2. Những thăng trầm trong lịch sử phát triển thương hiệu Chanel
Thương hiệu Chanel được biết đến là một trong các hãng thời trang nổi tiếng hàng đầu thế giới. Thành công là vậy nhưng ít ai biết được rằng để có như ngày hôm nay, Chanel đã phải trải qua giai đoạn lịch sử phát triển đầy thăng trầm và biến cố.
2.1 Đôi nét về Coco Chanel – Người sáng lập thương hiệu Chanel
Coco Chanel có tên thật là Gabrielle Bonheur Chanel. Bà sinh ra và lớn lên trong một gia đình buôn bán tại Gard. Cuộc đời của nhà tạo mẫu trứ danh người Pháp này đã trải qua biết bao thăng trầm, sóng gió.
Phần lớn thời gian tuổi thơ của Coco ở trong một tu viện. Cuộc sống tự lập giúp bà sớm trưởng thành hơn so với các bạn bè cùng trang lứa.
Tại đây, Coco được các nữ tu sĩ dạy cách may vá và làm quen với vải vóc. Đây cũng là yếu tố quan trọng quyết định con đường sự nghiệp sau này của bà. Gabrielle chính thức bước vào làng thời trang ở tuổi 18.
Với nhan sắc nổi bật cùng trí thông minh hơn người, Coco Chanel có cơ hội tiếp xúc, làm quen với giới quý tộc. Trong đó phải kể đến Étienne Balsan – một doanh nhân nổi tiếng tại Pháp.
Vào năm 1909, hai người chính thức công khai quan hệ hẹn hò. Étienne góp phần quan trọng trong sự nghiệp của Gabrielle, giúp bà mở một cửa hàng mũ tại Paris.
Không lâu sau đó, mối tình tốt đẹp ấy nhanh chóng kết thúc. Coco Chanel dần bắt đầu mối quan hệ mới với một người tên Arthur Capel. Ông được xem như tri kỷ của bà và góp công lớn trong việc thành lập thương hiệu Chanel.
2.2 Thương hiệu Chanel với dấu ấn quan trọng trong thế chiến thứ I
Công nghiệp thời trang ở châu Âu bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi chiến tranh thế giới thứ I (1914 – 1918). Việc kinh doanh của Coco Chanel cũng nằm trong số đó. Do khan hiếm về nguồn nguyên liệu, xu hướng thiết kế và vật liệu trang phục dần thay đổi.
Trong thời gian này, Chanel sở hữu cho mình một cửa hàng bán váy đầm lớn tại Paris. Các thiết kế chính tại đây là váy bút chì, áo ấm, blazer hay đầm đen,… Sản phẩm làm từ các chất liệu phổ biến như: flannel, linen, jersey, vải tuyn.
Khoảng 1 năm sau đó, những trang phục hay thiết kế mang thương hiệu Chanel đã vang danh khắp nước Pháp. Và đến năm 1917, độ phủ sóng của Chanel lan rộng khắp châu Âu.
Sau thế chiến thứ I, thiết kế của Chanel có nhiều sự thay đổi. Ảnh hưởng của xu hướng thập niên 1920, hãng cho ra đời những trang phục giúp người phụ nữ vừa tôn lên vẻ hiện đại vừa thoải mái tiện dụng.
Đến năm 1921, Coco đã cho ra đời một loại nước hoa dành riêng cho thương hiệu House of Chanel. Trong đó nổi bật nhất là dòng sản phẩm Chanel No.5.
Mục đích ban đầu của Chanel No.5 là quà tặng dành riêng cho khách hàng. Dòng nước hoa này đã nhanh chóng thu hút sự quan tâm và yêu thích. Vào năm 1922, thương hiệu Chanel quyết định cung cấp sản phẩm tại các cửa hàng trên toàn thế giới.
Đây là khởi đầu tốt đẹp và trở thành động lực để Chanel phát triển mạnh mẽ. Với mong muốn mở rộng kinh doanh vượt khỏi phạm vi châu Âu, bà đã đồng ý hợp tác với doanh nhân Pierre Wertheimer, thành lập nên Công ty nước hoa Chanel.
Ngoài nước hoa, trang phục, thương hiệu còn hướng đến mảng trang sức cao cấp. Trong khoảng thời gian 1932 – 1937, Chanel tích cực cho ra mắt nhiều phụ kiện thời trang. Nổi bật phải kể đến: vòng cổ kim cương hình mặt trời, sao chổi,…
Đặc biệt, vào giai đoạn 1930 – 1940, Chanel tích cực quảng bá cho xu hướng thời trang Gamine. Cùng với đó là sự ra đời của hàng loạt thiết kế, phụ kiện thời trang theo phong cách này.
