Ủy ban thường vụ Quốc hội là gì? Quy định về Ủy ban thường vụ Quốc hội?

Quốc Hội là cơ quan quyền lực nhất của nước ta, Quốc hội đại diện cho nhân dân, có quyền quyết định những vấn đề hệ trọng của đất nước. Quốc hội họp mỗi năm hai kỳ. Trường hợp Chủ tịch nước, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ hoặc ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội yêu cầu thì Quốc hội họp bất thường. Tuy nhiên. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nhất định, thì Ủy ban thường vụ Quốc hội là cơ quan thay mặt Quốc hội để họp, quyết định các vấn đề của đất nước. Bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ giới thiệu về Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Cơ sở pháp lý:

– Hiến Pháp 2013;

– Luật Tổ chức Quốc hội năm 2014, sửa đổi bổ sung năm 2020.

Luật sư tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.6568

1. Ủy ban thường vụ Quốc hội là gì?

Tại Hiến pháp năm 2013 quy định tại Điều 73 quy định Ủy ban thường vụ Quốc hội là cơ quan thường trực của Quốc hội. Và Tại Khoản 1 Điều 44 Luật Tổ chức Quốc hội năm 2014, sửa đổi bổ sung năm 2020 cũng quy định về vấn đề này.

Thường trực được hiểu là luôn luôn có mặt, là việc. Như vậy có thể hiểu Ủy ban thường vụ Quốc hội là cơ quan luôn có mặt, thường trực hoạt động của Quốc hội.

Ủy ban thường vụ Quốc hội tiếng Anh là: “The Standing Committee of the National Assembly”

2. Cơ sở ra đời của Ủy ban Thường vụ Quốc hội:

Thực tiễn đặt ra, Quốc hội bao gồm các đại biểu quốc hội từ tất cả các tỉnh thành trên cả nước. Quốc hội hoạt động, quyết định trên sự bỏ phiếu, thống nhất ý kiến của các đại biểu. Quốc hội quyết định các chính sách của nhà nước trong các kỳ họp Quốc hội. Tuy nhiên, với một số lượng đại biểu lớn, ở những địa phương khác nhau, mỗi địa phương có một vị trí khác nhau, nếu tập trung về Thủ đô sẽ có rất nhiều khó khăn về thời gian, đồng thời kinh phí tổ chức cho các Kỳ họp Quốc hội cũng rất lớn. Bên cạnh các lý do thực tiễn khác, nên pháp luật đã quy định về việc mỗi năm tổ chức hai kỳ họp Quốc hội.

Để giải quyết các vấn đề nảy sinh trong hoạt động hằng ngày, không thể tổ chức được phiên họp Quốc hội bất thường, cũng như giải quyết các công việc phát sinh khác, pháp luật đã quy định về cơ quan thường trực của Quốc hội để thực hiện các nhiệm vụ đó của Quốc hội.

Xem thêm: Hoạt động giám sát của Quốc hội

Tại Hiến pháp năm 1980 quy định về Hội đồng Nhà nước. Hội đồng nhà nước là cơ quan cao nhất hoạt động thường xuyên của Quốc hội, là chủ tịch tập thể của Nhà nước. Quy định về Hội đồng Nhà nước nhằm mục đích tinh giản bộ máy Nhà nước. Hội đồng Nhà nước có thực hiện nhiệm vụ thường trực Quốc hội và nhiệm vụ thường trực Quốc hội gây ra việc gánh nặng công việc quá nhiều. Bên cạnh đó, việc quy định Hội đồng Nhà nước có quyền ban hành về tất cả mọi lĩnh vực, quyết định một số công việc của Quốc hội gây ra nhiều sự chồng chéo trong hệ thống các cơ quan nhà nước…

Sau đó, đến Hiến pháp năm 1992 đến nay đã quy định về Ủy ban Thường vụ quốc hội.

3. Cơ cấu tổ chức của Ủy ban Thường vụ Quốc hội:

Điều 73 của Hiến pháp năm 2013 quy định về Ủy ban thường vụ quốc hội như sau:

“2. Ủy ban thường vụ Quốc hội gồm Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội và các Ủy viên.

3. Số thành viên Ủy ban thường vụ Quốc hội do Quốc hội quyết định. Thành viên Ủy ban thường vụ Quốc hội không thể đồng thời là thành viên Chính phủ.

4. Ủy ban thường vụ Quốc hội của mỗi khóa Quốc hội thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình cho đến khi Quốc hội khóa mới bầu ra Ủy ban thường vụ Quốc hội.”

Tại khoản 2 Điều 44 quy định về cơ cấu tổ chức của Ủy ban thường vụ Quốc hội như sau:

“Ủy ban thường vụ Quốc hội gồm Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội và các Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội do Chủ tịch Quốc hội làm Chủ tịch và các Phó Chủ tịch Quốc hội làm Phó Chủ tịch. Thành viên Ủy ban thường vụ Quốc hội là đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách và không đồng thời là thành viên Chính phủ. Số Phó Chủ tịch Quốc hội và số Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội do Quốc hội quyết định.”

Xem thêm: Mối quan hệ giữa Quốc hội với các cơ quan nhà nước ở trung ương theo Hiến pháp năm 2013

Hiện nay, Ủy ban Thường vụ Quốc hội gồm 01 Chủ tịch Quốc hội, 04 Phó Chủ tịch Quốc hội, 13 Ủy viên Ủy ban Thường vụ quốc hội.

