Thuốc Saferon Chewable Tablets: Công dụng, mua ở đâu, giá bán

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thông tin về thuốc Saferon Chewable Tabletst tuy nhiên còn chưa đầy đủ. Bài này nhà thuốc Ngọc Anh xin được trả lời cho bạn các câu hỏi: Saferon Chewable Tablets là thuốc gì? Thuốc Saferon Chewable Tablets có tác dụng gì? Thuốc Saferon giá bao nhiêu? Dưới đây là thông tin chi tiết.

Saferon Chewable Tablets là thuốc gì?

Saferon là một sản phẩm của công ty Glenmark pharmaticals ltd.s.

Thuốc dùng trong điều trị và dự phòng thiếu máu nhược sắc.

Dạng bào chế: Viên nén nhai.

Quy cách đóng gói: Hộp 3 vỉ, mỗi vỉ 10 viên.

Số đăng ký: VN-14181-11.

Thành phần

Thành phần trong Saferon viên nhai bao gồm:

  • Phức hợp sắt (III) Hydroxid Polymaltose tương đương sắt nguyên tố hàm lượng 100mg.
  • Acid Folic hàm lượng 500mcg.

Ngoài ra còn có các tá dược khác vừa đủ 1 viên.

Cơ chế tác dụng thuốc Saferon Chewable Tablets

Phức hợp Hydroxid Polymaltose sắt (III):

  • Là nguồn bổ sung sắt trong dự phòng và điều trị thiếu máu có độc tính thấp và độ an toàn cao do không có ion sắt tự do.
  • Dạng sắt không ion hóa làm giảm tình trạng kính ứng dạ dày so với việc điều trị bằng các muối sắt thông thường phù hợp với việc điều trị thiếu máu bằng các chế phẩm có chứa sắt trong thời gian dài.

Theo nghiên cứu vào năm 2011 của Aranda và cộng sự đã thấy việc sử dụng sắt mỗi ngày là 100mg là điều cần thiết với bà mẹ đang mang thai và dự kiến có thai trong thời gian sau đó.

Acid folic:

Sản phẩm khử của acid folic là một coenzym quan trọng tham gia quá trình tổng hợp nucleotid và DNA. Hoạt chất thuộc nhóm Vitamin B. Thông qua một số thử nghiệm lâm sàng, Acid folic đã được đưa vào sử dụng để bổ sung cho phụ nữ đang mang thai để hạn chế khuyết tật ống thần kinh ở thai nhi. Sự thiếu hụt acid folic có thể gây ra các vấn đề như thiếu máu hồng cầu to, rối loạn hấp thu hay chuyển hóa.

Sự kết hợp giữa Acid folic cùng với sắt là những nguyên liệu quan trọng trong quá trình tạo máu, được sử để dự phòng thiếu máu đặc biệt ở phụ nữ có thai và cho con bú.

Thuốc được sử dụng trong điều trị thiếu máu nhược sắc, thiếu máu do mất máu sau phẫu thuật, thiếu máu do chảy máu cấp hoặc mạn tính.

Điều trị và dự phòng thiếu máu cho những người có nguy cơ thiếu máu cao như phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con bằng sữa mẹ.

Điều trị cho bệnh nhân gặp tình trạng thiếu máu do thiếu sắt, thiếu máu do mắc bệnh rối loạn chuyển hóa sắt bẩm sinh ở trẻ nhỏ.

Dược động học

  • Phức hợp Hydroxid Polymaltose sắt (III):

Hoạt chất được hấp thu giống như một quá trình sinh lý. Sau khi vào cơ thể hoạt chất gắn kết trên bề mặt niêm mjac và giải phóng các ion sắt hóa trị 3 sau đó được đưa vào tế bào niêm mạc nhờ một loại protein dự trữ tại niêm mạc hoặc đi vào máu kết hợp với tranferrin.

Hoạt chất có sinh khả dụng cao và không bị tác động bởi thức ăn. Chúng đi vào huyết tương nhờ các protein nội sinh. Thời gian bán thải kéo dài từ 1-2 tiếng. Sắt sau khi đi qua được hàng rào nhung mao tại ruột chúng được gắn với tranferrin tiếp tục đi vào tế bào và giải phóng sắt vào tế bào chất.

  • Acid folic

Acod folic hấp thu nhanh khi sử dụng qua đường uống tại các ruột non. Hoạt chất đi vào máu ở dạng không đổi, chuyển hóa qua gan và trải qua một chu trình gan-mật. Hoạt chất chủ yếu thải trừ qua nước tiểu ở dạng không thay đổi, một lượng nhỏ bài tiết qua sữa mẹ.

