84 Câu Chú Đại Bi là gì? Đọc trước khi ngủ có tốt không? Nội dung, Ý nghĩa – Chia sẻ đạo phật

Nghe bản audio trên youtube

Trong tất cả mật chú Phật Giáo, chú Đại Bi được xem là một trong những bài chú kinh điển với công năng cứu khổ cứu nạn. Chính vì thế, nhiều Phật tử rất quan tâm đến bài chú này và muốn thực hành trì chú hàng ngày. Tuy nhiên, nhiều người cũng thắc mắc rằng vì hoàn cảnh không cho phép mà họ chỉ có thời gian đọc chú đại bi trước khi ngủ, điều này liệu có được không? Về vấn đề này, thầy Thích Pháp Hòa đã từng giải thích khá thấu đáo và dễ hiểu, hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây!

**Trong bài viết có quảng cáo tự động từ Google, nếu quan tâm xin bạn hãy click để ủng hộ website. Nếu không quan tâm, bạn hãy bỏ qua nó, rất xin lỗi vì sự bất tiện này!

Chú Đại Bi là gì?

Chú Đại Bi là bài chú được lấy từ Kinh Đại Bi Tâm Đà La Ni của Quán Thế Âm Bồ Tát. Trong bài chú này có tất cả 84 câu, 415 chữ. Bài chú này cũng giống như những kinh điển và mật chú khác của Phật giáo ở chỗ được chia thành hai phần là phần hiển (phần kinh) và phần mật (câu chú).

Trong đó:

Phần hiển: Tức là phần giúp Phật tử hiểu biết về công năng của câu kinh, câu chú để tu tập cho đúng. Phần này sẽ làm rõ các ý nghĩa và chân lý trong kinh để Phật tử tụng niệm hay nghiên cứu về sau. Trong Chú Đại Bi, phần hiển là câu kinh “thiên thủ thiên nhãn vô ngại đại bi”, có chức năng giải thích về ý nghĩa và sự hiệu nghiệm của 84 câu chú phía sau.

Phần mật: Trong Chú Đại Bi, phần mật chính là phần câu Chú, xuất phát từ câu “tâm đà na ni” cho tới hết câu số 84 “Ta bà ha”. Khi đọc đến phần này chính là ta đang đọc xưng danh hiệu của tất thảy 84 vị Hộ Pháp Kim Cang Thần – hay chính là hóa thân của Đức Quan Thế Âm Bồ Tát, tượng trưng cho sự đối trị triệt tiêu 84 phiền não. Triệt tiêu được các phiền não này thì tâm sẽ thanh tịnh và an lạc.

Ý nghĩa của việc tụng niệm Chú Đại Bi

Chú Đại Bi khi được tụng niệm với tâm thành kính và sự tập trung cao độ thì sẽ đem lại rất nhiều lợi lạc đối với chúng sinh. Dưới đây là một số ý nghĩa khi trì tụng Chú Đại Bi:

  • Nếu trong một ngày đêm tụng 5 biến Chú Đại Bi thì có thể hóa giải được tội nặng trong trăm nghìn ức kiếp sinh tử.
  • Tụng Chú Đại Bi sẽ giúp diệt trừ tội xâm phạm, tổn hại tài vật và thức ăn nước uống của thường trụ gây ra bởi nghiệp ác. Đây được coi là một trong những tội rất nặng đến mức không thể được sám hối. Thế nhưng khi trì tụng Chú Đại Bi thì đã có 10 phương đạo sư đến để làm chứng, giúp cho các tội lỗi được triệt tiêu.
  • Nếu trì tụng Chú Đại Bi với lòng tin tuyệt đối và sự thành kính thì có thể giúp chúng sinh hóa giải được tội thập ác ngũ nghịch, phá giới, phạm trai, phá người, báng pháp, trộm của tăng kỳ, hủy hoại chùa tháp… Đây đều được xếp vào những tội rất nặng.

