Trẻ bị hắt hơi sổ mũi uống thuốc gì nhanh khỏi? Lưu ý khi sử dụng

trẻ bị hắt hơi sổ mũi uống thuốc gì

Trẻ bị hắt hơi sổ mũi uống thuốc gì là thắc mắc của nhiều bà mẹ. Hiện tượng này của con cần xác định nguyên nhân cụ thể để tìm được loại thuốc thích hợp nhất.

Tình trạng bé hắt hơi sổ mũi là rất phổ biến, đặc biệt ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Trong những năm đầu tiên, hệ miễn dịch của con chưa phát triển hoàn thiện và sức đề kháng còn kém. Đây là một trong những lý do hàng đầu khiến con dễ mắc bệnh.

Không phải lúc nào mẹ cũng “chăm chăm” và cách điều trị tự nhiên cho bé, đôi khi hãy tìm hiểu trẻ bị hắt hơi, sổ mũi uống thuốc gì để con nhanh khỏi hơn. Về cơ bản, trẻ mắc những triệu chứng này thường do một số loại bệnh như: cảm lạnh, cảm cúm, viêm mũi dị ứng, viêm xoang, viêm VA.. hoặc do các nguyên nhân khác như dị vật trong mũi, không khí quá khô, thời tiết đột ngột thay đổi…

1/ Trẻ bị hắt hơi sổ mũi uống thuốc gì nhanh khỏi

Nhiều bà mẹ áp dụng phương pháp điều trị tự nhiên để chữa sổ mũi hắt hơi ở trẻ nhỏ. Thế nhưng, những cách chữa này không phải lúc nào cũng đạt được hiệu quả cao. Vì thế, ở một số trường hợp bệnh nặng, bạn nên nghĩ đến việc trẻ bị hắt hơi sổ mũi uống thuốc gì mới nhanh khỏi.

Theo kinh nghiệm từ các chuyên gia, bác sĩ, có thể sử dụng những loại thuốc sau cho bé bị sổ mũi và hắt hơi.

Thuốc hạ sốt

Nếu bé bị sốt, đi kèm với hắt hơi sổ mũi, ba mẹ cũng có thể dùng thuốc hạ sốt cho con uống. Cụ thể, bạn hãy cho bé uống Paracetamol và lau mát cho cơ thể con. Chú ý uống thuốc cách 4-6 tiếng nếu thấy bé bị sốt trở lại.

trẻ bị hắt hơi sổ mũi uống thuốc gì

Thuốc kháng sinh

Nếu chưa biết cho trẻ bị hắt hơi sổ mũi uống thuốc gì, ba mẹ có thể nghĩ đến thuốc kháng sinh để trị sổ mũi cho bé. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng chỉ khi trẻ bị chuẩn đoán là do nhiễm khuẩn mới có thể dùng thuốc này. Một số thương hiệu thuốc nổi tiếng nhất: Cefaclor, Zinnat, Claminat, Augmentin.

Con có thể bị tiêu chảy hay rối loạn tiêu hóa sau khi uống kháng sinh. Theo khuyến cáo, ba mẹ nên cho bé uống thuốc sau khi con đã ăn no.

Thuốc kháng viêm chứa Corticoid

Loại thuốc này được khuyên dùng đối với trẻ bị viêm mũi, viêm xoang. Khi mắc bệnh này, con sẽ bị hắt hơi, sổ mũi dài ngày.

Thuốc kháng Histamin

Nhóm thuốc này được khuyên dùng cho trẻ bị hắt hơi sổ mũi do viêm xoang dị ứng. Histamin bao gồm thuốc dạng viên hoặc lỏng như Clopheniramin và Desloratadin. Vì loại thuốc kháng này sẽ dễ gây buồn ngủ, nên mẹ hãy cho con uống vào buổi tối.

Siro ho

Bên cạnh việc sử dụng thuốc xịt mũi hay nước muối sinh lý, mẹ có thể cho trẻ bị sổ mũi hắt hơi uống siro để nhanh khỏi bệnh. Siro ho được làm từ mật ong và thảo dược, không chỉ giúp giảm nhanh triệu chứng nghẹt mũi mà còn giảm hắt hơi và giúp con cảm thấy dễ chịu hơn.

nên cho bé uống siro khi hắt hơi sổ mũi

Thuốc xịt mũi

Loại thuốc này có công dụng sát khuẩn và làm thông thoáng lỗ mũi. Nhờ đó, biểu hiện hắt hơi sổ mũi ở trẻ được cải thiện đáng kể. Thông thường, để tránh gây nên tác dụng phụ, ba mẹ chỉ nên dùng thuốc xịt mũi cho bé trong 2-3 ngày. Nếu muốn dùng lâu hơn, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ và đọc kỹ chống chỉ định của thuốc.