===>> Xem thêm thuốc khác Thuốc Folacid 5mg: Công dụng, liều dùng, lưu ý tác dụng phụ

Liều dùng – cách dùng

Liều dùng

Tùy thuộc vào tình trạng thiếu máu của người bệnh mà sử dụng với liều khác nhau:

  • Liều dùng dành cho trẻ em dưới 12 tuổi: mỗi ngày dùng từ nửa viên đến 1 viên.
  • Liều dùng dành cho người lớn và trẻ em từ 12 tuổi trở lên: mỗi ngày dùng từ 1 đến 2 viên
  • Liều dùng để điều trị và dự phòng thiếu máu ở phụ nữ có thai: mỗi ngày dùng nửa viên đến 1 viên.

Saferon uống như thế nào?

Saferon uống trước hay sau ăn? Thuốc được bào chế ở dạng viên nén nhai nên sử dụng bằng cách nhai trực tiếp vào thời điểm sau bữa ăn để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Có thể chia liều thuốc hằng ngày thành các liều nhỏ hơn hoặc dùng một lần duy nhất trong ngày.

Cần tiếp tục duy trì việc dùng thuốc thêm 3 tháng khi chỉ số hemoglobin trở về bình thường để bổ sung lượng sắt dự trữ.

Chống chỉ định

Không sử dụng thuốc Saferon cho người có tiền sử mẫn cảm với bất kì thành phần nào có trong thuốc.

Chống chỉ định với các trường hợp bệnh nhân bị thiếu máu mà nguyên nhân không do thiếu sắt: thiếu máu bất sản, thiếu máu tan huyết,…

Không dùng thuốc cho bệnh nhân nhân mắc kèm các bệnh do dư thừa sắt trong cơ thể gây ra như: mô nhiễm sắt …

Lưu ý khi sử dụng và bảo quản thuốc Saferon Chewable Tablets

Lưu ý và thận trọng

  • Cần theo dõi kĩ lưỡng khi sử dụng thuốc để điều trị ở những đối tượng có tiền sử dị ứng, những đối tượng bị suy gan, suy thận nặng.
  • Cân nhắc kĩ khi sử dụng thuốc để điều trị cho bệnh nhân bị loét dạ dày tá tràng, viêm ruột, những bệnh nhân nghiện rượu.
  • Theo dõi kĩ các triệu chứng bất thường trong qua trình sử dụng thuốc, nếu có dấu hiệu của dị ứng hoặc sốc phản vệ phải dừng ngay thuốc và áp dụng các biện pháp cấp cứu kịp thời.
  • Việc dùng quá liều thuốc có thể dẫn đến tử vong do ngộ độc sắt ở trẻ em dưới 6 tuổi, chú ý để thuốc ở xa tầm tay trẻ em.
  • Thuốc có chứa sắt nên trong quá trình sử dụng cần chú ý tdo sự khó chịu về đường tiêu hóa có thể xảy ra như nôn, buồn nôn hay tiêu chảy.
  • Liều sử dụng acid folic 0,1 mg/ngày có thể làm mờ đi các dấu hiệu thiếu máu ác tính.
  • Thận trọng khi dùng thuốc cho bệnh nhân gặp vấn đề về khối u folat.
  • Trong thời gian sử dụng thuốc, người bệnh tuyệt đối tuân thủ theo chỉ định về liều của bác sĩ điều trị, tránh việc tăng hoặc giảm liều để đẩy nhanh thời gian điều trị bệnh.
  • Trước khi ngưng sử dụng thuốc, bệnh nhân cần xin ý kiến của bác sĩ điều trị.

Lưu ý khi sử dụng thuốc với phụ nữ có thai và bà mẹ cho con bú

  • Với phụ nữ mang thai:

Thuốc được chỉ định bổ sung hoạt chất cần thiết mang lại hiệu quả tốt cho mẹ và bé.

  • Với người đang cho con bú:

Hoạt chất Acid folic bài tiết một lượng nhỏ vào sữa mẹ, tuy nhiên chưa ghi nhận trường hợp nào về tác dụng bất lợi trong trường hợp này. Cân nhắc sự cần thiết khi dùng thuốc cho mẹ đang cho con bú.

Bảo quản

  • Nếu nhận thấy thuốc xuất hiện các dấu hiệu lạ như đổi màu, biến dạng, chảy nước thì bệnh nhân không nên sử dụng thuốc đó nữa.
  • Thuốc cần được bảo quản ở những nơi khô ráo, có độ ẩm vừa phải và tránh ánh nắng chiếu trực tiếp
  • Để xa khu vực chơi đùa của trẻ, tránh việc trẻ có thể uống phải thuốc mà không biết

Tác dụng phụ của viên nhai Saferon

Tác dụng phụ trên hệ tiêu hóa :

  • Khi dùng thuốc bệnh nhân có thể có cảm giác nóng rát vùng thượng vị, nôn nao, nôn mửa, miệng có vị kim loại, rối loạn tiêu hóa, ỉa chảy, táo bón.

