Tinh bột gạo (còn được gọi là gạo rắm) là một loại bột được làm từ gạo bằng phương pháp ngâm và nghiền. Tinh bột gạo là thành phần chính của rất nhiều loại thực phẩm quen thuộc ở các nước Châu Á, nhiều loại bánh cổ truyền của các nước châu Á đều có thành phần chính là tinh bột gạo.
Bột gạo, như chỉ có 3 loại gạo nếp và gạo tẻ nên cũng đỡ phức tạp hơn so với bột mỳ.
Bột gạo tẻ: Thường được gọi tắt “Bột gạo”, là loại bột được xay từ hạt gạo tẻ (gạo dùng để nấu cơm ăn hàng ngày). Bột gạo có thể dùng nấu cháo sườn, làm bánh bột lọc, v.v.
Bột gạo nếp: Thường được gọi tắt là “Bột nếp”, là loại bột được xay từ hạt gạo nếp (gạo dùng để nấu các món xôi). Bột gạo nếp thường được sủ dụng trong nhiều các công thức bánh khúc, bánh rán (ngọt), bánh rán (mặn), bánh gai, Daifuku, v.v.
Bột gạo nguyên cám: Không chỉ có chất xơ, nó gồm cám, tinh bột và vi khuẩn. Qua quá trình xay xát hay chế biến phần lớn lớp cám và vi khuẩn bị mất đi. Do đó, loại bỏ đi phần lớn chất xơ, dinh dưỡng và chỉ còn lại lượng calo. Điều đó giải thích vì sao dùng thực phẩm qua tinh chế sẽ có ít dưỡng chất hơn là các thực phẩm còn nguyên cám..
Ở Việt Nam, tinh bột gạo được sử dụng rất phổ biến từ Nam cho đến miền Bắc trong các món như bánh cuốn, bánh canh, bánh căn, bánh bò, bánh đậu xanh, bún gạo, bánh bèo, bánh xèo, bánh đúc, bánh khoái, cao lầu mì, bánh hỏi, bánh đập.
Nếu như gạo là nguyên liệu chủ yếu lâu đời có mặt trong bữa ăn chính của nhiều nước Châu Á thì bột gạo là thành phần chính của rất nhiều loại thực phẩm quen thuộc ở các nước này.
Nguồn gốc bột gạo khá lâu đời có thể từ khi con người biết trồng lúa. Rất nhiều loại bánh cổ truyền của các nước Châu Á đều có thành phần chính là bột gạo cho thấy nguồn gốc lâu đời cũng như tính phổ biến của bột gạo.
Hầu hết các loại bánh được làm từ bột gạo đều có mặt trong nền văn hóa ẩm thực của Việt Nam và các nước Châu Á khác nhất là trong các dịp Tết hoặc lễ hội cổ truyền.
Vào dịp Tết cổ truyền Trung Quốc bánh Nian Gao là loại bánh không thể thiếu, Nian Gao là bánh được làm bằng bột gạo sau đó được hấp hoặc chiên lên rồi xào hoặc kẹp với các loại ngũ cốc.
Tại lễ hội mùa thu Chuseok của người Hàn Quốc các loại bánh truyền thống Songpyeon và Tteok cũng được làm bằng bột gạo, các loại bánh này được tạo thành rất nhiều hình dánh và được hấp chín với nhân ngọt bên trong. Một số loại bánh cổ truyền Mochi của Nhật cũng có vỏ làm bằng bột gạo như Mochigashi hay Dango.
Đối với ẩm thực Việt Nam, bột gạo là một thành phần không thể thiếu trong rất nhiều món ngon. Bột gạo được sử dụng rất phổ biến từ Nam tới Bắc.
Miền Nam phổ biến có bánh ướt, bánh canh, bánh bò, bánh đậu xanh hay bún gạo…. Miền Trung và miền Bắc bột gạo dùng trong bánh bèo, bánh xèo, tôm cháy, bánh đúc, bánh khoái, cao lầu, bánh đập hay bánh cuốn….
QUY TRÌNH CHẾ BIẾN BỘT GẠO ĐÚNG CHUẨN
Tinh bột gạo được chế biến qua 6 công đoạn chính gồm:
Ngâm: Làm hạt gạo mềm dễ xay mịn do nước sẽ ngấm vào hạt gạo (quá trình hydrat hóa) làm mềm hạt gạo, lớp màng của tế bào, giúp quá trình xay gạo và tinh bột được giải phóng được dễ dàng khi xay.
Xay: Quá trình xay sẽ phá vỡ cấu trúc hạt gạo và lớp màng bao tế bào, giúp giải phóng tinh bột chứa trong bột lạp của tế bào hạt gạo. Ngoài ra quá trình xay còn giúp đồng nhất khối hạt hình thành dạng bột cho bột gạo.
Khuấy: Mục đích của quá trình khuấy sẽ giúp các phân tử tinh bột thoát ra hoàn toàn khỏi các túi bột lạp giúp tăng hiệu suất thu hồi tinh bột. Ngoài ra khi khuấy một số tạp chất nhẹ còn lẫn trong gạo sẽ nổi lên và được loại bỏ dễ dàng. Quá trình khuấy còn giúp lipit (chất béo trong gạo) thoát ra và nổi lên và sẽ được loại bỏ.
Lắng gạn: Để tách bột ra khỏi nước có thể dùng 2 cách lọc, lắng gạn hoặc ly tâm.
