Khi bị viêm nướu chân răng uống thuốc gì cho nhanh khỏi?

Metronidazole Amoxicillin (thuộc nhóm penicillin)

Trường hợp mẫn cảm với penicillin, nha sĩ có thể kê toa cho bạn dùng:

  • Minocycline hoặc doxycycline (nhóm tetracycline)
  • Clindamycin, thường dùng khi nhiễm khuẩn nặng
  • Ciprofloxacin
  • Azithromycin

Lưu ý, không sử dụng thức uống có cồn và đợi ít nhất 48 giờ sau khi điều trị với metronidazole để tránh những tương tác nguy hiểm.

Thuốc kháng sinh điều trị tình trạng viêm nướu thường là thuốc dạng uống. Ngoài ra, thuốc kháng sinh trị sưng nướu răng cũng tồn tại dạng gel bôi hoặc mảnh cấy giải phóng hoạt chất từ từ dùng trực tiếp trên nướu.

Thuốc kháng sinh trị sưng nướu răng thường được dùng hạn chế, chỉ định trong việc điều trị tình trạng viêm nặng như khi áp dụng kỹ thuật làm láng mặt gốc răng, phẫu thuật hoặc với bệnh viêm nướu loét hoại tử cấp tính (ANUG).

Tác dụng phụ có thể gặp khi dùng kháng sinh bao gồm cảm thấy mệt mỏi, buồn nôn, nôn, tiêu chảy…

3. Thuốc kháng viêm

Ngoài các loại thuốc kể trên thì người bị viêm nướu chân răng uống thuốc gì hay viêm lợi uống thuốc gì? Trong một số trường hợp, các nha sĩ có thể kê toa cho bạn dùng thuốc kháng viêm với mục đích giảm viêm nhờ ức chế các hóa chất trung gian trong phản ứng viêm, qua đó cũng có tác dụng giảm đau.

Thuốc kháng viêm không chứa steroid (NSAID) thường được chỉ định, bao gồm ibuprofen, axit mefenamic, diclofenac và meloxicam…

Ibuprofen thường được ưu tiên sử dụng, có tác dụng giảm tình trạng viêm nướu và giảm đau. Ibuprofen là loại thuốc không kê đơn và cũng thường được dùng để giảm nhẹ nhiều triệu chứng trong đau cơ, đau bụng kinh, đau răng, giảm viêm do căng cơ, viêm khớp, hạ sốt và giảm khó chịu trong cảm cúm, cảm lạnh…

Lưu ý, nếu có tiền sử hen suyễn hoặc loét đường tiêu hóa, bạn cần cho bác sĩ biết khi được kê thuốc ibuprofen trong quá trình điều trị viêm nướu.

Tác dụng giảm đau của thuốc kháng viêm tùy thuộc vào từng bệnh nhân. Do đó, bác sĩ có thể phối hợp thuốc kháng viêm NSAID và thuốc giảm đau để giúp bệnh nhân dễ chịu hơn khi ăn, thực hiện các chăm sóc răng miệng cần thiết và trong trường hợp bạn bị viêm nướu loét hoại tử cấp tính (ANUG).

4. Thuốc giảm đau

Người bị viêm nướu răng uống thuốc gì, có uống thuốc giảm đau Paracetamol được không? Câu trả lời là “được”.

Paracetamol (tên gọi khác là acetaminophen) là một loại thuốc giảm đau không kê đơn thông dụng và khá an toàn. Thuốc này cũng thường được dùng để giảm triệu chứng đau đầu, đau cơ, đau răng, cảm sốt…

Acetaminophen chứa codeine (paracetamol codeine) là thuốc giảm đau tác dụng mạnh. Thuốc có tác dụng giảm đau trung ương và giảm ho. Sự phối hợp giữa paracetamol và codeine tạo tác dụng giảm đau mạnh hơn rất nhiều so với từng hoạt chất riêng lẻ, thời gian tác dụng cũng dài hơn. Một số ít người mẫn cảm có thể cảm thấy buồn nôn khi dùng loại thuốc này.

Bị viêm nướu chân răng phải làm sao?

viem nướu chân răng uống thuốc gì

Khi bị viêm nướu chân răng, ngoài việc đi tìm lời đáp cho thắc mắc viêm nướu chân răng uống thuốc gì và dùng thuốc theo toa của bác sĩ, bạn cần tuân thủ những điều sau:

  • Với quy trình điều trị viêm nướu như trên, bạn không nên tự ý mua thuốc uống để điều trị viêm nướu tại nhà mà cần đến gặp bác sĩ nha khoa nếu có các dấu hiệu lo ngại về răng miệng.
  • Cần cung cấp đầy đủ các thông tin về sức khỏe hiện tại như có đang điều trị bệnh, có bệnh mạn tính, mang thai, cho con bú… và tiền sử dị ứng thuốc cho bác sĩ, để tránh tác dụng phụ hoặc tương tác thuốc có hại cho sức khỏe.
  • Sử dụng thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ. Không tự ý bỏ thuốc, mua thuốc về để dùng thêm hoặc chia sẻ thuốc của mình cho người khác, đặc biệt đối với thuốc kháng sinh, cũng như các loại thuốc khác.
  • Tuân thủ lịch tái khám (nếu có) để thực hiện điều trị triệt để.
  • Nâng cao sức khỏe bằng chế độ ăn đủ chất, lành mạnh, vận động thường xuyên, điều trị bệnh mạn tính, không lạm dụng rượu bia và đặc biệt là bỏ hút thuốc để nướu răng khỏe mạnh.
  • Kiểm tra răng miệng định kỳ ít nhất mỗi 2 lần/năm.

Như đã nói, điều trị viêm nướu trước hết nhấn mạnh vào việc làm sạch các tác nhân gây viêm và chăm sóc răng miệng đúng cách. Hello Bacsi hy vọng những thông tintrog bài viết nhằm giải đáp thắc mắc viêm nướu chân răng uống thuốc gì sẽ giúp bạn có sự chuẩn bị tốt hơn khi gặp bác sĩ điều trị.