  • Giúp cho muôn loài được hưởng phước báo từ việc trì chú, tụng niệm. Giả sử thọ trì chú khi đang ở trong sông nước, biển cả thì chúng sinh ở trong đó cũng được hưởng phước lợi, khi chết được siêu sinh về nơi cửa Phật, không thọ thân thai hay noãn thấp nữa.
  • Nếu tụng niệm Chú Đại Bi khi đi trên đường mà có ngọn gió thổi qua thì tất thảy chúng sinh ở sau ngọn gió cũng được hưởng ân phước từ đó.

Đọc Chú Đại Bi trước khi ngủ có được không?

Phật tử nào khi tìm hiểu về Chú Đại Bi đều lĩnh hội được một điều rằng để trì tụng Chú này đạt được sự linh ứng kỳ diệu thì trước hết phải giữ được tâm đại từ bi, vô niệm, không tạp loạn và phải biết cách trì tụng đúng pháp. Thế nhưng đời sống hàng ngày nhiều bận rộn vì mưu sinh mà nhiều người không thể có đủ thời gian lý tưởng trong ngày để trì tụng, mà chỉ có khoảng thời gian trước khi ngủ thì liệu dùng có hợp lý?

Trả lời cho thắc mắc này, trong một lần giảng pháp với Phật tử thầy Thích Pháp Hòa đã từng giảng giải như sau: “Tụng kinh, trì chú, niệm Phật là một phương tiện để giữ tâm mình. Nên tùy theo tình trạng sức khỏe, hoàn cảnh, bệnh duyên mà tùy nghi để hành trì. Quan trọng là tâm chúng ta không bất kính thì là thành tâm”. Do đó, người Phật tử hoàn toàn có thể yên tâm đọc chú đại bi trước khi ngủ, miễn sao thực hành với một lòng thành kính nhất.

Ngoài ra, Phật tử cũng cần lưu ý một số điều sau để việc niệm trì chú này được thuận lợi nhất:

  • Giữ cho tâm mình đại từ bi, khởi lòng thương xót tất cả chúng sinh. Trước và trong khi trì tụng cũng đều phải giữ gìn giới hạnh. Giữ cho tâm thành trong sáng, không mưu cầu những điều bất thiện.
  • Giữ vệ sinh thân thể sạch sẽ, tươm tất. Phải đánh răng, súc miệng và giữ cho tay sạch sẽ.
  • Nếu có điều kiện trì tụng trước bàn thờ Phật Bồ Tát Quan Thế Âm là tốt nhất.
  • Nếu điều kiện cho phép (có không gian riêng cho việc trì tụng) thì khi đọc Chú Đại Bi hãy đọc lớn tiếng, rõ ràng, rành mạch. Điều này không chỉ giúp Phật tử thoát khỏi cơn buồn ngủ mà còn tập trung toàn bộ tâm trí vào bài chú tốt hơn.
  • Nên sắp xếp, cố định thời gian niệm chú Đại Bi vào một khung giờ cố định trong ngày và thực hành thường xuyên.

Nội dung bài Chú Đại Bi 84 câu

Thiên thủ thiên nhãn vô ngại đại bi tâm đà la ni

1. Nam mô hắc ra đát na đa ra dạ da

2. Nam mô a rị da

3. Bà lô yết đế thước bát ra da

4. Bồ Đề tát đỏa bà da

5. Ma ha tát đỏa bà da

6. Ma ha ca lô ni ca da

7. Án

8. Tát bàn ra phạt duệ

9. Số đát na đát tỏa

10.Nam mô tất kiết lật đỏa y mông a rị da

11.Bà lô kiết đế thất Phật ra lăng đà bà

12.Nam mô na ra cẩn trì

13.Hê rị, ma ha bàn đa sa mế

14.Tát bà a tha đậu du bằng

15.A thệ dựng

16.Tát bà tát đa (Na ma bà tát đa)

