Tắm lá gì để viêm da cơ địa nhanh khỏi? – Dizigone

Tắm lá là một trong những phương pháp trị viêm da cơ địa dân gian phổ biến và lâu đời nhất. Khi y học hiện đại chưa được nghiên cứu nhiều và phát triển rộng, tắm lá trở thành “cứu tinh” của hàng ngàn người bệnh viêm da cơ địa, giúp họ vượt qua tình trạng viêm ngứa, khô rát trên da. Để kiểm chứng hiệu quả và an toàn của phương pháp này, hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây.

viêm da cơ địa

I. Bệnh viêm da cơ địa là gì?

Viêm da cơ địa là bệnh viêm da mạn tính tổn thương dạng chàm. Bệnh thường gặp nhất ở trẻ nhỏ, nhưng người lớn cũng là đối tượng bệnh phổ biến. Viêm da cơ địa có xu hướng tiến triển theo từng đợt cấp tính. Bệnh đặc trưng bởi các biểu hiện:

  • Ngứa tại vùng da viêm.
  • Da nổi mảng đỏ đến xám nâu.
  • Da khô, sần sùi, cao và dày lên
  • Da dễ bong tróc chảy nước, chảy mủ do ngứa gãi gây nhiễm trùng.

Viêm da cơ địa không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng đem lại cảm giác lại khô rát, ngứa ngáy, bứt rứt khó chịu và gây mất thẩm mỹ cho người mắc bệnh.

Để điều trị viêm da cơ địa, hiện nay, ngoài các thuốc tây y thì phương pháp chữa đông y như tắm lá cũng được sử dụng phổ biến. Một đặc điểm nữa khiến tắm lá được ưa chuộng là rẻ tiền dễ kiếm, an toàn. Một số loại lá cây thảo dược dùng để tắm như: Trà xanh, trầu không, diếp cá, sài đất, ngải cứu…

II. 6 loại lá tắm chữa viêm da cơ địa

1. Tắm bằng lá trà xanh

Tinh chất trà xanh có rất nhiều trong các loại sản phẩm chăm sóc sắc đẹp. Điều này phần nào nói lên được công dụng tuyệt vời của trà xanh. Trong lá trà có chứa nhiều vitamin, khoáng chất, đặc biệt là EGCG một chất kháng viêm cực kỳ hiệu quả. Ngoài ra, trà xanh còn giúp bổ sung độ ẩm, làm mềm mịn da, giảm thâm nám.

viêm da cơ địa tắm lá gì

Nguyên liệu: 10-15 lá trà xanh, lá không quá non hoặc quá già.

Cách dùng:

  • Rửa sạch lá trà, loại bỏ phần hỏng, phần sâu.
  • Vò qua lá trà, sau đó đun cùng một ít muối biển trong khoảng 1- 1,5 l nước trong 10- 15 phút.
  • Lọc lấy dịch nước trong.
  • Lấy dịch trên hòa cùng nước ấm làm nước tắm.
  • Dùng 3 lần/ 1 tuần đến khi hết ngứa mẩn đỏ.

2. Tắm bằng lá trầu không

Những nghiên cứu gần đây chi ra, trầu không chứa các hoạt chất tanin, hợp chất terpen như Cineol, Eugenol và Chavicol… có tác dụng kháng khuẩn làm giảm triệu chứng ngứa ngáy do viêm da cơ địa.

Nguyên liệu: 2-3 lá trầu không.

Cách dùng:

  • 2-3 lá trầu không, cắt thật nhỏ, cho vào bát con
  • Dội nước sôi cho lá cho ngập bát, đậy bát kín chờ 15 phút.
  • Lấy nước đem chấm vết chàm hoặc pha loãng với nước ấm để tắm.

3. Tắm bằng cỏ mực (cỏ nhọ nồi)

chữa bệnh tay chân miệng bằng thuốc nam chua-benh-tay-chan-mieng-bang-thuoc-nam

Cỏ mực là 1 loại cỏ dễ tìm quanh vườn, bờ ao, bờ nước, nơi đất ẩm. Cỏ mực là vị thuốc Nam có nhiều tác dụng phòng và điều trị bệnh viêm gan, kích thích tiêu hóa… Ngoài ra, cây còn có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm, giải độc tố hiệu quả với các thành phần được nghiên cứu công bố: các dẫn chất Coumestan như wedelolactone, stigmasterol, sitosterol, dimethyl wedelolactone…; các hợp chất glycosid, terpenoid…

Nguyên liệu: 200-300g cỏ nhọ nồi

Cách dùng:

  • Bỏ rễ, rửa thật sạch, nhọ nồi dùng cả thân lẫn lá.
  • Thái nhỏ đun cùng ít muối trong 1 lít nước.
  • Đun xong chắt ra, lọc lấy dịch nước.
  • Lấy dịch trên hòa cùng nước ấm làm nước tắm.

