BỆNH TOI GÀ – TỔNG HỢP ĐẦY ĐỦ CÁC NỘI DUNG LIÊN QUAN ĐẾN BỆNH TỤ HUYẾT TRÙNG Ở GÀ
Bệnh toi gà là gì?
Bệnh toi gà (tên gọi khác: bệnh tụ huyết trùng ở gà) là một bệnh truyền nhiễm cấp tính của gia cầm. Bệnh xảy ra khắp nơi trên thế giới, phổ biến ở các vùng có khí hậu nhiệt đới. Đây là một trong những bệnh nguy hiểm đối với gia cầm và có tốc độ lây lan nhanh, tỉ lệ tử vong cao. Bài viết dưới đây sẽ phân tích chuyên sâu về triệu chứng cũng như cách chữa bệnh tụ huyết trùng ở gà hiệu quả nhất.
Nguyên nhân gây bệnh toi gà
Gây ra bởi vi khuẩn Pasteurella multocida, kết hợp ảnh hưởng bởi các yếu tố khác như: hệ miễn dịch của gà kém, thời tiết thay đổi, môi trường sống bẩn, thức ăn ôi thiu hoặc các tác nhân thay đổi khác. Gà từ 21 ngày tuổi trở lên dễ bị mắc bệnh tụ huyết trùng, gà lớn dễ bị mắc bệnh hơn gà nhỏ.
Bệnh lây lan tự phát hoặc tiếp xúc qua nước bọt, xâm nhập vào cơ thể qua đường tiêu hóa, hô hấp hoặc vết thương ngoài da khi gà khỏe mạnh tiếp xúc với gà bị bệnh với tốc độ lây lan khá nhanh. Mầm bệnh tồn tại lâu trong không khí, thức ăn và nước uống, dễ dàng bùng phát, lây lan và phát triển thành bệnh khi có cơ hội.
Triệu chứng bệnh tụ huyết trùng ở gà
Thời gian phát bệnh ngắn, khoảng 1 -2 ngày có khi kéo dài lên tới 4 -9 ngày. Triệu chứng bệnh gồm 2 thể cấp tính và mãn tính với những biểu hiện đặc trưng sau:
Thể cấp tính:
- Chỉ xuất hiện vài giờ trước khi chết, gà chết đột ngột, đi lại chậm chạp, liệt chân hoặc liệt cánh
- Sốt cao 42 – 43 độ, gà bỏ ăn, ủ rũ, xù lông, chảy nhớt từ miệng, nhịp thở tăng
- Tiêu chảy, phân có màu hơi trắng sau đó trở nên xanh lá cây nhạt và chứa chất nhầy
- Gà chết do ngạt thở có mào và vết tích tím bầm
- Khi tụ huyết trùng đi vào máu sẽ gây nhiễm trùng huyết và làm cho gia cầm chết nhanh
Thể mãn tính:
- Gà ốm, sưng phồng tích, khớp xương chân, xương cánh, đệm bàn chân
- Thỉnh thoảng có tiếng rên trong khí quản, khó thở. Một số con bị bệnh có biểu hiện vẹo cổ
- Tỉ lệ đẻ trứng giảm, tỷ lệ chết tăng. Ở Việt Nam, tỉ lệ chết do bệnh toi gà lên đến 90%
Bệnh tích bệnh toi gà
Do diễn biến bệnh toi gà xảy ra rất nhanh, nên những con gà bị tụ huyết trùng khi tiến hành giải phẫu sẽ đánh giá được mức độ nghiêm trọng của bệnh đối với gà. Qua thống kê, tụ huyết trùng ở gà thường có bệnh tích như sau:
Thể cấp tính:
- Xuất hiện sung huyết, xuất huyết ở các mô liên kết dưới da, cơ quan nội tạng, thường hay gặp nhất ở: tim, lớp mỡ bao quanh tim, phổi, lớp mỡ xoang bụng, niêm mạc đường ruột.
