Với mọi đứa trẻ khi lớn lên, đều trải qua giai đoạn bú bình để có thể phát triển toàn diện. Vậy trẻ biếng bú bình phải làm sao? Mẹ phải làm gì để khắc phục ngay tình trạng này? Hãy cùng theo dõi 8 điều mẹ cần làm rất dễ áp dụng mà đem lại hiệu quả cao trong việc cải thiện tình trạng trẻ biếng bú bình.
1. Nguyên nhân trẻ biếng bú bình
Trước hết, mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân tại sao trẻ biếng bú bình để có cách khắc phục hiệu quả. Trẻ biếng bú bình có thể do một số nguyên nhân sau đây:
– Trẻ chưa đói: Tất nhiên, khi trẻ đang no thì sẽ từ chối tất cả nguồn thức ăn đưa vào, kể cả bú mẹ hay bú bình.
– Trẻ đang quen với ti mẹ, khi đột ngột chuyển sang bú bình sẽ lạ lẫm: Khi tiếp xúc với cơ thể mẹ, trẻ tiết ra hormone oxytocin (hormone hạnh phúc). Do đó, trẻ cảm thấy an toàn và dễ chịu mà bú bình không thể thay thế. Đặc biệt là núm ti bình cứng hơn ti mẹ rất nhiều, vì vậy trẻ không dễ bị đánh lừa và không chịu tiếp nhận bú bình.
– Nhiệt độ của bình sữa khác nhiệt độ sữa mẹ: Trẻ sơ sinh thích bú trực tiếp sữa mẹ vì sữa ấm như cơ thể mẹ. Do vậy, khi chuyển qua sữa bình bé có biểu hiện từ chối ăn.
– Bình sữa không phù hợp: do núm vú quá to hoặc bị tắc, trẻ có thể khó tiếp nhận sữa.
– Trẻ không tập trung bú bình: Không gian xung quanh thu hút trẻ, với tính tò mò trẻ sẽ dễ bị phân tâm trong quá trình bú.
– Trẻ bị bệnh: Trẻ mọc răng hay mắc các bệnh về tiêu hóa cũng là nguyên nhân khiến trẻ quấy khóc không chịu bú bình.
Chọn bình sữa không phù hợp dễ khiến trẻ bị sặc và ọc sữa khi bú bình
2. Trẻ biếng bú bình phải làm sao?
Nắm rõ được những nguyên nhân khiến trẻ biếng bú bình, mẹ nên tìm cách khắc phục nó. Sau đây là một số biện pháp hiệu quả, cải thiện tình trạng trẻ biếng bú bình, mẹ hãy tham khảo ngay.
2.1. Chuyển từ bú mẹ sang bú bình một cách từ từ
Đầu tiên, mẹ nên hút sữa mẹ vào bình. Đồng thời, nếu để sữa nguội thì nên hâm nóng sữa gần với nhiệt độ của sữa mẹ (37- 40 độ C). Mẹ có thể cho bé bú bình và bú mẹ song song giữa các cữ bú. Như vậy sẽ tập thói quen cho trẻ, không từ chối bú bình hay bú mẹ.
2.2. Thử cho trẻ bú bình ngay khi thức dậy
Khi mới thức dậy, khả năng bé tiếp nhận bú bình lúc này sẽ cao hơn
Khi mới thức dậy, trẻ đói và cần nạp năng lượng sau giấc ngủ dài. nên muốn được bú luôn. Vì thế, khả năng bé tiếp nhận bú bình lúc này sẽ cao hơn. Trẻ sẽ dễ bú bình hơn khi vừa thức dậy. Bởi lúc này bé đang đói và bản năng ăn uống sẽ được tiếp tục. Khả năng bé tiếp nhận bú bình lúc này cũng cao hơn.
Ngay khi thức dậy, trẻ còn hơi buồn ngủ, mẹ có thể cho bé bú bình luôn, tránh để bé quấy khóc. Vì con quấy khóc là dấu hiệu con đang quá đói, lúc này cho bé bú bình cũng khó khăn hơn.
2.3. Rời xa bé khi cho bé tập bú bình
Mẹ rất nóng lòng không biết trẻ biếng bú bình phải làm sao? Tuy nhiên, rời xa bé khi cho bé tập bú bình lại là một việc nên làm để cải thiện tình trạng này. Khi cho bé tập bú bình, mẹ có thể tránh đi nơi khác. Điều này hạn chế tiếp xúc giữa da mẹ và bé, giúp bé tự lập hơn. Bên cạnh đó, khi không có mẹ, bé sẽ nhận thức được không có nguồn thức ăn của mình ở đây và tiếp nhận sữa bú bình.
Ban đầu, có thể cho bố hoặc bà cho bé ti bình. Nhưng dần dần nên tập cho bé cách tự cầm bình, thúc đẩy thói quen tự lập từ bé. Đồng thời giúp bé tự điều chỉnh tư thế của mình để tránh bị sặc, gặp vấn đề khi tự bú bình.
2.4. Thay đổi bình sữa và núm vú cho trẻ
Trẻ sẽ tiếp nhận bú bình dễ dàng hơn khi mẹ cho trẻ bú bình sữa và núm vú phù hợp. Mặc dù có cách phân loại núm vú và bình sữa theo độ tuổi, nhưng mỗi trẻ lại có cách bú riêng, không thể áp đặt nếu trẻ không thích. Có 1 số mẹo để chọn bình sữa cho bé thích hơn đó là:
– Núm vú có thể dài và thẳng hơn, phẳng và mềm để trẻ ngậm như bú mẹ.