4. Tắm bằng lá sài đất

Sài đất là cỏ mọc hoang nhiều nơi. Cây có vị hơi đắng, tính mát. Thành phần chính trong cây là wedelolacton, dimethyl wedelolacton có tác dụng sát khuẩn, tiêu viêm, giảm ngứa, mẩn đỏ ở viêm da dị ứng.

Nguyên liệu: 500g sài đất tươi.

Cách dùng:

  • Nhặt lá úa, rửa thật sạch, giữ lại rễ.
  • Thái nhỏ sài đất, nấu nước tắm.
  • Tắm mỗi ngày đến khi vết chàm bay hết.

5. Tắm bằng diếp cá

Diếp cá là cây rau sống quen thuộc trong vườn nhà. Cây có chứa 0,0049% tinh dầu, có tính chất kháng khuẩn chống viêm hiệu quả.

Nguyên liệu: 400g lá diếp cá

Cách dùng:

  • Rửa sạch lá.
  • Vò nát hay thái nhỏ, đun với 1- 1,5 lít nước.
  • Lấy dịch pha loãng tắm hoặc chấm rửa vết chàm.
  • Tắm tuần ba lần đến khi hết ngứa, mẩn đỏ.

6. Tắm bằng lá ngải cứu

Ngải cứu vừa là loại rau quen thuộc trong bữa ăn vừa là loại thuốc Đông y. Cây có tác dụng kháng khuẩn, giảm ngứa rát, giúp phục hồi da nhanh chóng.

Nguyên liệu: một nắm lá ngải cứu.

Cách dùng:

  • Rửa sạch bỏ phần lá vàng úa.
  • Ngải cứu thái thật nhỏ, hòa nước mới sôi đậy kín trong 15 phút cho chất trong lá hòa vào nước.
  • Lấy dịch đem tắm với nước ấm.
  • Tắm 3 lần / 1 tuần đến khi vết chàm bay đi.

III. Những lưu ý và ưu nhược điểm khi tắm lá

1. Những lưu ý khi tắm lá ở người viêm da cơ địa

  • Với người viêm da cơ địa, khi tắm nên dùng khăn sạch lau nhẹ nhàng qua vùng da mẩn đỏ.
  • Nếu các vết mụn đã vỡ nên tránh để nước tắm dính vào.
  • Sau khi tắm, nếu xuất hiện điều gì bất thường: da toàn thân đỏ rát, ngứa khó chịu tăng lên, hãy dừng tắm với lá.
  • Với trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, gia đình nên lau chấm nhẹ trên vùng viêm da hoặc pha loãng nước tắm hơn so với người lớn.

>>> Xem bài viết: Bí quyết xử lý viêm da cơ địa ở trẻ em an toàn

2. Ưu nhược điểm khi tắm lá để chữa viêm da cơ địa

Ưu điểm:

  • Nguyên liệu thiên nhiên, an toàn, lành tính.
  • Lá có thể sử dụng cho cả phụ nữ có thai, cho con bú, trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ.
  • Dễ kiếm, rẻ tiền, tiện lợi.

Nhược điểm:

  • Hiệu quả thấp
  • Phải sử dụng lâu dài dễ gây chán nản trong điều trị
  • Chỉ phù hợp với các trường hợp dị ứng nhẹ
  • Trường hợp nặng, có chảy mủ lại khuyến cáo không nên sử dụng
  • Một số trường hợp dị ứng cả với các loại thảo dược.

Phương pháp dân gian là phương pháp an toàn, lành tính, không nhiều tác dụng không mong muốn như Tây y. Tuy nhiên, một số người có thể kích ứng nổi mẩn ngứa thêm. Thâm chí người còn diễn biến trầm trọng có thể nổi mụn, nhiễm trùng. Nếu các phương pháp tắm lá theo dân gian không cho hiệu quả hoặc càng làm bệnh diễn biến trầm trọng hãy áp dụng điều trị theo nguyên tắc tây y để đạt hiệu quả cao.

IV. Nguyên tắc điều trị viêm da cơ địa bằng y học hiện đại

1. Vệ sinh bằng dung dịch sát khuẩn

Dung dịch sát khuẩn tiêu diệt hầu hết các chủng vi khuẩn cả Gram (-) và Gram (+), rửa trôi các loại virus như Herpes, nấm Candida… Cách dùng đơn giản, chỉ cần vệ sinh vùng da viêm bằng bông thấm dung dịch sát khuẩn. Dung dịch sát khuẩn chỉ tác động ngoài da, an toàn, tránh các tác dụng không mong muốn như thuốc uống.