2.3 Những biến cố thăng trầm trong thế chiến thứ II
Trong suốt thế chiến thứ II, Coco Chanel phải trải qua rất nhiều biến cố thăng trầm. Cửa tiệm thời trang Maison Chanel buộc đóng cửa. Gia đình Pierre Wertheimer đã chuyển đến Mỹ sinh sống để tránh các chính sách chiến tranh.
Đến năm 1940, Felix Amiot được bổ nhiệm là người điều hành kinh doanh Công ty nước hoa Chanel về mặt pháp lý. Nhờ đó, Parfums Chanel vẫn được tiếp tục hoạt động trong khoảng thời gian này.
2.4 Sự trở lại đầy ngoạn mục của thương hiệu Chanel hậu chiến
Hậu chiến, Pierre Wertheimer quyết định trở về Pháp khôi phục hoạt động kinh doanh. Có tin đồn rằng, Coco xảy ra bất đồng với Wertheimer trong công việc. Vậy nên bà đã thành lập công ty nước hoa ở Thuỵ Sĩ với mục đích cạnh tranh cùng Wertheimer.
Đứng trước nguy cơ trên, Wertheimer đã gặp mặt đàm phán với Coco Chanel. Chỉ đến năm 1947, cả hai người mới đạt được đồng thuận và thành lập Parfums Chanel.
Theo như bản hợp đồng, Coco Chanel được hưởng 400.000USD (lợi nhuận bán nước hoa trong thế chiến). Cùng với đó là 2% tiền bản quyền chế tác nước hoa Chanel No.5 và quyền bán nước hoa Chanel tại Thuỵ Sĩ.
Còn với Pierre Wertheimer, ông có quyền sở hữu bản quyền nước hoa thương hiệu Coco Chanel. Đến năm 1953, Chanel huy động vốn đầu tư từ Pierre Wertheimer để mở rộng kinh doanh. Đổi lại, ông nắm quyền kinh doanh mọi sản phẩm mang tên thương hiệu Chanel.
Trải qua thời gian dài đầy biến cố, Chanel vẫn chứng minh được tài năng thiết kế xuất chúng của mình. Bộ sưu tập mùa xuân năm 1957 đã gây tiếng vang lớn trong làng thời trang thế giới.
Năm 1965, Jacques Wertheimer – con trai của Pierre Wertheimer tiếp quản sự nghiệp. Ít lâu sau đó, Gabrielle Bonheur Chanel qua đời. Yvonne Dudel, Jean Cazaubon và Philippe Guibourge lần lượt là những người kế nhiệm tiếp theo.
Năm 1971, Jacques Wertheimer giao quyền tiếp quản thương hiệu Chanel cho con trai Alain Wertheimer. Trong thời gian kinh doanh, ông đã đưa ra nhiều chiến lược đưa nước hoa Chanel No.5 trở lại thời huy hoàng. Đặc biệt, Jacques thành công khi thuyết phục Karl Lagerfeld đầu quân cho công ty của mình.
2.5 Karl Lagerfeld – Người kế vị xuất sắc của thương hiệu Chanel
Năm 1983, Karl Lagerfeld được bổ nhiệm vào vị trí giám đốc thiết kế của công ty. Các thiết kế của ông lấy cảm hứng chủ đạo từ quá khứ, đậm chất hoài cổ.
Với tài năng và kinh nghiệm của mình, ông đã cho ra đời nhiều thiết kế cao cấp ấn tượng. Đây chính là một trong những yếu tố quan trọng giúp thương hiệu Chanel có được vị thế như ngày nay.
Đến năm 2019, Karl Lagerfeld qua đời. Bộ đôi Virgine Viard và Eric Pfrunder là người kế nhiệm vị trí giám đốc sáng tạo mới của Chanel.
Trong đó, Virgine Viard đảm nhiệm vị trí thiết kế, lên ý tưởng thiết kế. Còn Eric Pfrunder chịu trách nhiệm quảng bá hình ảnh của thương hiệu Chanel.
3. Ý nghĩa biểu tượng của logo Chanel
Logo thương hiệu thời trang cao cấp Chanel do Coco Chanel – người sáng lập thiết kế. Biểu tượng nhãn hiệu gồm hai chữ C lồng ghép (viết tắt theo tên của bà Coco Chanel).