Nhiệm kỳ của Ủy ban thường vụ Quốc hội bắt đầu từ khi được Quốc hội bầu ra và kết thúc khi Quốc hội khóa mới bầu ra Ủy ban thường vụ Quốc hội.

Ủy ban thường vụ Quốc hội làm việc theo chế độ tập thể và quyết định theo đa số. Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội được thông qua khi có quá nửa tổng số thành viên Ủy ban thường vụ Quốc hội biểu quyết tán thành.

Tại kỳ họp cuối năm của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội gửi báo cáo công tác của mình đến đại biểu Quốc hội. Tại kỳ họp cuối của mỗi khóa Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình báo cáo công tác nhiệm kỳ để Quốc hội xem xét, thảo luận.

5. Chức năng, nhiệm vụ của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Điều 74 của Hiến Pháp năm 2013 và các điều của Chương III của Luật Tổ chức Quốc hội quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội như sau:

Ủy ban thường vụ Quốc hội có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

Tổ chức việc chuẩn bị, triệu tập và chủ trì kỳ họp Quốc hội:

Xem thêm: Nghị viện là gì? So sánh các điểm giống và khác nhau giữa Quốc hội và Nghị viện?

– Dự kiến chương trình kỳ họp; quyết định triệu tập kỳ họp Quốc hội.

– Chỉ đạo, điều hòa, phối hợp hoạt động của các cơ quan hữu quan trong việc chuẩn bị nội dung kỳ họp; xem xét, cho ý kiến về việc chuẩn bị các dự án luật, dự thảo nghị quyết, các báo cáo và các dự án khác trình Quốc hội; xem xét báo cáo tổng hợp kết quả thảo luận của Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội và các đại biểu Quốc hội tại Đoàn đại biểu Quốc hội; dự kiến các vấn đề đưa ra thảo luận tại phiên họp toàn thể của Quốc hội.

– Tổ chức và bảo đảm việc thực hiện chương trình kỳ họp Quốc hội, đề nghị Quốc hội điều chỉnh chương trình khi cần thiết.

– Tổ chức để Quốc hội biểu quyết thông qua dự thảo luật, dự thảo nghị quyết và những nội dung khác thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội.

– Phối hợp với Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trình Quốc hội báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri cả nước; đề xuất các vấn đề trình Quốc hội thảo luận, ra nghị quyết về việc giải quyết kiến nghị của cử tri.

– Quyết định các vấn đề khác liên quan đến kỳ họp Quốc hội.

– Căn cứ vào yêu cầu, tình hình thực tiễn, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định triệu tập hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách trước mỗi kỳ họp Quốc hội để thảo luận, cho ý kiến về các dự án, đề án, báo cáo trước khi trình Quốc hội.

Ra pháp lệnh về những vấn đề được Quốc hội giao; giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh:

Xem thêm: Đảng viên bị xử lý kỷ luật có được đề cử vào danh sách ứng cử

Ủy ban thường vụ Quốc hội lập dự án về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh và trình Quốc hội quyết định; chỉ đạo việc thực hiện chương trình xây dựng luật, pháp lệnh; điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất; thành lập Ban soạn thảo, phân công cơ quan thẩm tra các dự án luật, pháp lệnh theo quy định của pháp luật; cho ý kiến về các dự án luật trước khi trình Quốc hội; chỉ đạo việc nghiên cứu tiếp thu, giải trình ý kiến của các đại biểu Quốc hội để chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo luật và trình Quốc hội xem xét, thông qua.

Ủy ban thường vụ Quốc hội ra pháp lệnh về những vấn đề được Quốc hội giao.

Ủy ban thường vụ Quốc hội tự mình hoặc theo đề nghị của Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, cơ quan trung ương của tổ chức thành viên của Mặt trận hoặc kiến nghị của đại biểu Quốc hội quyết định việc giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh

Giám sát việc thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; giám sát hoạt động của Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước và cơ quan khác do Quốc hội thành lập. Ủy ban thường vụ Quốc hội tổ chức thực hiện chương trình giám sát của Quốc hội, điều chỉnh chương trình giám sát của Quốc hội trong thời gian Quốc hội không họp và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.

Đình chỉ việc thi hành văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội và trình Quốc hội quyết định việc bãi bỏ văn bản đó tại kỳ họp gần nhất; bãi bỏ văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trái với pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội;

Chỉ đạo, điều hòa, phối hợp hoạt động của Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; hướng dẫn và bảo đảm điều kiện hoạt động của đại biểu Quốc hội;

Đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia, Tổng Kiểm toán nhà nước;

Giám sát và hướng dẫn hoạt động của Hội đồng nhân dân; bãi bỏ nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trái với Hiến pháp, luật và văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên; giải tán Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong trường hợp Hội đồng nhân dân đó làm thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của Nhân dân;

Xem thêm: Phân tích Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Quyết định thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính dưới tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

Quyết định việc tuyên bố tình trạng chiến tranh trong trường hợp Quốc hội không thể họp được và báo cáo Quốc hội quyết định tại kỳ họp gần nhất;

Quyết định tổng động viên hoặc động viên cục bộ; ban bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp trong cả nước hoặc ở từng địa phương;

Thực hiện quan hệ đối ngoại của Quốc hội;

Phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

Tổ chức trưng cầu ý dân theo quyết định của Quốc hội.