Trẻ bắt đầu ăn cơm khi nào? | Vinmec

Giống như tất cả các loại thực phẩm, một số loại gạo có nhiều lợi ích dinh dưỡng hơn những loại khác. Điều quan trọng là phải cân nhắc lợi ích của chế độ ăn uống với loại gạo nào tốt nhất để chế biến cho trẻ với các thông tin sau đây:

  • Gạo lứt: gạo nguyên hạt đã loại bỏ lớp vỏ ngoài nhưng vẫn còn cám và mầm chứa các chất dinh dưỡng quan trọng. Gạo lứt có nhiều chất xơ và protein hơn gạo trắng.
  • Gạo hoang dã: như một loại ngũ cốc nguyên hạt có chất xơ và protein nhiều hơn gần ba lần so với gạo trắng.
  • Gạo trắng: gạo đã loại bỏ lớp cám và mầm, không may là loại này gạo đã loại bỏ vitamin và chất xơ. Gạo trắng khi nấu thành cơm, dung nạp vào cơ thể sẽ chuyển hóa như một loại đường đơn và có thể khiến lượng đường trong máu tăng đột biến.

Nếu cha mẹ lo lắng về loại gạo tốt nhất cho trẻ thì bất kỳ loại gạo nào cũng có thể được chế biến cho trẻ sơ sinh đang tập ăn dặm miễn là được chế biến phù hợp và trẻ được theo dõi cẩn thận trong giờ ăn để giảm nguy cơ mắc nghẹn cũng như biết cách xử trí khi trẻ bị hóc dị vật.

Tóm lại, để trả lời cho câu hỏi khi nào nên cho trẻ ăn cơm, cha mẹ nên đợi cho đến khi trẻ được ít nhất 4-6 tháng tuổi. Lúc này, trẻ có thể trải nghiệm những thức ăn đặc đầu tiên, không chỉ như cơm nát mà cả ngũ cốc, trái cây và rau xay nhuyễn. Mặc dù tất cả trẻ em đều khác nhau, nhìn chung vào khoảng 6-8 tháng tuổi, hầu hết trẻ đã sẵn sàng để bắt đầu thưởng thức thức ăn dặm đầy thú vị một cách an toàn, đảm bảo cung cấp nhiều dưỡng chất cần thiết cho trẻ trong giai đoạn này.

Cũng trong độ tuổi này, ngoài việc cho trẻ ăn đa dạng các thực phẩm trong đó có cơm mẹ cũng nên bổ sung thêm các vi chất cần thiết: Kẽm, selen, Crom, Vitamin B1 và B6, Gừng, chiết xuất quả sơ ri (vitamin C),… để cải thiện vị giác, giúp bé ăn ngon, đạt chiều cao và cân nặng đúng chuẩn và vượt chuẩn, hệ miễn dịch tốt, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt và ít gặp các vấn đề tiêu hóa.

Ngoài chế độ dinh dưỡng, cha mẹ nên bổ sung cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng, phát triển toàn diện.

Hãy thường xuyên truy cập website Vinmec.com và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho bé và cả gia đình nhé.