Đừng bỏ lỡ Top viêm họng kiêng ăn gì hàng đầu 2023

1Thực phẩm có tính axit

Những thực phẩm có tính axit có thể gây kích ứng, tạo cảm giác nóng rát cổ họng, ăn mòn sâu trong thành họng và làm nghiêm trọng hơn tình trạng đau họng.

Không nên ăn các loại thực phẩm có tính axit như chanh, cam quýt, cà chua, cam và bưởi. Nếu bạn đang muốn bổ sung vitamin C thì có thể ăn thêm cải xoăn, nên bổ sung các loại trái cây khác như chuối, đào, dưa, kiwi.

dau-hong-khong-nen-an-gi-7-thuc-pham-kieng-dung-de-mau-khoi-benh-1

Không nên ăn thực phẩm chứa axit mạnh như chanh, kiwi,…

2Thực phẩm giòn

Các loại thực phẩm có độ giòn có thể gây cảm giác đau buốt khi nuốt và gây kích ứng họng nhiều hơn. Các cạnh của những thực phẩm này có thể chọc vào cổ họng vốn đã đau của bạn khiến bạn bị đau hơn.

Những thực phẩm mềm như cháo, súp là lựa chọn phù hợp. Bởi chúng có thể đi vào cổ họng dễ dàng mà không gây ra ma sát với niêm mạc họng đang bị tổn thương.

dau-hong-khong-nen-an-gi-7-thuc-pham-kieng-dung-de-mau-khoi-benh-2

Thực phẩm giòn gây đau buốt khi nuốt

3Đồ ăn cứng, khó nuốt

Triệu chứng điển hình khi đau họng là đau rát khi nuốt, vòm họng sưng tấy vì thế không nên tiêu thụ các loại thực phẩm thô cứng dễ làm tổn thương họng. Sự cọ xát của đồ ăn cứng chính là nguyên nhân gây sưng tấy, thậm chí chảy máu niêm mạc khiến bạn đau họng nhiều hơn.

Người bệnh nên tránh các món ăn cứng, khó nuốt như bánh mì nướng khô, khoai, ngô,… Nên ăn các món mềm như thịt hầm, canh rau, sữa chua, kem và rau củ nấu mềm,…

dau-hong-khong-nen-an-gi-7-thuc-pham-kieng-dung-de-mau-khoi-benh-3

Đồ ăn cứng, khó nuốt gây tổn thương vùng họng

4Đồ cay nóng

Các món ăn cay nóng có thể làm kéo dài cơn ho dữ dội, sưng tấy, tổn thương họng. Sức nóng của đồ ăn sẽ là nguyên nhân gây kích ứng cổ họng đang bị sưng và đau.

Một số thực phẩm cay nóng cần tránh khi bị đau họng như ớt trái, bột ớt, hạt tiêu, gừng, sả, súp nóng,…

Hạn chế đồ cay nóng khi bị đau họng

Hạn chế đồ cay nóng khi bị đau họng

5Đồ ăn nhiều chất béo

Nếu bạn đang bị đau họng tuyệt đối không nên ăn thực phẩm chiên rán nhiều chất béo như gà rán, khoai tây chiên, sữa, thịt đỏ, những đồ ăn nhiều dầu mỡ.

Vì thực phẩm nhiều chất béo khiến cơ thể khó tiêu hóa, ức chế hệ thống miễn dịch. Đồng thời gây kích thích niêm mạc họng, khiến tình trạng sưng viêm, đau rát trở nên nặng nề hơn.

Thức ăn chứa nhiều dầu mỡ vừa làm tăng về lượng vừa tăng độ quánh nhớt của chất nhờn ở cổ họng, vừa bị ứ đọng nhiều đờm đặc trong cổ họng làm cho người bệnh cảm thấy khó chịu.

dau-hong-khong-nen-an-gi-7-thuc-pham-kieng-dung-de-mau-khoi-benh-5

Hạn chế thức ăn nhiều dầu mỡ

6Thức uống có ga

Thức uống có ga như nước ngọt là nhóm thực phẩm nên hạn chế khi bị đau họng. Vì loại thực phẩm này sẽ khiến tình trạng tấy sưng, đỏ rát của họng nặng hơn.

Đồ uống có ga gây ra tình trạng viêm, vậy nên hãy hạn chế thức uống này khi đang bị đau họng.

dau-hong-khong-nen-an-gi-7-thuc-pham-kieng-dung-de-mau-khoi-benh-6

Thức uống có ga khiến họng sưng đau nhiều hơn

7Đồ lạnh

Đồ lạnh như đá, kem ngọt, nước đá khi nạp vào cơ thể khi đang bị đau họng chúng giống như chất xúc tác làm tăng tổn thương họng.

Sẽ khiến bạn đau rát vùng họng, sưng tấy, khó chịu khi nói chuyện, ăn uống hoặc nuốt nước bọt thấy đau, khó nuốt. Kem ngọt và lạnh chính là môi trường tốt nhất để vi khuẩn phát triển, sinh sôi, gây ra tình trạng đau họng nghiêm trọng.

dau-hong-khong-nen-an-gi-7-thuc-pham-kieng-dung-de-mau-khoi-benh-7

Không nên uống nước đá khi bị đau họng

8Khi nào cần gặp bác sĩ

Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ

Các triệu chứng sau đây có thể là dấu hiệu đã đến lúc bạn nên đi khám bác sĩ khi bị đau họng:

  • Sốt.
  • Phát ban.
  • Khó nuốt.
  • Khó thở.
  • Đau dữ dội hoặc đau khớp.
  • Máu trong nước bọt hoặc đờm của bạn.
  • Một khối u ở cổ của bạn.

Các chẩn đoán/xét nghiệm bệnh

  • Xét nghiệm máu.
  • Phết dịch họng nuôi cấy vi khuẩn.

Tham khảo một số bệnh viện chuyên khoa Tai mũi họng

  • Khu vực thành phố Hồ Chí Minh: Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, bệnh viện Đại học Y Dược, bệnh viện Nhân Dân 115,…
  • Khu vực Hà Nội: Bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện Quân Y 108,…

Liên hệ bác sĩ điều trị

Liên hệ bác sĩ điều trị

Xem thêm:

  • Điều trị viêm họng không cần dùng thuốc
  • Phân biệt triệu chứng bạch hầu với viêm họng
  • Triệu chứng viêm Amidan giúp bạn nhận biết bệnh chính xác
  • Có nên dùng giấm táo trị trào ngược dạ dày thực quản không