Dinh dưỡng cho người bệnh tiểu đường: Nên ăn gì và kiêng gì?

NÊN ĂN (ăn theo khẩu phần ăn) KHÔNG NÊN ĂN

  • Gạo hữu cơ, gạo lứt
  • Hạt diêm mạch
  • Bánh mì ngũ cốc nguyên hạt
  • Mỳ, nuôi từ ngũ cốc nguyên hạt
  • Ngũ cốc nguyên hạt ăn liền như yến mạch
  • Bánh mì
  • Bánh ngọt
  • Ngũ cốc ăn sáng có đường
  • Gạo
  • Các loại mỳ, nui

3. Chế độ ăn người tiểu đường có nên sử dụng các sản phẩm từ sữa không?

Dinh dưỡng cho người bệnh tiểu đường

Sản phẩm từ sữa thông thường có rất nhiều tác động xấu lên cơ thể: gây tăng cân, béo phì, mắc chứng tiền tiểu đường rồi phát triển thành bệnh hoặc sẽ bị nhiều biến chứng của tiểu đường tuýp 2. Tuy vậy, khi xây dựng chế độ dinh dưỡng cho người bệnh tiểu đường, bạn vẫn có thể lựa chọn các sữa và sản phẩm từ sữa tách béo để giảm bớt lượng calo cũng như chất béo bão hòa tiêu thụ.

NÊN ĂN KHÔNG NÊN ĂN

  • Sữa tách béo
  • Sữa chua tách béo không đường
  • Phô mai tách béo dạng đặc ít muối
  • Phô mai tách béo 1 phần (theo chế độ)
  • Sữa chua uống lên men tách béo, không đường
  • Sữa nguyên béo hoặc tách béo 2%, kể cả sô cô la trắng và các loại bánh kẹo từ sữa
  • Phô mai nguyên béo
  • Sữa chua uống nguyên béo có đường
  • Sữa chua nguyên béo

4. Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh tiểu đường nên bao gồm những loại rau củ gì?

Dinh dưỡng cho người bệnh tiểu đường

Người bị tiểu đường tuýp 2 nên ăn gì thì chắc chắn không thể thiếu rau củ. Vì đây là nguồn cung cấp dinh dưỡng, nhất là chất xơ dồi dào. Đáng nói hơn nữa là rau, củ thường có ít hoặc không chứa tinh bột nên thích hợp với bệnh nhân tiểu đường. Nếu sử dụng rau củ đông lạnh hoặc đóng hộp, bạn nên chú ý đến lượng muối nạp vào để tránh bị tăng huyết áp. Khẩu phần ăn của bạn nên có 50% là rau không có tinh bột.

Bệnh tiểu đường kiêng ăn gì? Những rau củ mà người bị tiêu đường nên ăn và hạn chế ăn bao gồm:

Các loại rau củ không tinh bột NÊN ĂN Các loại rau củ nên ĂN CÓ CHỪNG MỰC

  • Rau lá xanh như: cải bó xôi, cải xoăn, các loại rau họ cải và bông cải xanh, bông cải trắng
  • Dưa leo (dưa chuột)
  • Măng tây
  • Củ sắn (Củ đậu)
  • Cải Brussel (bắp cải tí hon)
  • Hành, tiêu
  • Tâm hoa atisô
  • Bắp (ngô)
  • Khoai tây
  • Khoai lang
  • Khoai mỡ
  • Đậu Hà Lan
  • Củ cải đường

5. Loại trái cây nào là thực phẩm cho người tiểu đường tuýp 2?

dinh dưỡng cho người bệnh tiểu đường

Không phải trái cây nào cũng là thực phẩm tốt cho người tiểu đường tuýp 2. Có nhiều loại trái câu chứa tinh bột đường gây bất lợi cho sức khỏe của bệnh nhân tiểu đường.

Tuy nhiên, nếu biết lựa chọn đúng loại và đúng lượng phù hợp, trái cây sẽ là món ăn rất tốt khi xây dựng chế độ dinh dưỡng cho người bệnh tiểu đường. Không chỉ cung cấp các chất chống oxy hóa, vitamin, khoáng chất, chất xơ làm no, trái cây còn có thể dùng để thay cho các món ngọt không tốt cho sức khỏe như bánh mì ngọt, bánh kem, bánh quy.

Cũng tương tự với ngũ cốc nguyên hạt, bạn nên kiểm tra và tính toán lượng tinh bột đường có trong trái cây để không tiêu thụ quá mức cần thiết. Một miếng trái cây tươi hoặc 120ml nước ép, trái cây đông lạnh đóng hộp thường sẽ có 15g tinh bột.