2/ Lưu ý khi sử dụng thuốc trị hắt hơi sổ mũi cho bé

Về cơ bản, các loại thuốc trị hắt hơi sổ mũi cho bé đều có tác dụng phụ khi sử dụng. Việc cho con uống đúng liều và đúng thời điểm là rất quan trọng. Một số tác dụng phụ có thể ảnh hưởng tồi tệ đến sức khỏe và quá trình phát triển của con sau này. Vì vậy, ba mẹ nên ghi nhớ những lưu ý dưới đây khi dùng thuốc trị hắt hơi sổ mũi cho bé.

Không lạm dụng thuốc

Đối với tất cả các loại thuốc, việc lạm dụng thường dẫn đến những hậu quả khó lường.

Mặc dù thuốc kháng Histamin có thể trị hắt hơi tốt cho con nhưng sẽ gây buồn ngủ. Chính điều này đã “xúi giục” nhiều bà mẹ cho con uống thường xuyên để giúp chúng ngủ lâu và ngoan hơn. Tuy nhiên, sử dụng quá mức loại thuốc này sẽ rất có hại đến sức khỏe của bé.

Ví dụ khác có thể kể đến là thuốc hạ sốt. Khi dùng thuốc này quá liều, sẽ gây độc cho gan và một số triệu chứng như đau bụng, buồn nôn. Một số loại thuống chống sung huyết và ngạt mũi còn có tác dụng phụ nghiêm trọng hơn như co mạch toàn thân, tím tái, tăng huyết áp hay chóng mặt…

lưu ý khi sử dụng thuốc

Sử dụng đúng loại thuốc

Để biết tình trạng trẻ bị hắt hơi sổ mũi uống thuốc gì cần phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. Chẳng hạn với thuốc kháng sinh, ba mẹ không nên tùy ý sử dụng cho trẻ bị sổ mũi, hắt hơi.

Theo các chuyên gia, bạn không nên chỉ dùng thuốc kháng sinh để trị bệnh cho con. Hơn nữa, thuốc kháng sinh được sử dụng không đúng trường hợp sẽ khiến con thêm mệt mỏi vì loại thuốc này chứa độc tính.

Ngưng dùng thuốc cho bé nếu bị nặng

Sau khi uống thuốc được một thời gian, nếu tình trạng của bé không tiến triển mà còn nặng hơn, các mẹ nên ngưng cho con uống loại thuốc đó ngay. Lúc này, nhiều khả năng cơ thể con không hợp với thuốc và dễ bị dị ứng dẫn đến gặp phải tác dụng phụ không mong muốn. Hãy đưa con đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và điều trị kịp thời.

Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và nghe theo lời khuyên bác sĩ

Khi mua bất kể một loại thuốc nào, các mẹ cần đọc kỹ phần chống chỉ định và hướng dẫn sử dụng. Bằng cách này, bạn sẽ yên tâm phần nào khi dùng thuốc cho trẻ và áp dụng đúng liều lượng được khuyến cáo. Nếu không thực sự chắc chắn trẻ bị hắt hơi sổ mũi uống thuốc gì, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ và những chuyên gia có kinh nghiệm.

3/ Hạn chế dùng thuốc cho bé với sản phẩm Nebial

Mặc dù thuốc có thể đẩy nhanh quá trình khỏi bệnh ở con, nhưng tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Nếu muốn hạn chế dùng thuốc cho trẻ bị hắt hơi sổ mũi, các mẹ có thể áp dụng một số bài thuốc dân gian đơn giản nhưng hiệu quả không kém như dùng lá trầu không; lá hẹ và đường phèn hấp cách thủy hay cho bé ăn cháo hành tía tô.

trẻ bị hắt hơi sổ mũi uống thuốc gì

Một phương pháp điều trị khác không phải thuốc đó là sử dụng dung dịch nước muối Nebial. Đây không phải là thuốc đặc trị sổ mũi hắt hơi, do đó sẽ ít gây ra tác dụng phụ hơn vì không có kháng sinh. Thế nhưng, Nebial vẫn đem lại hiệu quả tốt trong việc điều trị cho trẻ bị hắt hơi sổ mũi.

Loại dung dịch này có tác dụng giảm khô mũi, sổ mũi và nhanh chóng loại bỏ các chất nhày trong mũi. Nebial dùng rất an toàn và dịu nhẹ, không gây ảnh hưởng xấu đến niêm mạc mũi của trẻ. Với chất lượng an toàn và đảm bảo, Nebial 3% chính là một trong những lựa chọn hàng đầu nếu các mẹ không muốn dùng thuốc đặc trị cho trẻ bị hắt hơi sổ mũi.

Nhìn chung, trẻ bị hắt hơi sổ mũi uống thuốc gì còn tùy thuộc vào tình trạng bệnh và khả năng hấp thụ thuốc của con. Một số loại thuốc được nhiều người dùng nhưng có thể lại không hiệu quả đối với con bạn. Trước khi dùng bất kỳ loại thuốc nào, tốt nhất hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để hạn chế tối đa trường hợp bé gặp phải tác dụng phụ.