Tổ dân phố là gì? Tìm hiểu về cách tổ chức của tổ dân phố

Việc làm Y tế – Dược

1. Khái niệm tổ dân phố là gì?

Khái niệm tổ dân phố là gì?

Tổ dân phố là một tổ chức tự quản của cộng đồng dân cư Việt Nam theo Từ điển Bách Khoa Wikipedia nhận định. Theo đó, có thể thấy rằng, tổ dân phố không phải là một đơn vị cấp hành chính là một tổ chức tự quản của mỗi một cộng đồng dân cư chung nhau một địa bàn cư trú trong một phường, nơi mà người dân bao gồm các đối tượng trẻ em, người lớn, người cao tuổi… có thể thực hiện những quyền dân chủ của mình một cách rộng rãi và trực tiếp nhằm phát huy sức mạnh của hoạt động tự quản, tổ chức cho nhân dân thực hiện các đường lối, chủ chương và chính sách của Đảng và Nhà nước.

Việc làm Luật – Pháp lý

2. Những điểm mới trong tổ chức và hoạt động của tổ dân phố

Những hoạt động tích cực của tổ dân phố ở các thành phố đều được Đảng, chính quyền và Nhân dân ghi nhận. Những hiệu quả đó mang đến cho xã hội những giá trị về cả mặt vật chất lẫn tinh thần. Nhưng song hành với những ưu điểm thì trong công tác tổ chức, hoạt động của các tổ dân phố vẫn còn tồn tại nhiều bất cập.

Chính vì lẽ đó mà các thông tư về tổ chức và hoạt động của các tổ dân phố đã được sửa đổi để phù hợp với điều kiện phát triển mới của đất nước. Bộ Nội vụ đã ban hành thông tư 04/2012/TT-BNV về việc ban hành Quy chế tổ chức, hoạt động của tổ dân phố, thay cho Quyết định 13/2002/QĐ-BNV. Sau đây chính là những điểm mới được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư 04/2012/TT-BNV ban hành vào ngày 31-08-2012.

2.1. Điểm mới về tổ chức của tổ dân phố

Tại Điều 4 của Thông tư 4/2012/TT-BNV có quy định cụ thể rằng mỗi một tổ dân phố đều sẽ có một người tổ trưởng tổ dân phố và một tổ phó. Cùng với đó là những tổ chức tự quản thuộc tổ dân phố. Nếu như tổ dân phố có nhiều hơn 600 hộ gia đình thì tổ dân phố đó có thể cử thêm một Tổ phó. Về điều này, Thông tư 04/2012/TT-BNV đã căn cứ vào số hộ gia đình thay vì nhìn vào số dân để quy định về số lượng Tổ phó Tổ dân phố.

Với những bạn lầm đầu biết về các bộ phim hoạt hình của Nhật Bản thì nên biết quan về khái niệm tsundere là gì bởi điều này sẽ giúp bạn biết được thể loại mà bạn đang theo dõi cũng như những nhân vật mà bạn yêu thích.

2.2. Điểm mới về điều kiện thành lập tổ dân phố

Điều 7 của Thông tư 04/2012/TT-BNV có quy định về điều kiện thành lập một tổ dân phố mới. Cụ thể như sau:

Về quy mô hộ gia đình: tổ dân phố được thành lập cần phải có từ 250 hộ trở lên đối với vùng đồng bằng. Khi thành lập tổ dân phố tại vùng núi, hải đảo, vùng biên giới thì cần có từ 150 hộ trở lên.

Về những điều kiện khác: tổ dân phố cần phải có được cơ sở hạ tầng kinh tế – xã hội ở mức thiết yếu nhất.

Nhìn vào các chỉ tiêu trên có thể thấy, số lượng hộ gia đình đã được tăng lên mới đáp ứng được nhu cầu thành lập tổ dân phố. Việc nâng lên về số lượng, quy mô để thành lập tổ dân phố đem tới lợi ích có thể tinh giảm được bộ máy, tổ chức và cán bộ nhằm góp phần nâng cao hiệu quả trong việc quản lý và đầu tư cho cộng đồng dân cư.

2.3. Điểm mới về quy trình, hồ sơ thành lập tổ dân phố

Tại Điều 8 trong Thông tư 04/2012/TT-BNV có quy định về quy trình, hồ sơ thành lập tổ dân phố mới với nội dung cụ thể như sau:

– Quy trình thành lập:

  • Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đưa ra quyết định chủ trương thành lập tổ dân phố mới
  • Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giao cho cấp xã xây dựng đề án để trình lên Hội đồng Nhân dân cấp xã, hoàn thiện hồ sơ để trình Ủy ban nhân dân cấp huyện
  • Ủy ban nhân dân cấp huyện sẽ gửi Tờ trình và Hồ sơ lên Sở Nội vụ nhằm thẩm định, sau đó trình lên Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
  • Cuối cùng, khi đã có Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ ban hành quyết định về việc thành lập tổ dân phố mới.

