Van xe đạp là gì? Cách bơm van xe đạp đúng chuẩn

Van xe đạp là một bộ phận vô cùng cần thiết trong xe đạp với chức năng là cầu nối bơm hơi và lốp xe. Nhưng lại ít người quan tâm đến van xe đạp, cũng như cách bơm van xe đạp đúng cách. Hãy cùng AVASport tìm hiểu ngay nhé!

1Van xe đạp là gì?

Van xe đạp là một trong những phụ kiện đi kèm quan trọng và có kích thước khá nhỏ của xe đạp. Thêm vào đó, nó còn đóng một vai trò thiết yếu, có chức năng là điểm nối để bơm hơi vào lốp xe.

Van được thiết kế để cho phép máy bơm đẩy không khí vào và đóng lại dưới áp suất để giữ không khí ở đó. Đồng thời, van xe đạp còn là thiết bị giữ không khí bên trong săm của bạn ở áp suất cao hơn không khí bên ngoài lốp, điều này giúp quá trình di chuyển dễ và nhẹ nhàng hơn.

Van xe có khá nhiều loại như: van Schrader, van Presta, van Dunlop,… trong đó loại phổ biến dành cho xe đạp chính là van vặn.

2Cấu tạo hệ thống van vặn

Khi xe đạp trở thành một phương tiện giao thông được ưa chuộng nhất lúc bây giờ, thì van vặn cũng là loại van ra đời sớm nhất trên thị trường van lốp hiện nay.

Chúng có cấu tạo khá đơn giản bên ngoài, bao gồm các bộ phận chính như:

  • Thân van: Thường được làm bằng đồng, là một khoang rỗng hình trụ, có độ dài từ 6 – 8mm, có chức năng là đường ống để không khí được thải ra hoặc bơm vào trong săm/lốp.
  • Ốc định vị: Là vòng ốc lớn bao ngoài thân van, có tác dụng cố định vị trí van trên vành xe.
  • Ốc giữ khí: Là vòng ốc nhỏ được lắp trên đỉnh van có nhiệm vụ mở hoặc đóng van để cho không khí ra/vào trong săm/lốp
  • Chụp đầu van: Được làm từ cao su, có tác dụng bảo vệ cho đỉnh van.

Bên trong van, có các bộ phận bao gồm:

  • Trục chính: Là nơi bám của van cao su phía trong.
  • Van cao su: Là nơi mở hoặc đóng van để cho khí ra/vào bên trong lốp.
  • Lò xo: Kết hợp với ốc giữ khí phía trên để điều chỉnh độ cao của trục thân van để đóng hoặc mở van.
  • Các lớp thành van: Lớp này mỏng và ngắn hơn lớp thân van bên ngoài, đóng vai trò như “những bức tường tường” để “cửa” van cao su đóng hoặc mở.

Như vậy, khi bạn vặn ốc giữ khí, lò xo được dãn ra và làm trục cao su rơi thấp xuống, giúp cho van cao su tách khỏi thành van, và như thế không khí có thể ra – vào trong lốp.

3Ưu và nhược điểm của van vặn

3.1 Ưu điểm

  • Với cấu tạo đơn giản, van vặn khá dễ trong việc lắp đặt và gia công.
  • Việc tháo van để không khí thoát ra ngoài khá dễ dàng hơn so với các loại van khác.
  • Van vặn cũng có khả năng giữ khí với áp suất cao khá tốt.

3.2 Nhược điểm

  • Van vặn giữ khí ở áp suất thấp không hiệu quả, hơi dễ bị lọt ra bên ngoài.
  • Đầu van có thiết kế khá nhỏ và mảnh nên dễ bị gãy.
  • Thiết bị không phù hợp với một số loại lốp và van lớn.

4Van vặn được sử dụng trong trường hợp nào?

Van vặn từng rất phổ biến đối với các dòng xe máy và xe đạp. Tuy nhiên, các thế hệ van mới ra đời sau, khiến van vặn dần bị mất vị thế và đi vào quên lãng. Và hiện nay chúng ta chỉ có thể thấy van vặn ở một số dòng xe đạp như:

  • Dòng xe đạp đua
  • Dòng xe đạp địa hình
  • Dòng xe đạp đường phố

Hầu hết trường hợp van vặn sẽ không được sử dụng trong lốp ô tô, xe máy hoặc các bánh lốp của các phương tiện khác

5Cách bơm van xe đạp đúng chuẩn

5.1 Cách bơm van Schrader

Van xe ban đầu được phát triển để sử dụng cho xe hơi. Nhưng sau này, nó cũng được sử dụng phổ biến cho lốp xe đạp. Bạn hãy tham khảo các bước dưới đây để biết cách bơm van Schrader đúng chuẩn nhé!

Các bước dưới đây sẽ hướng dẫn bạn cách làm phồng hoặc xẹp lốp khi sử dụng van Schrader.

Bước 1: Mở van Schrader, tháo nắp thân van trước khi gắn vào máy bơm của bạn, hãy phủi sạch bụi bẩn trên đỉnh của thân và xung quanh van thân.

Bước 2: Bạn cần đọc kĩ PSI (thông số được in trên mặt lốp xe) được khuyến khích cho lốp xe của bạn. Không nên để PSI lốp của bạn thấp hoặc cao hơn ngưỡng giới hạn được khuyên dùng. Vì nó sẽ gây nguy hại cho lốp của xe đạp.

Bước 3: Hãy gắn máy bơm của bạn vào van Schrader.