Trái cây sấy khô không phải là lựa chọn tốt vì sau khi tách nước, phần ăn còn lại quá ít sẽ không đủ no như trái cây tươi nguyên quả. Thậm chí, chỉ 28g nho khô có thể chứa 15g tinh bột đường – tương đương với 1 quả táo tươi. Trái cây đóng hộp cũng vậy. Chúng thường sẽ có thêm sirô đường đặc mà bệnh nhân tiểu đường cần tránh xa. Dùng nước ép cũng sẽ không còn đủ lượng chất xơ như trái cây tươi nguyên vỏ.

Tuy nhiên, các loại sinh tố chỉ làm từ trái cây tươi và không thêm đường vẫn rất tốt cho người bệnh. Bạn cũng có thể trữ các loại trái cây đông lạnh không tẩm đường để thay thế cho những bữa ăn sáng nếu bạn không có thời gian. Hãy ăn kèm với các món chứa chất đạm như sữa chua hoặc một lượng nhỏ bơ hạt cũng sẽ giảm nguy cơ tăng đường huyết.

Sử dụng chỉ số tải lượng đường huyết (GL) cũng là một cách để đo xem một phần thực phẩm có tầm ảnh hưởng thế nào đến việc tăng lượng đường trong máu của bạn. Bệnh nhân tiểu đường có thể tự lựa chọn hoặc tham khảo ý kiến của các chuyên gia dinh dưỡng để có khẩu phần ăn phù hợp nhất.

NÊN ĂN KHÔNG NÊN ĂN

  • Các loại dâu: việt quất, dâu tây, mâm xôi
  • Táo, đào, mơ, lê để nguyên vỏ
  • Cherry, cam, kiwi, chuối, nho
  • Các loại dưa
  • Trái cây sấy
  • Trái cây đóng gói
  • Nước trái cây lọc
  • Trái cây tẩm đường

Cụ thể bạn có thể tham khảo thêm bài viết: Người tiểu đường không nên ăn hoa quả gì? Tìm hiểu ngay!

6. Chất béo nên chọn khi xây dựng chế độ dinh dưỡng cho người bệnh tiểu đường

dinh dưỡng cho người bệnh tiểu đường

Chất béo sẽ không còn là “kẻ thù” của bệnh tiểu đường nếu bạn biết lựa chọn đúng loại và đúng lượng thích hợp. Thực đợn cho người tiểu đường tuýp 2 được cung cấp đủ chất béo tốt sẽ giúp bạn hạn chế những cơn thèm ăn, giảm cân và kiểm soát đường huyết tốt hơn.

Có hai loại chất béo tốt cực kỳ thích hợp vì chúng có thể giúp người bị tiểu đường giảm lượng cholesterol xấu LDL trong cơ thể. Đầu tiên là chất béo đơn không bão hòa, thường có trong bơ, hạnh nhân, quả hồ đào. Loại thứ hai là chất béo đa không bão hòa, có nhiều trong quả óc chó và dầu hướng dương.

Trong khi đó, chất béo chuyển hóa và chất béo bão hòa lại rất có hại cho tim mạch và sức khỏe nói chung. Nếu bạn kiểm tra bao bì các thực phẩm đóng gói và thấy có xuất hiện từ “hydrogenated” (hydro hóa/chưa bão hòa) nghĩa là chúng có chứa các chất béo xấu. Bạn hãy luôn kiểm tra kỹ thành phần nguyên liệu và tránh xa các loại thực phẩm này.

Các thực phẩm chứa chất béo mà người tiểu nên ăn và kiêng ăn là:

NÊN ĂN KHÔNG NÊN ĂN

  • Quả bơ, bơ hạt, ô liu
  • Các loại quả hạch như: hạnh nhân, hồ đào, óc chó, hồ trăn (hạt dẻ cười)
  • Đậu nành lông Nhật Bản, đậu phụ
  • Dầu thực vật như: dầu nành, dầu bắp, dầu ô liu và dầu hướng dương
  • Các loại hạt như: hạt chia, hạt lanh
  • Các loại cá như: cá ngừ, cá hồi
  • Thức ăn nhanh
  • Các loại thịt: bò, bê, cừu, heo
  • Sản phẩm từ sữa nguyên béo
  • Dầu dừa, dầu cọ
  • Bánh snack
  • Món ngọt: donut, bánh kem, bánh quy và muffin

Áp dụng tốt chế độ dinh dưỡng cho người bệnh tiểu đường là yếu tố quan trọng để người bệnh kiểm soát đường huyết, tránh được những biến chứng tiểu đường nguy hiểm để có thể sống chung với căn bệnh mãn tính này.