– Về thời gian thực hiện trong quy trình thành lập tổ dân phố:

  • Không quá 10 ngày để Ủy ban nhân dân xã hoàn thiện hồ sơ và trình lên Ủy ban nhân dân Huyện, tính từ ngày có Nghị quyết của Hội đồng nhân dân Xã
  • Không quá 15 ngày để Ủy ban nhân dân Huyện thẩm định hồ sơ từ Ủy ban Nhân dân xã gửi lên
  • Không quá 15 ngày để Sở Nội vụ thẩm định tờ trình và hồ sơ từ Ủy ban Nhân dân Huyện

2.4. Điểm mới về quy trình ghép cụm dân cư vào tổ dân phố

Điểm mới trong tổ chức và hoạt động của tổ dân phố

Điểm mới trong tổ chức và hoạt động của tổ dân phố

Tại Khoản 5, Điều 9 có quy định rõ về việc ghép cụm dân cư và tổ dân phố. Theo đó, trong vòng 15 ngày làm việc tính từ khi Ủy ban nhân dân Huyện nhận được hồ sơ được chuyển đến từ cấp xã, Ủy ban Nhân dân cấp huyện cần phải xem xét và thông qua. Giao cho Chủ tịch ban hành quyết định ghép cụm dân cư vào tổ dân phố.

2.5. Điểm mới về nhiệm vụ và quyền hạn của người tổ trưởng

Quy định rõ tại Điều số 10 Thông tư 04/2012/TT-BNV có đưa ra 11 nhiệm vụ, 3 quyền hạn của người Tổ trưởng tổ dân phố. Thế nhưng các quy định về chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ của người tổ trưởng tổ dân phố được đưa ra khá chung chung cho nên đã dẫn tới việc ở nhiều nơi vô tình coi tổ chức tổ dân phố này giống như một cấp chính quyền.

Do đó, chính quyền nhiều nơi này đã giao vào tay người trưởng thôn quá nhiều nhiệm vụ mà vốn dĩ thuộc vào trách nhiệm quản lý nhà nước của các công chức làm việc tại phường. Chính điều này đã gây ra những áp lực lớn đối với người tổ trưởng tổ dân phố khi mà họ vốn chỉ là những người hoạt động không chuyên trách tại tổ dân phố, có chế độ làm việc theo hình thức bán thời gian và phong thái làm việc xuất phát từ tâm huyết, từ thái độ nhiệt tình bởi được dân tin tưởng.

Với sự tường tận tổ dân phố là gì và những điểm mới được nêu ra ở trên đây dựa vào Thông tư 04/2012/TT-BNV chúng ta có thể hiểu sâu hơn về vấn đề tổ chức của tổ dân phố, nơi thôn ấp của chúng ta đang sinh sống hàng ngày. Cho đến nay, nhiều vấn đề bất cập vẫn còn tiếp tục được nghiên cứu và giải quyết.

Tin tức việc làm Cao Bằng lương cao mới nhất vẫn liên tục được chúng tôi cập nhật tại đây.

3. Điều kiện để thành lập tổ dân phố

Các điều luật luôn được chú trọng sửa đổi khi chưa giải quyết được bất cập trong công tác quản lý Nhà nước. Đối với vấn đề thành lập tổ dân phố cũng vậy, so với Thông tư 04/2012/TT-BNV thì trong nội dung tại Khoản 4 Điều 1 Thông tư 14/2018/TT-BNV đã có sửa đổi với quy định về điều kiện thành lập tổ dân phố.

Khi gặp phải khó khăn trong việc quản lý thì tổ dân phố sẽ yêu cầu thành lập tổ dân phố mới. Vậy cần làm gì để yêu cầu đó được chấp thuận? Điều này phụ thuộc vào các điều kiện mà Đảng – Nhà nước đưa ra. Theo đó, để được thành lập tổ dân phố mới thì các điều kiện cần phải đáp ứng dựa vào nhiều tiêu chí dưới đây.

3.1. Quy mô về số lượng hộ gia đình trong tổ dân phố

Tại các tỉnh trung du – miền núi phía Bắc, tổ dân phố cần có từ 200 hộ gia đình trở lên. Đối với những tỉnh thuộc vùng Đồng bằng Sông Hồng thì cần có từ 350 hộ gia đình trở lên. Đối với riêng thành phố Hà Nội, muốn thành lập một tổ dân phố mới thì cụm dân cư đó cần phải có từ 450 hộ gia đình trở lên.