Nếu bạn đã có van Schrader thì không cần dùng tới adapter. Tuy nhiên, bạn kiểm tra áp suất thổi phồng lốp xe thường xuyên nhằm tránh nổ săm, sau đó tiến hành theo dõi áp suất được bơm vào sau mỗi lần thực hiện.

Máy bơm ga thường có áp suất cao, bạn phải hết sức cẩn thận khi bơm nếu không sẽ bị nổ lốp. Và cách nhận biết nếu chiếc bơm đó có 2 vòi bơm thì vòi lớn là dành cho van Schrader, vòi nhỏ dành cho van Presta vfa các loại van nhỏ khác.

Máy bơm xe thông minh sẽ tự động điều chỉnh để phù hợp với van Schrader trong một lần mở. Nếu bơm với lỗ mở thì bạn phải đảo ngược nút cao su bên trong để khớp với van Schrader. Thực hiện tháo nắp đậy và tìm nút cao su.

Bước 4: Hãy bơm căng lốp đến áp suất mong muốn của bạn.

Tháo nắp cao su của van và để ở một nơi riêng biệt để tránh lẫn lộn. Sau đó, đặt cái bơm lên van, và nếu có đòn bẩy gần vòi bơm, hãy mở nó ra, đặt ở vị trí song song với vòi bơm.

Tiếp theo, bạn hãy kéo cần gạt xuống vị trí đóng (vuông góc với vòi bơm). Rồi dùng tay giữ chặt van để tránh áp suất lớn tác động làm bật vòi bơm ra.

Bước 5: Khi đã bơm đến áp suất bạn mong muốn rồi kéo cần gạt trở lại, tháo máy bơm và thay thế nắp van lại như cũ là đã hoàn thành việc bơm van Schrader rồi đấy!

Cách bơm van Presta

Van Presta là một loại van được sử dụng để kiểm soát luồng không khí vào và ra của ống bên trong của xe đạp. Chúng dài và hẹp và thường được sử dụng ở hầu hết các loại xe đạp hiện đại.

Van xe đạp Presta có trọng lượng nhẹ và được sản xuất với nhiều độ dài khác nhau để phù hợp với bánh xe có vành khoét sâu, thường thấy trên xe đạp đường trường. Do có thân mỏng và một phần cơ cấu van bên ngoài, van Presta dễ vỡ hơn và đắt hơn một chút so với các loại van xe đạp khác.

Để bơm ban Presta, hãy làm theo các bước dưới đây:

Bước 1: Để mở van Presta, bạn hãy tháo nắp van và kiểm tra phần trên của lõi van xem có bẩn hay không. Nếu có, bạn nên lau sạch trước khi tháo đai ốc lõi van.

Hãy cẩn thận tháo nắp mũ chụp trên van và cất ở nơi riêng biệt, tránh nhầm lẫn. Sau đó, nới lỏng bu lông bằng đồng nhỏ gần đỉnh van, từ đó bạn có thể nâng lõi van lên một chút. Khi nới lỏng nắp đậy và ấn vào thân van để kiểm tra, nếu không khí thoát ra nhiều thì bạn đã nới đủ lỏng để bơm.

Bước 2: Bạn cần đọc PSI (thông số được in trên mặt lốp xe) được khuyến khích cho lốp xe của bạn.

Bước 3: Chọn máy bơm thích hợp để bơm van Presta

Để bơm van Presta, bạn cần một đầu adapter (là đầu có mũ nhỏ có thể vít lên van Presta). Đối với bơm xe cũ thì bạn cần có bộ điều chỉnh phù hợp với van Presta.

Nếu dùng máy bơm ga bạn nên tìm hiểu cách đo áp suất khi bơm lốp xe, để tránh trường hợp áp suất lớn dẫn đến nổ săm lốp và kiểm tra áp lực săm/lốp mỗi lần thực hiện. Dòng máy bơm ga thường có áp suất khá lớn nếu không biết bơm đúng cách có thể bị nổ bất cứ lúc nào.

Nếu bạn dùng bơm 2 vòi thì vòi nhỏ hơn là dành cho van Presta. Còn máy bơm thông minh sẽ tự động mở và điều chỉnh sao cho phù hợp với van bạn đang dùng.

Trường hợp với một số bơm với lỗ mở, bạn nên đảo nút cao su bên trong để phù hợp với van. Sau đó, bạn tháo nắp đậy ra và tìm nút cao su bên trong phù hợp với van Presta (đầu nhỏ hơn lắp vào đầu của van Presta.)

Bước 4: Nếu đã chọn được một máy bơm tương thích với van Presta, bơm hơi cho lốp xe của bạn cho đến khi đạt được áp suất mong muốn.

Tháo nắp mũ van và nới lỏng nắp bằng đồng nằm ở thân van để mở van Presta. Sau đó, đặt cái bơm lên van, và nếu có đòn bẩy gần vòi bơm, hãy mở nó ra, đặt ở vị trí song song với vòi bơm.

Tiếp theo, bạn hãy kéo cần gạt xuống vị trí đóng (vuông góc với vòi bơm). Rồi dùng tay giữ một mặt trên áp suất khi bơm.

Bước 5: Khi đã bơm đến áp suất bạn mong muốn, lật lại cần gạt để tháo bơm và vặn chặt nắp bằng đồng. Sau đó, thay nắp van gốc và bạn đã hoàn tất việc bơm van Presta.

Bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn một số thông tin về van xe đạp, cách bơm van xe đạp đúng chuẩn. Hy vọng với những phân tích trên, bạn sẽ lựa chọn được loại van và cách bơm phù hợp với xe đạp của mình. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ với AVASport qua 1900.988.970 bạn nhé!