17.Na ma bà dà

18.Ma phạt đạt đậu đát điệt tha

19.Án. A bà lô hê

20.Lô ca đế

21.Ca ra đế

22.Di hê rị

23.Ma ha bồ đề tát đỏa

24.Tát bà tát bà

25.Ma ra ma ra

26.Ma hê ma hê rị đà dựng

27.Cu lô cu lô yết mông

28.Độ lô đồ lô phạt xà da đế

29.Ma ha phạt xà da đế

30.Đà ra đà ra

31.Địa rị ni

32.Thất Phật ra da

33.Giá ra giá ra

34.Mạ mạ phạt ma ra

35.Mục đế lệ

36.Y hê di hê

37.Thất na thất na a

38 Ra sâm Phật ra xá lợi

39.Phạt sa phạt sâm

40.Phật ra xá da

41.Hô lô hô lô ma ra

42.Hô lô hô lô hê rị

43.Ta ra ta ra

44.Tất rị tất rị

45.Tô rô tô rô

46.Bồ Đề dạ Bồ Đề dạ

47.Bồ đà dạ bồ đà dạ

48.Di đế rị dạ

49.Na ra cẩn trì

50.Địa rị sắc ni na

51.Bà dạ ma na

52.Ta bà ha

53.Tất đà dạ

54.Ta bà ha

55.Ma ha tất đà dạ

56.Ta bà ha

57.Tất đà dũ nghệ

58.Thất bàn ra dạ

59.Ta bà ha

60.Na ra cẩn trì

61.Ta bà ha

62.Ma ra na ra

63.Ta bà ha

64.Tất ra tăng a mục khê da

65.Ta bà ha

66.Ta bà ma ha a tất đà dạ

67.Ta bà ha

68.Giả kiết ra a tất đà dạ

69.Ta bà ha

70.Ba đà ma kiết tất đà dạ

71.Ta bà ha

72.Na ra cẩn trì bàn đà ra dạ

73.Ta bà ha

74.Ma bà rị thắng yết ra dạ

75.Ta bà ha

76.Nam mô hắc ra đát na đa ra dạ da

77.Nam mô a rị da

78.Bà lô kiết đế

79.Thước bàn ra dạ

80.Ta bà ha

81.Án. Tất điện đô

82.Mạn đà ra

83.Bạt đà gia

84.Ta bà ha.

———————

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

  • Tiểu sử thầy Thích Pháp Hòa sinh năm bao nhiêu? Cuộc đời và sự nghiệp
  • Tiểu sử thiền sư Thích Nhất Hạnh đã mất là ai? Có vợ con không? Cuộc đời và sự nghiệp
  • Tiểu sử Hòa thượng Thích Thanh Từ là ai? Bị bệnh gì? Hiện còn sống không?
  • Tiểu sử sư cô Giác Lệ Hiếu tên thật là gì? Bao nhiêu tuổi, sinh năm nào? Ở chùa nào?
  • Tiểu sử thầy Thích Chân Quang bao nhiêu tuổi? Ở chùa nào? Những bài giảng pháp hay nhất
  • Tiểu sử thầy Thích Minh Niệm – Tác giả cuốn “Hiểu về trái tim” là ai? Cuộc đời và sự nghiệp tu hành
  • Tiểu sử thầy Thích Trúc Thái Minh chùa Ba Vàng là ai? Lùm xùm truyền vong báo oán
  • Tiểu sử thầy Thích Nhật Từ chùa Giác Ngộ là ai?
  • Tiểu sử thầy Thích Tâm Nguyên là ai? Tổng hợp những bài giảng pháp mới và hay nhất
  • Video Hòa Thượng, Bồ Tát Thích Quảng Đức tự thiêu ở đâu? Vào năm nào? Vì sao? Tiểu sử là ai?

CHIA SẺ ĐẠO PHẬT CƠ BẢN | BÀI 01: NGÔN NGỮ CỦA PHẬT