Dung dịch sát khuẩn trên thị trường thường được các mẹ chọn lựa là: Povidon iod, nước muối sinh lý, Dizigone…Với trẻ có viêm da cơ địa, lời khuyên của bác sĩ nên rửa 2 lần mỗi ngày để đạt hiệu quả cao nhất.

be-bi-cham-sua bé bị chàm sữa

2. Sử dụng thuốc chống viêm và kháng sinh

Kem bôi kết hợp Corticoid và kháng sinh thường kê cho bé có viêm da cơ địa. Ngoài ra thì có các kem, thuốc uống corticoid, kháng sinh đường uống cân nhắc trong trường hợp triệu chứng nặng.

  • Thuốc chống viêm thường là các corticoid hoạt tính thấp như: hydrocortison,…
  • Kháng sinh là các cephalosporin thế hệ 1 với liều 1 viên/ 7-10 ngày.

Thuốc chống viêm và kháng sinh tuy dùng trong điều trị và dự phòng bội nhiễm vi khuẩn nhưng có nhiều tác dụng không mong muốn cho trẻ. Corticoid dùng lâu hay bị lạm dụng dễ khiến da bé mỏng đi, tích nước gây phù. Thuốc uống gây rối loạn tiêu hóa, suy thượng thận cấp,.. Một số loại kháng sinh không được khuyến cáo sử dụng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ vì ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của trẻ. Một số gây buồn nôn, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa… Vì vậy, các mẹ không nên tự ý mua hoặc tích trữ dùng khi không có đơn kê của bác sĩ.

3. Dùng thuốc chống dị ứng

Kem bôi kháng Histamin H1 chống dị ứng có thể kết hợp với Corticoid trong cùng một chế phẩm. Nhóm thuốc này giúp giảm cảm giác ngứa rát, giảm tình trạng viêm da cơ địa. Dạng thuốc uống thường là các thuốc Clorpheniramin, Fexofenadin… liều 1 viên/ 1 ngày. Tuy nhiên, thuốc có nhiều tác dụng không mong muốn nên thường chỉ kê khi bé quá ngứa, quấy khóc không ngủ được về đêm.

Ngoài ra, thuốc ức chế miễn dịch thuộc nhóm khác như Tacrolimus nồng độ 0,03- 1% rất hiệu quả với viêm da cơ địa. Tuy nhiên, Tacrolimus có giá thành đắt và gây kích ứng da, giãn mạch thời gian đầu sử dụng. Vậy nên, thuốc được chỉ định trong các trường hợp dị ứng hoặc không đáp ứng điều trị với các thuốc kháng histamin H1. Thuốc mỡ bôi da Tacrolimus dùng 2 lần mỗi ngày.

4. Dưỡng ẩm da

dizigone_chàm_viêm da cơ địa

Bộ sản phẩm hỗ trợ xử lý chàm sữa – viêm da cơ địa của Dizigone

Bé đã hay đang viêm da cơ địa thường có làn da khô, nứt nẻ. Dưỡng ẩm bằng các loại kem chứa vaseline, lanolin, tinh chất yến mạch, gạo, sữa tươi để tăng cường hàng rào bảo vệ, giúp da mềm mại, mịn màng. Vitamin E giúp da bé hồng hào, giảm thâm sẹo do viêm da cơ địa gây ra.

Sau khi tắm, da vẫn còn ẩm, mẹ hãy thoa kem cho bé để dưỡng chất thấm sâu vào trong da. Thương hiệu được nhiều gia đình tin dùng cho mẹ tham khảo: kem Dizigone nano bạc, Vaseline, Aveeno, Johnson…

cham sua viem da ca dia chàm sữa viêm da cơ địa

Dizigone trị chàm sữa cho bé

chàm sữa - viêm da cơ địa

5. Lưu ý trong sinh hoạt

  • Không sử dụng xà phòng, chất tẩy rửa mạnh.
  • Hạn chế tắm nước nóng, lau người bằng khăn làm mất độ ẩm da
  • Sử dụng kem dưỡng ẩm, kem bôi da lành tính không chứa cồn, hương liệu.
  • Hạn chế các tác nhân gia tăng bệnh: Ẩm mốc, khói bụi trong nhà
  • Cạo lông định kỳ chó mèo, chỗ ngủ thú xa phòng khách phòng ngủ.
  • Viêm da cơ địa thường theo mùa, thời điểm rõ ràng nên cần tránh tác nhân gây bệnh sớm.

Phương pháp tắm lá để trị viêm da cơ địa rất lành tính, tiện lợi, dễ sử dụng. Tắm lá thích hợp với các trường hợp viêm da cơ địa cấp tính, an toàn với phụ nữ mang thai, cho con bú và trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, bạn chỉ nên áp dụng phương pháp này khi các loại lá bạn dùng được đảm bảo vệ sinh an toàn và dưới sự cho phép của chuyên da y tế. Để bảo vệ làn da mỏng manh yếu ớt khi bị chàm/viêm da cơ địa, tuyệt đối không nóng vội dùng bừa những phương pháp điều trị không rõ nguồn gốc, an toàn để tránh gặp những hậu quả đáng tiếc.

Tham khảo: Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh da liễu – Bộ Y tế.