Trong suốt quá trình mang thai, cơ thể của thai phụ sẽ có nhiều thay đổi. Trong đó, tình trạng tụ dịch màng nuôi là vấn đề thường gặp. Tùy thuộc vào bản chất của tình trạng tụ dịch mà tiên lượng và cách xử trí cũng sẽ khác nhau. Trong nhiều trường hợp, tình trạng tụ dịch có thể làm tăng nguy cơ sảy thai.
09/08/2022 | Thai 10 tuần như thế nào và lời khuyên để mẹ bầu có thai kỳ khỏe mạnh08/08/2022 | Bà bầu ăn củ sắn được không? Những lợi ích ít ai biết của củ sắn04/08/2022 | Sự phát triển của thai 33 tuần và lời khuyên dành cho mẹ bầu20/07/2022 | Góc giải đáp: Dọa sảy thai ra máu bao lâu? Cách giữ thai như thế nào?
1. Tụ dịch màng nuôi là gì?
Tụ dịch màng nuôi thường xảy ra vào 3 tháng đầu tiên của thai kỳ, là tình trạng tụ máu tại khoảng không gian nằm giữa nhau thai và tử cung. Khi những cục máu này lớn dần chúng sẽ khiến túi thai tách ra khỏi tử cung và làm tăng nguy cơ sảy thai.
Tụ dịch màng nuôi có thể gây sảy thai
Một số trường hợp phát hiện tụ dịch màng nuôi qua siêu âm, khi mẹ bầu không có triệu chứng gì đặc biệt. Các mẹ bầu bị tụ dịch màng nuôi thường gặp phải một số biểu hiện như sau:
Xuất huyết âm đạo do tụ dịch màng nuôi
– Vùng âm đạo ra máu đỏ tươi hoặc có thể xuất hiện máu cục.
– Dịch âm đạo có những biểu hiện bất thường: Lượng dịch nhiều hơn, có lẫn máu trong dịch nên dịch có màu hồng hoặc màu nâu.
– Vùng thắt lưng nhức mỏi.
– Xuất hiện những cơn đau bụng âm ỉ.
2. Nguyên nhân dẫn đến tụ dịch màng nuôi
Một số nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng tụ dịch màng nuôi ở thai phụ như sau:
– Mang thai khi đã lớn tuổi(từ 35 tuổi trở lên): Phụ nữ lớn tuổi mang thai sẽ có nguy cơ gặp phải một số rủi ro khi mang thai, trong đó bao gồm tình trạng tụ dịch màng nuôi. Do đó, nếu có ý định mang thai khi đã ngoài 35 tuổi, chị em nên lập kế hoạch, tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi mang bầu, khám tiền sản để có sự chuẩn bị tốt nhất cho thai kỳ, từ đó tránh tối đa nguy cơ rủi ro.
Mẹ bầu ngoài 35 tuổi có nguy cơ rủi ro trong thai kỳ
– Nội tiết kém: Những trường hợp mẹ bầu có vấn đề về nội tiết cũng có nguy cơ gặp phải tình trạng này. Bên cạnh đó, mẹ bầu nội tiết kém cũng có thể gây ra những ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển của thai.
– Mẹ bầu mang thai lần đầu tiên và phải lao động nặng, di chuyển nhiều trong quá trình mang thai cũng làm tăng nguy cơ bị tụ dịch màng nuôi.
– Ngoài ra cũng có nhiều trường hợp bị tụ dịch nhưng không rõ nguyên nhân.
3. Điều trị tụ dịch màng nuôi bằng cách nào?
– Tùy từng trường hợp cụ thể, các bác sĩ sẽ chỉ định những phương pháp phù hợp để mang lại hiệu quả tốt nhất. Thai phụ có thể được chỉ định tiêm hoặc uống thuốc nội tiết và giảm co.
– Với những trường hợp bệnh nhân kèm theo chứng đau bụng âm ỉ hoặc xuất huyết âm đạo cần thăm khám bác sĩ ngay, ngoài ra, cần bổ sung nước và các loại rau củ, trái cây dễ tiêu để cơ thể dễ hấp thụ và tăng cường sức khỏe cho mẹ bầu.