Đồng thời, đây cũng là cách Chanel sử dụng để khẳng định vị thế vững mạnh của thương hiệu. Hai màu trắng đen cơ bản xuất hiện trên logo thể hiện đẳng cấp của một nhãn hàng xa xỉ hàng đầu thế giới.
4. 5+ items kinh điển của thương hiệu Chanel
Ngày nay, Chanel là cái tên quen thuộc với các tín đồ thười trang. Các thiết kế thuộc thương hiệu này luôn dẫn đầu xu hướng trên toàn thế giới. Trong đó nổi bật là sự góp mặt của các items kinh điển sau.
4.1 The Little Black Dress
The Little Black Dress ra mắt vào những năm 20 của thế kỷ 19. Vào thời điểm này, người ta vẫn quan niệm rằng màu đen là màu của tang tóc và dành riêng cho goá phụ.
Với những ý nghĩ bảo thủ, chiếc váy đen bó sát là điều cấm kị, đi ngược với thời đại. Còn với phái đẹp, bất kể tầng lớp quý tộc hay bình dân đều bị “choáng ngợp” bởi vẻ đẹp của thiết kế đầy tinh tế, quyến rũ trên.
Vượt qua mọi sự phản đối và hà khắc, The Little Black Dress vẫn là nguồn cảm hứng bất tận cho các thiết kế thời trang sau này. Cho đến ngày nay, mẫu váy đã trở thành một phần không thể thiếu trong tủ đồ của các tín đồ Chanel.
4.2 Túi Chanel 2.55
Nhận thấy sự bất cập của mẫu túi đương thời, thương hiệu Chanel cho ra mắt mẫu túi 2.55 tiện dụng. Phụ kiện có thể đeo hoặc cầm tay linh hoạt. Có thể nói, túi xách Chanel 2.55 đã tạo nên một cuộc cách mạng trong giới thời trang bấy giờ.
Ở thời điểm hiện tại, Chanel 2.55 vẫn giữ nguyên sức hút. Chất liệu da may chần cùng form túi chữ nhật mang đến vẻ đẹp sang trọng, đẳng cấp. Ngoài ra, thiết kế dây đeo dạng xích và móc khoá vặn đính logo Chanel đã làm nên thương hiệu riêng của mẫu túi này.
4.3 Túi Chanel Boy
Coco Chanel có niềm đam mê mãnh liệt với thiết kế mang hơi hướng nam tính. Sau nhiều năm, người kế nhiệm Karl Lagerfeld lại một lần nữa khơi dậy nguồn cảm hứng ấy. Từ đó cho ra mắt mẫu túi Chanel Boy Bag.
Chanel Boy có thiết kế tối giản với các góc cạnh mạnh mẽ. Điểm đặc biệt của mẫu túi nằm ở kỹ thuật xử lý chất liệu da bê sần “tuyệt đỉnh”, tạo nên họa tiết ô vuông đều đẹp hoàn hảo.
Nổi bật trên nền da đen là móc khóa logo của thương hiệu Chanel. Phụ kiện kết hợp với dây đeo kim loại càng tăng thêm vẻ tinh tế và sang trọng.
4.4 Giày bệt 2 tông
Thiết kế lấy cảm hứng từ mẫu giày dây 2 tông truyền thống. Qua đó hướng tới nét đẹp thanh lịch, sang trọng và sự thoải mái cho người sử dụng. Ngay sau khi ra mắt, sản phẩm đã nhanh chóng chiếm được cảm tình của đông đảo chị em phụ nữ.
4.5 Áo kẻ sọc
Có thể bạn chưa biết, hoạ tiết kẻ sọc là thiết kế biểu tượng thanh lịch trong mọi thời đại. Đến nay, áo kẻ sọc luôn là item kinh điển trong bộ sưu tập của Chanel. Điều này cũng góp phần khẳng định thành công của thương hiệu này trong hành trình dẫn đầu xu hướng thời trang thế giới
Bài viết trên đã mang đến những thông tin hữu ích về thương hiệu Chanel. Bạn đừng quên cập nhật CoolBlog thường xuyên để khám phá nhiều chủ đề thời trang thú vị khác nhé!
Coolmate – Nơi mua sắm đáng tin cậy dành cho nam giới!
>>> Xem thêm:
- Top 9 thương hiệu túi xách nam nổi tiếng nhất thế giới
- Điểm Danh 15+ Thương Hiệu Thời Trang Nổi Tiếng Nhất Thế Giới Hiện Nay
- Top 16 thương hiệu đồng hồ nổi tiếng được yêu thích tại thị trường Việt Nam
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!