Điều kiện thành lập tổ dân phố

Điều kiện thành lập tổ dân phố

Các tỉnh ở miền Trung du muốn thành lập tổ dân phố cần phải có từ 300 hộ trở lên. Tổ dân phố tại các tỉnh thành miền Nam cần đảm bảo điều kiện có từ 400 hộ trở lên. Với riêng thành phố Hồ Chí Minh thì con số này yêu cầu phải là 450 hộ.

Còn các tỉnh Tây Nguyên, tổ dân phố cần phải có từ 250 hộ gia đình. Các tỉnh vùng biên giới, đảo thì cần từ 150 hộ gia đình.

3.2. Những điều kiện thành lập tổ dân phố khác

Đối với điều này, chúng ta cần phải căn cứ vào điều kiện thực tế của thực trạng kinh tế – xã hội theo giai đoạn và theo từng vùng miền. Và cần phải xuất phát từ mục đích phục vụ hoạt động cộng đồng, bảo đảm sự ổn định về cuộc sống cho người dân.

3.3. Các trường hợp đặc thù

Tổ dân phố thuộc vào quy hoạch giải phóng mặt bằng hay giãn dân thì có quy mô từ 100 hộ gia đình trở lên. Đối với khu vực miền hải đảo hay vùng biên giới ở xa đất liền diễn ra hoạt động di dân nhằm bảo vệ chủ quyền, đường biên giới cho vùng biển đảo thì việc thành lập tổ dân phố sẽ không áp dụng theo quy định tại Khoản 1.

Tham khảo: tin tức việc làm Long An đang được tuyển dụng mới nhất ngay bây giờ.

4. Nhiệm vụ và quyền hạn của người Tổ trưởng tổ dân phố

Tại Khoản 8, Điều 1 Thông tư số 14/2018/TT-BNV có hiệu lực từ ngày 20/01/2019 đưa ra những quy định cụ thể về nhiệm vụ và quyền hạn của người Tổ trưởng tổ dân phố.

4.1. Nhiệm vụ của Tổ trưởng tổ dân phố

– Tổ trưởng tổ dân phố có nhiệm vụ triệu tập và chủ trì hội nghị tổ dân phố; tổ chức thực hiện các công việc trong tổ dân phố được nhân dân quyết định. Đồng thời đảm bảo những nội dung hoạt động của tổ dân phố được diễn ra theo đúng quy định ở Điều 5 của Thông tư 14/2018/TT-BNV.

– Vận động và tổ chức cho dân thực hiện dân chủ tại cơ sở, hương ước, quy ước của tổ dân phố đã được phê duyệt bởi những cơ quan có thẩm quyền.

– Tập hợp, đề nghị chính quyền xã giải quyết các kiến nghị và nguyện vọng của nhân dân trong tổ dân phố. Đồng thời báo cáo với Ủy ban xã về hành vi vi phạm pháp luật trong tổ dân phố.

Nhiệm vụ và quyền hạn của người Tổ trưởng tổ dân phố

Nhiệm vụ và quyền hạn của người Tổ trưởng tổ dân phố

– Thực hiện lập biên bản kết quả được nhân dân trong tổ quyết định công việc của tổ dân phố, lập biên bản kết quả được bàn và biểu quyết sau đó báo cáo kết quả đó cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã

– Phối hợp với các Tổ chức chính trị ở tổ dân phố để vận động người dân tham gia vào các phong trào, các cuộc vận động.

– Báo cáo kết quả công tác theo giai đoạn 6 tháng đầu năm và cuối năm trong hội nghị tổ dân phố.

4.2. Quyền hạn của Tổ trưởng tổ dân phố

– Được ký hợp đồng xây dựng công trình do dân trong tổ dân phố góp kinh phí, bảo đảm quy định có liên quan của chính quyền các cấp.

– Được quyền phân công nhiệm vụ cho phó Tổ trưởng tổ dân phố, không những thế còn nhận được lời mời họp của chính quyền cấp xã, được nhận bồi dưỡng , tập huấn về việc tổ chức, hoạt động trong tổ dân phố.

Như vậy, với những thông tin chia sẻ trên đây, chúng ta không chỉ hiểu tổ dân phố là gì mà còn có thể nắm bắt các thông tư mới nhất trong việc tổ chức, hoạt động đối với tổ dân phố. Nó sẽ là thông tin vô cùng bổ ích giúp các bạn dễ dàng điều hành và quản lý tổ dân phố nếu như đang nắm giữ vai trò là người Tổ trưởng.