- Bao tim bị viêm và tích nước
- Gan sưng có hoại tử với kích thước bằng đầu đinh ghim
- Gà bị tụ huyết trùng sẽ xuất hiện nhiều dịch nhầy ở các cơ quan tiêu hóa như hầu, diều, ruột
- Đối với gà mái: nang noãn trưởng thành mềm, không nhìn được mạch máu, thường bị nát. Đôi khi lòng đỏ bị vỡ (đối với gà đang trong thời kì đẻ trứng), chảy vào xoang bụng gây viêm phúc mạc.
Thể mãn tính:
- Viêm phúc mạc, ống dẫn trứng, khớp có dịch fibrin
- Sưng mắt và màng tiếp hợp mắt
- Bệnh toi gà diễn biến xấu có thể gây viêm não tủy làm vẹo cổ
Lưu ý: Nhiều gia đình có gà bị toi thường thắc mắc liệu gà bị tụ huyết trùng có ăn được không? Câu trả lời là không nên ăn gà bị bệnh và phải tiến hành tiêu hủy, cách ly gà bị bệnh với đàn để tránh lây lan diện rộng.
NHẬN THÔNG TIN TƯ VẤN MIỄN PHÍ TỪ CHUYÊN GIA NGAY!!!
Cách chữa bệnh tụ huyết trùng ở gà hiệu quả nhất
Phòng bệnh toi gà
- Cách phòng tránh hiệu quả nhất bệnh toi gà chính là vệ sinh chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi, đảm bảo không gian thoáng mát cho gà ở. Bà con có thể sử dụng một trong hai chế phẩm PIVIDINE hoặc ANTIVIRUS -FMB sát trùng.
- Bổ sung vitamin B.COMPLEX-C 5g/1kg thức ăn hoặc ELECTROLYTE 1g/2 lít nước uống giúp tăng cường sức đề kháng, chống căng thẳng khi môi trường thay đổi
- Kết hợp bổ sung chất dinh dưỡng và men tiêu hóa giúp tăng đề kháng
- Đối với đàn gà có số lượng ít, dùng vacxin phòng bệnh toi gà (vacxin keo phèn) tiêm phòng khi gà được 1 tháng tuổi với liều 0,5 ml/con và nhắc lại lần thứ 2 sau 4 đến 6 tháng.
- Đối với đàn gà lớn, dùng một trong các loại kháng sinh: TETRA-COLIVIT 2g/1 lít nước uống hoặc FLORFEN-B 4g/1 lít nước uống, pha vào nước định kì cho gà uống khi thay đổi thời tiết, thay đổi thức ăn hoặc nguồn nước
>>>Bài viết nên tham khảo: Tư vấn máy chế biến thức ăn cho gà 3A theo chuỗi quy trình khép kín A-Z
Điều trị bệnh toi gà
Khi gà bị tụ huyết trùng, dùng một trong các sản phẩm chứa kháng sinh sau để điều trị bệnh:
- TETRA-COLIVIT 2g/1 lít nước uống
- FLORFEN-B 8g/1 lít nước uống
- Kết hợp dùng thêm vitamin B.COMPLEX-C 5g/1 kg thức ăn hoặc ELECTROLYTE 1g/2 lít nước uống để tăng sức đề kháng giúp gà bị bệnh mau hồi phục sức khỏe
- Trong thời gian điều trị bệnh toi gà, tiến hành sát trùng chuồng trại ngày 1-2 lần bằng 1 trong 2 chết phẩm PIVIDINE hoặc ANTIVIRUS-FMB để tiêu diệt hết mầm bệnh
Bài viết tổng hợp đầy đủ về nguyên nhân, triệu chứng, dấu hiệu nhận biết và đưa ra các cách phòng và điều trị bệnh toi gà hiệu quả giúp bà con có thêm kiến thức để chăm sóc đàn gà của mình tốt nhất.
Chúc bà con chăn nuôi thành công!
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!