NGƯỜI KHÔNG ĐƯỢC HƯỞNG DI SẢN THỪA KẾ
Di chúc là ý chí, nguyện vọng của một người trong việc định đoạt tài sản, chuyển dịch quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản cho người khác sau khi chết. Thông thường những người ở được hưởng tài sản là những người trong gia đình, tuy nhiên không phải ai cũng được hưởng di sản thừa kế. Hôm nay, công ty Luật TNHH HTC Việt Nam sẽ cùng các bạn tìm hiểu về những người không được hưởng di sản thừa kế.
1. Di sản là gì?
Theo Điều 612 Bộ luật Dân sự 2015: “Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác”
Di sản thừa kế có thể là vật, tiền, giấy tiền có giá và quyền tài sản thuộc sở hữu của người để lại di sản. Việc xác định di sản thừa kế mà người chết để lại căn cứ và giấy tờ, tài liệu chúng minh quyền sở hữu hoặc sử dụng hợp pháp đối với khối tài sản đó.
2. Căn cứ xác định người không được hưởng di sản
Để xác định người không có quyền hưởng di sản, Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về vấn đề này tại Điều 621. Tuy nhiên vào thời điểm hiện nay, các quan hệ về thừa kế nói chung và quan hệ về người không được hưởng di sản nói riêng ngày càng đa dạng. Từ đó, việc quy định, quyết định ai không được hưởng di sản còn dựa trên những quan niệm về đạo đức và phong tục tập quán của thời đại.
3. Người bị truất quyền hưởng di sản
Truất quyền thừa kế là việc người để lại thừa kế không cho người thừa kế hưởng di sản của mình. Đây là một trong những quyền của người lập di chúc được quy định tại khoản 1 Điều 626 Bộ luật Dân sự 2015:
“Người lập di chúc có quyền sau đây:
1, Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế.”
Theo đó, một người bị truất quyền hưởng di chúc nếu như trong di chúc, người lập di chúc nói rõ là truất quyền hưởng di chúc của họ. Lúc này, người thừa kế đã bị truất quyền hưởng di sản sẽ mất tư cách người thừa kế.
Tuy nhiên, cần phân biệt người bị truất quyền hưởng di sản với người không được chỉ định trong di chúc. Cả hai đều là những người không được người để lại di chúc cho hưởng di sản trong di chúc. Tuy nhiên, người không được người để lại di chúc cho hưởng di sản có thể không phải người bị truất quyền còn người bị truất quyền là người không được người để lại di chúc cho hưởng di sản.
Thông thường, người lập di chúc sẽ chỉ định cho cá nhân, tổ chức hay Nhà nước là người hưởng di sản và cũng có quyền truất quyền hưởng di sản của những người thừa kế theo pháp luật mà không phải nêu lí do truất. Việc truất quyền thừa kế này phải được ghi rõ trong di chúc là truất quyền thừa kế của ai hay không cho ai hưởng di sản.
Bên cạnh đó, có những người đương nhiên được hưởng di sản thừa kế mà không phụ thuộc vào nội dung di chúc được quy định tại Điều 644 Bộ luật Dân sự 2015, nghĩa là kể cả người lập di chúc truất quyền hưởng di chúc của họ thì họ vẫn được hưởng 2/3 một suất.
4. Người bị tước quyền hưởng di sản
Khoản 1 Điều 621 quy định những trường hợp không được quyền hưởng di sản, cụ thể:
“a) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;
b) Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;
c) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;
d) Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.”
Đây là những trường hợp bị tước quyền thừa kế do có hành vi trái pháp luật, xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe của người để lại di sản và những người thừa khế khác. Việc tước quyền hưởng di sản này hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí nhà nước. Theo quy định của pháp luật thì những người này không được quyền hưởng di sản. Những người này đáng lẽ được hưởng di sản vì theo quy định họ là người thừa kế của người để lại di sản (vì họ thuộc diện và hàng thừa kế theo pháp luật của người để lại di sản hoặc đã được người để lại di sản lập di chúc cho họ hưởng thừa kế). Tuy nhiên, nhằm đảm bảo nguyên tắc tôn trọng sự tự do ý chí của các bên trong thừa kế và nhằm tôn trọng ý chí của người để lại di sản nên những người nói trên vẫn được hưởng di sản theo Khoản 2 Điều 621“…nếu người để lại di sản biết hành vi của những người đó nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc”.
Nguyễn Thanh Uyên
–
Để được tư tư vấn chi tiết vui lòng liên hệ:
Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam
Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]
Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn
–
Link tham khảo:
Di chúc bằng văn bản
Di chúc miệng
Điều kiện để di chúc hợp pháp
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!