sinh dục nam giới
Mụn cóc ở vùng sinh dục nam giới

Tính chất của mụn ít khi đau nhưng có thể gây ngứa và hơi sưng tấy.

3.2 Ung thư cổ tử cung

Thực tế phần lớn các trường hợp ung thư cổ tử cung đều do nhiễm virus HPV. Ung thư cổ tử cung có thể phát triển sau hơn 20 năm kể từ khi nhiễm HPV.

Phần lớn các trường hợp ung thư cổ tử cung đều do nhiễm virut HPV
Phần lớn các trường hợp ung thư cổ tử cung đều do nhiễm virus HPV

Ngoài gây ra ung thư cổ tử cung, HPV còn có thể gây ra các bệnh ung thư khác bao gồm: ung thư âm hộ, âm đạo, dương vật, hậu môn và ung thư hầu họng.

Đến nay, các chuyên gia cho rằng không có cách nào để biết những người nhiễm HPV có thể phát triển thành ung thư hoặc các vấn đề sức khỏe khác hay không. Tuy nhiên, với những người có hệ thống miễn dịch yếu (bao gồm người nhiễm HIV/AIDS) sẽ có ít khả năng chống lại virus và dễ hình thành bệnh do nhiễm HPV hơn.

4. Đề phòng nhiễm virus HPV gây bệnh như thế nào?

Bạn có thể tự phòng ngừa nhiễm HPV và ung thư cổ tử cung với một số lưu ý sau:

4.1 Tiêm Vaccine HPV

Việc tiêm vaccin HPV cho đến nay là an toàn và hiệu quả. Thuốc có thể bảo vệ và chống các bệnh bao gồm cả ung thư do virus HPV gây ra.

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) khuyến cáo. Trẻ em ở độ tuổi 11 và 12 tuổi nên được tiêm vaccin HPV định kỳ. Với lịch trình tiêm 2 liều cách nhau ít nhất sáu tháng.

Thanh thiến niên từ 13 đến 14 tuổi cũng có thể tiêm chủng lịch trình 2 liều. Nghiên cứu chỉ ra rằng lịch trình 2 liều có hiệu quả đối với trẻ em dưới 15 tuổi.

Với thanh thiếu niên và thanh niên từ 15 đến 26 tuổi nên được tiêm chủng lịch trình 3 liều.

Tuy nhiên đến hiện nay, CDC khuyến cáo việc tiêm phòng HPV nên được tiêm đây đủ cho tất cả những người chưa được tiêm chủng từ 26 tuổi trở lên.

Một khi đã bị nhiễm với HPV, vaccin có thể không hiệu quả hoặc hoàn toàn không có tác dụng. Đặc biệt, cơ thể con người sẽ phản ứng với vaccin tốt hơn khi được tiêm càng sớm càng tốt. Nếu được tiêm trước khi nhiễm HPV, vaccin có thể ngăn ngừa phần lớn các trường hợp ung thư cổ tử cung do HPV gây ra.

4.2 Quan hệ tình dục an toàn:

Việc biết được HPV lây qua đường nào rất quan trọng để ý thức được rằng quan hệ tình dục an toàn là một trong những cách hiệu quả để ngăn ngừa nhiễm HPV.

Virus HPV chủ yếu lây qua đường tình dục phổ biến. Vì vậy việc sử dụng bao cao su đúng cách mỗi khi quan hệ tình dục sẽ giúp làm giảm khả năng nhiễm HPV.

Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng HPV có thể lây nhiễm ở những khu vực không được che phủ bởi bao cao su. Vì thế, việc sử dụng bao cao su không có nghĩa rằng bạn hoàn toàn không bị nhiễm HPV.

Ngoài ra, để hạn chế nhiễm HPV, nên quan hệ chung thủy một vợ một chồng hoặc hạn chế quan hệ nhiều đối tượng.

4.3 Tầm soát ung thư cổ tử cung:

Nguyên nhân nhiễm virus HPV gây ung thư cổ tử cung phần lớn là do nhiễm HPV nhưng không phải tất các trường hợp. Bên cạnh đó, ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu không gây ra các triệu chứng nào. Vì thế, việc tầm soát ung thử cổ tử cung vẫn được khuyến khích ở phụ nữ. Khi tầm soát cổ tử cung, chúng ta có thể phát hiện được bất kỳ sự thay đổi tiền ung thư nào nếu có.

Theo khuyến cáo, phụ nữ nên được làm xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung mỗi 3 năm một lần khi từ 21 đến 29 tuổi.

Với phụ nữ từ 30 đến 65 tuổi vẫn nên tiếp tục tầm soát mỗi 3 năm một lần hoặc 5 năm một lần nếu có làm thêm xét nghiệm DNA HPV kèm theo.

Phụ nữ trên 65 tuổi có thể ngừng làm xét nghiệm nếu đã có 3 lần liên tiếp làm Pap cho kết quả bình thường hoặc 2 lần làm xét nghiệm HPV DNA và xét nghiệm tầm soát bình thường.

Sau khi biết được virus HPV lây qua đường nào sẽ giúp bạn biết cách phòng ngừa hiễm HPV hơn. Ngoài ra, ung thư cổ tử cung trở thành một vấn đề cần được quan tâm đối với chị em phụ nữ. Vì thế, để phòng ngừa cho sức khỏe bản thân và sức khỏe sinh sản sau này hãy đến những trung tâm y tế uy tín để tiêm phòng HPV. Việc tiêm phòng càng sớm, khả năng cơ thể đáp ứng với vaccin càng cao.