– Cho bé thử nhiều loại núm vú, với tốc độ sữa chảy từ chậm đến nhanh dần. Sau đó lựa chọn loại mà bé thích nhất, dễ tiếp nhận nhất khi cho bé bú bình.
– Về chất liệu, núm vú silicone sẽ là lựa chọn thích hợp cho những trẻ biếng bú bình, thay vì núm vú cao su khá cứng.
2.5. Khuyến khích bé ngậm bình sữa
Mẹ không nên ép buộc trẻ uống mà trước tiên, hãy khuyến khích bé ngậm bình và từ từ đưa bình sữa vào miệng bé. Hãy bắt đầu với 3 bước sau đây
Các bướcCách thực hiệnLưu ý nếu trẻ không tiếp nhậnBước 1Tách riêng núm vú và bình sữa, xoa dọc theo miệng bé đưa núm vú vào miệng bé. Điều này giúp bé làm quen và tiếp nhận núm vú.Hãy thử lại sauBước 2Khi đã đưa núm vú vào miệng bé, cho trẻ ngậm núm vúĐặt ngón tay vào trong lỗ núm vú, xoa nhẹ đầu vú vào lưỡi bé.Bước 3Đổ từ từ vài giọt sữa vào núm vú (chưa cần bình sữa)Nên cho trẻ uống từng ngụm nhỏ, ngừng khi trẻ không tiếp nhận nữa.Bước 4Cho bé bú bình hoàn chỉnhTiếp tục lặp lại các bước ở trên đến khi bé tiếp nhận một cách thoải mái.
2.6. Cho trẻ bú bình khi bé đói
Khi đã phát hiện trẻ đói, mẹ nên cho bé bú bình luôn, lúc này sẽ dễ bú và bé bú được nhiều hơn
Trẻ biếng bú bình phải làm sao – mẹ có thể cho bé bú bình lúc đói. Khi đói, khả năng bé tiếp nhận nguồn sữa từ bình cũng tăng lên. Vậy làm sao để biết trẻ đang đói? Mẹ hãy căn cứ vào các dấu hiệu sau đây:
– Trẻ quấy khóc, dỗ nhưng không ngừng, chỉ dừng lại khi được cho ăn.
– Trẻ sơ sinh thường liếm môi, mút chân tay, chân tay khuấy động, đầu di chuyển quay qua lại.
– Trẻ trên 6 tháng tuổi khi đói thường có các tín hiệu từ tay hoặc miệng để báo hiệu trẻ đang đói như: miệng phập phồng, tay đưa ra lấy đồ ăn…
Khi đã phát hiện trẻ đói, mẹ nên cho bé bú bình lần đầu. Nếu bé không chịu tiếp nhận, mẹ nên chờ 5 phút sau và mời bé bú bình lần 2. Lần này bé không chịu bú thì đợi khoảng 10 phút để cho bé bú lần 3. Nếu bé vẫn không bú bình, mẹ nên đợi khoảng 2 – 3 tiếng nữa rồi cho bé bú bình lại. Bé vẫn không chịu thì mẹ hãy lặp lại các bước ở trên.
2.7. Trẻ lười bú bình phải làm sao? – Cho bé bú bằng ống tiêm
Khi mẹ đã thực hiện thử đủ các biện pháp trên nhưng vẫn xảy ra tình trạng trẻ quấy khóc không chịu bú bình, lúc này mẹ nên thay thế cách cho trẻ ăn. Những biện pháp khác được sử dụng như cho trẻ dùng thìa hoặc cho bé bú bằng ống tiêm. Điều này giúp bé biếng bú bình không bị bỏ đói và tập cai bú mẹ.
Các bước thực hiện cho bé bú bằng ống tiêm như sau:
– Đặt em bé ngang ngực sao cho đầu cao hơn thân. Lấy sẵn ống tiêm chứa sữa, không có kim tiêm.
– Trước tiên, để trẻ học phản xạ mút, mẹ nên cho ngón tay vào miệng bé. Sau đó, đưa đầu ống tiêm vào miệng. Chú ý nên để đầu ống tiêm nghiêng về phía lợi và vách bên trong má để tránh bé bị sặc.
– Đẩy ống tiêm nhẹ sao cho sữa vào miệng bé nhỏ hơn 0,2ml mỗi lần. Khi bé đã nuốt, mẹ từ từ lặp lại bơm sữa đến khi bé no.
2.8. Hỗ trợ hệ tiêu hóa
Mẹ tìm cách để cải thiện tình trạng biếng bú bình của trẻ là vô cùng cần thiết. Bên cạnh đó cũng cần song song kết hợp tăng cường sức khỏe đường ruột. Bổ sung men vi sinh đa chủng chính là biện pháp hoàn hảo giúp đường ruột của trẻ khỏe mạnh, từ đó kích thích bé ăn ngon, giảm biếng ăn.
Rất đơn giản, mẹ chỉ cần cho bé uống 5 giọt men vi sinh đa chủng Bioamicus Complete mỗi ngày, trước khi ăn 30 phút. Đồng thời duy trì từ 2 – 3 tháng để đạt hiệu quả tốt nhất. Men vi sinh Bioamicus Complete được các chuyên gia hàng đầu khuyên dùng để cải thiện chứng biếng ăn, chậm tăng cân, giúp trẻ ăn ngon tự nhiên.
Men 10 chủng BioAmicus Complete – Lựa chọn đầu tay cho trẻ biếng bú
Hàng triệu bà mẹ ở Việt Nam và trên thế giới đã tin dùng và khẳng định hiệu quả vượt trội của sản phẩm. Bioamicus Complete chính là câu trả lời hoàn hảo cho các mẹ – trẻ biếng bú bình phải làm sao?
3. Những việc mẹ không nên làm khi trẻ biếng bú bình
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!