– Khi bị tụ dịch màng nuôi, mẹ bầu không nên đi lại nhiều hoặc mang vác vật nặng. Tốt nhất, mẹ bầu nên nghỉ ngơi vài tuần để đảm bảo sức khỏe tốt nhất và phòng tránh nguy cơ sảy thai.
Mẹ bầu cần được nghỉ ngơi hợp lý
– Kiêng chuyện “chăn gối” và tránh xoa ngực, núm vú để hạn chế nguy cơ sinh non.
– Thường xuyên đi khám theo lịch hẹn của bác sĩ để theo dõi về tình trạng lượng dịch, từ đó điều chỉnh phương pháp điều trị, mang lại kết quả tốt nhất.
– Mẹ bầu nên uống đủ nước và có chế độ ăn khoa học để đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho thai và phòng ngừa nguy cơ táo bón.
4. Những thực phẩm tốt cho thai kỳ
Dưới đây là một số thực phẩm mẹ bầu nên bổ sung trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ:
– Thực phẩm giàu Axit folic:
Những thực phẩm có chứa nhiều Axit folic nên được bổ sung vào giai đoạn đầu của thai kỳ hoặc cũng có thể bổ sung trước khi mang thai. Tác dụng của Axit folic chính là giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh cho thai nhi.
Thực phẩm giàu axit folic rất tốt cho mẹ bầu
Mẹ có thể bổ sung dưỡng chất này bằng một số thực phẩm như sau đậu, gan, măng tây, một số loại quả mọng, bông cải xanh,…
– Vitamin B6: Đây là loại vitamin rất cần thiết cho mẹ bầu trong những tháng thai kỳ đầu tiên vì nó có thể cải thiện tình trạng ốm nghén, buồn nôn,… Mẹ bầu có thể tham khảo một số loại thực phẩm có chứa nhiều vitamin B6 như cá hồi, cá ngừ, thịt bò, chuối, các loại hạt như óc chó, hạnh nhân,…
– Sắt: Mẹ bầu thường cần rất nhiều sắt cho cơ thể và để nuôi thai. Nếu không cung cấp đủ sắt có thể gây thiếu máu khiến mẹ bầu xanh xao, mệt mỏi. Một số thực phẩm có chứa nhiều sắt có thể kể đến là thịt nạc, nội tạng, bưởi, các loại đậu, hạt bí ngô,…
– Sản phẩm từ sữa: Để cung cấp chất đạm, chất béo, canxi và nhiều dưỡng chất khác cho mẹ bầu.
– Các loại thịt chẳng hạn như thịt lợn, thịt bò, cá để cung cấp đạm cho mẹ bầu. Tuy nhiên, nên nấu chín kỹ, đặc biệt là các loại cá để tránh nguy cơ ngộ độc, nhiễm độc thủy ngân.
– Rau củ và trái cây: Các loại thực phẩm như rau, củ, quả có chứa nhiều vitamin và các chất chống oxy hóa và chấn xơ rất tốt cho phụ nữ mang thai và đặc biệt còn giúp giảm nguy cơ táo bón.
– Bên cạnh các thực phẩm nên bổ sung, mẹ bầu cũng nên tránh một số thực phẩm như đu đủ xanh, rau ngót, cam thảo, sữa tươi chưa tiệt trùng, các loại đồ uống có cồn như rượu bia,…
Trên đây là những thông tin về vấn đề tụ dịch màng nuôi và cách chăm sóc mẹ bầu trong giai đoạn 3 tháng đầu. Mẹ bầu hãy trang bị cho mình những kiến thức cơ bản để biết cách chăm sóc bản thân và thai nhi, để các bé yêu chào đời khỏe mạnh.
Việc khám thai thường xuyên có thể giúp mẹ kịp thời xử lý những phát sinh bất thường, rủi ro về sức khỏe trong suốt thai kỳ cho đến khi chuyển dạ. Nếu còn có thắc mắc cần được giải đáp và có nhu cầu đặt lịch khám thai, mẹ bầu hãy gọi đến tổng đài 1900 56 56 56 của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để được các tổng đài viên tư vấn trực tiếp.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!