Chia bột ướt: Sau khi lắng gạn sẽ thu được bột sẽ có dạng bột nhão. Khối bột này sẽ được chia ra trên mâm tre được bọc vải. Khối lượng chia cần đồng đều trên các vĩ nhằm đảm bảo bột khô đều. Lớp vải sẽ giúp việc lấy bột lên dễ dàng khi bột khô.
Phơi: Bột sau khi chia sẽ được phơi hoặc sấy khô đến dưới 15% ẩm. Thời gian phơi khoảng 4 – 6 giờ. Quá trình phơi sẽ hạ độ ẩm của bột gạo xuống dưới mức cần thiết mà vi sinh vật và nấm mốc có thể phát triển làm hư hỏng bột. Sau khi bột khô có thể đóng gói và bảo quản bột hoặc có thể nghiền mịn rồi bao gói.
TÁC DỤNG CỦA BỘT GẠO TRONG VIỆC DƯỠNG DA MẶT, TRỊ MỤN LÀM ĐẸP
Sử dụng bột gạo trong các phương pháp làm đẹp tự nhiên dẽ giúp cải thiện màu da, cho da sáng mịn, ngừa nếp nhăn và trị mụn đầu đen hiệu quả.
Nếu kiên trì chăm sóc da bằng bột gạo sẽ giúp làm mờ đốm đen, sẹo mụn trên da, tăng cường khả năng chống nắng và nuôi dưỡng da ngày càng khỏe mạnh. Đặc biệt, làm đẹp da bằng bột gạo là phương pháp rất an toàn, không gây kích ứng da.
Rửa mặt bằng bột gạo
Bạn lấy 1 nắm bột gạo nhỏ, hòa cùng ít nước để tạo thành một hỗn hợp sền sệt, sau đó thoa đều lên mặt và massage nhẹ nhàng trong khoảng 20 phút trước khi rửa lại bằng nước sạch. Kiên trì thực hiện đều đặn mỗi sáng thức dậy và tối trước khi đi ngủ để có hiệu quả nhanh chóng và rõ rệt.
Sử dụng mặt nạ dưỡng da bằng bột gạo
Bột gạo được nghiền nhỏ từ gạo, giàu hàm lượng vitamin B1, B2, vitamin E, chất sắt, chất kẽm và các chất khoáng như Mg, Ca, Kali,…
Trong khi vitamin E giúp chống oxy hóa các tế bào, ngăn ngừa quá trình lão hóa đến sớm thì Vitamin B2 lại cần thiết cho sự sản xuất và nuôi dưỡng tế bào da khỏe mạnh, các dưỡng chất khác đều được nghiên cứu cần thiết cho da.
Bạn đang muốn cải thiện màu da cho da sáng mịn, ngừa nếp nhăn, tẩy tế bào chết, trị mụn đầu đen hiệu quả, làm mờ nám da tàn nhang, sẹo mụn trên da, chống nắng cho da và dưỡng da khỏe mạnh,… Thì hãy chăm chỉ đắp mặt nạ bột gạo thôi, bởi những điều này mặt nạ bột gạo đều có thể đáp ứng được.
– Mặt nạ bột gạo và mật ong
Sự kết hợp giữa mật ong và bột gạo có tác dụng chống oxy hóa rất tốt cho da, dưỡng ẩm và làm trắng da, loại bỏ tế bào da chết.
Cách thực hiện rất đơn giản. Bạn trộn đều 1 thìa bột gạo và 1 thìa mật ong thành hỗn hợp sền sệt, sau đó rửa mặt sạch và thoa hỗn hợp vừa pha lên mặt. Massage nhẹ nhàng và thư giãn trong khoảng 15 phút trước khi rửa sạch bằng nước. Thực hiện đều đặn 2 – 3 lần/tuần để có tác dụng dưỡng da hiệu quả.
– Mặt nạ bột gạo và cà chua
Đây là loại mặt nạ có tác dụng loại bỏ mụn hiệu quả. Theo đó, bạn chỉ cho một thìa bột gạo trộn đều với một ít cà chua đã xay nhuyễn để tạo thành hỗn hợp sền sệt. Bạn đắp hỗn hợp này lên mặt, chú ý những vùng da bị mụn và thư giãn trong khoảng 15 phút trước khi rửa lại bằng nước sạch.
Thực hiện đều đặn từ 2 – 3 lần/tuần để có tác dụng tốt nhất.
– Mặt nạ bột gạo và sữa chua không đường
Bạn chỉ cần chuẩn bị 2 thìa bột gạo, 2 thìa sữa chua không đường và trộn đều với nhau. Sau khi rửa sạch mặt, thoa hỗn hợp vừa chuẩn bị lên da mặt và thư giãn trong vòng 10 – 15 phút.
Khi hỗn hợp đã khô, bạn rửa lại với nước ấm. Thực hiện đều đặn 1-2 lần/ tuần để có làn da láng mịn, tẩy tế bào chết và xóa nếp nhăn hiệu quả.
– Bột gạo và sữa tươi làm trắng da mặt và mịn màng
Cách dùng: Xay một nắm gạo thành bột. Bạn có thể sử dụng một máy xay cà phê để làm điều này. Thêm một ít sữa vào bột gạo – đủ để làm cho nó thành bột nhão.
Thoa hỗn hợp này lên mặt và cổ. Để lại trong 20-30 phút. Rửa sạch mặt nạ với nước ấm. Làm điều này đều đặn một vài lần mỗi tuần và bạn sẽ thấy làn da của bạn sáng sau một tháng.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!