Tác dụng phụ hiếm gặp

  • Phản ứng quá mẫn, sốc phản vệ.

Trong một số dữ liệu nghiên cứu đã thấy việc sử dụng quá lượng acid folic có thể tăng nguy cơ tử vong ở người đang bị ung thư vú. Tuy nhiên một số nghiên cứu khác lại thấy việc thiếu hoạt chất này có thể làm tiến triển khối u và làm tăng tác dụng phụ. Chính vì vậy cần thận trọng khi sử dụng thuốc trong một thời gian dài.

Trong quá trình điều trị, bệnh nhân nhận thấy xuất hiện bất cứ biểu hiện bất thường nào nghi ngờ rằng do sử dụng thuốc Saferon thì bệnh nhân cần xin ý kiến của dược sĩ hoặc bác sĩ điều trị để có thể xử trí kịp thời và chính xác.

Tương tác thuốc

Trong quá trình sử dụng thuốc Saferon, nếu bệnh nhân phải sử dụng thêm một số thuốc như : tetracyclin, fluoroquinolon, chloramphenicol, cimetidine, levodopa, levothyroxin, methyldopa hay penicillamine thì có thể xảy ra tương tác dẫn đến giảm hấp thu thuốc và không đạt được hiệu quả điều trị như mong muốn.

Thuốc kháng acid có thể làm giảm hấp thu sắt trong cơ thể.

Với Acid folic, hoạt chất có thể có tương tác với nhóm thuốc chống động kinh hay các thuốc tránh thai sử dụng đường uống, các hoạt chất điều trị lao hay rượu,… Việc sử dụng Acid folic có thể làm giảm nồng độ phenytoin trong huyết thanh.

Bệnh nhân cần thông báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ tư vấn các thuốc hoặc thực phẩm bảo vệ sức khỏe đang dùng tại thời điểm này để tránh việc xảy ra các tương tác thuốc ngoài ý muốn.

===>> Xem thêm sản phẩm Thuốc Gestiferrol: Công dụng, liều dùng, lưu ý tác dụng phụ

Thuốc Saferon Chewable Tablets có tốt không?

Xử trí quá liều, quên liều thuốc Saferon Chewable Tablets

Quá liều

Chưa có báo cáo nào về việc sử dụng quá liều thuốc Saferon.

Triệu chứng ngộ độ sắt: nôn, mệt, đau bụng, sốt, co giật, thậm chí tử vong. Đưa bệnh nhân cấp cứu ngay lập tức nếu cần thiết.

Triệu chứng acid folic: vì là một vitamin tan trong nước nên hoạt chất gần như không gây nên tác dụng quá liều. Trong trường hợp sốc phản về xảy ra, đưa ngay bệnh nhân đến cơ sở y tế và rửa dạ dày sau 1-2 giờ, gây nôn hoặc sử dụng than hoạt tính.

Quên liều

Tránh quên liều, người bệnh nên đặt báo uống thuốc đúng giờ.

Nếu quên liều, bệnh nhân cần bỏ qua liều đã quên, không uống chồng liều với liều tiếp theo.

Không nên bỏ liều quá 2 lần liên tiếp.

Thuốc Saferon Chewable Tablets giá bao nhiêu?

Một hộp thuốc Saferon có 3 vỉ, mỗi vỉ 10 viên nén, được bán phổ biến tại các cơ sở bán thuốc trên toàn quốc. Giá 1 hộp vào khoảng 155.000 vnđ, hoặc có thể thay đổi tùy vào từng nhà thuốc.

Mua thuốc Saferon Chewable Tablets ở đâu?

Người dùng cần liên hệ những cơ sở uy tín để mua được sản phẩm thuốc Saferon tốt nhất, tránh thuốc kém chất lượng.

Hiện nay, thuốc Saferon đang được bán ở với chế phẩm Saferon nhỏ giọt ở dạng dung dịch uống và Saferon 100ml dạng siro để phù hợp hơn với từng đối tượng sử dụng.

Thuốc Saferon được bán tại nhà thuốc Ngọc Anh, liên hệ ngay nhà thuốc để được cung cấp sản phẩm tận nơi.

Tài liệu tham khảo

Aranda và cộng sự, 2011, Pre-pregnancy iron reserves, iron supplementation during pregnancy, and birth weight, nih.gov. Truy cập ngày 29 tháng 10 năm 2022.

Tờ Hướng dẫn sử dụng thuốc Saferon

Tờ Hướng dẫn sử dụng thuốc viên nén nhai Saferon
Tờ Hướng dẫn sử dụng thuốc viên nén nhai Saferon
Tờ Hướng dẫn sử dụng thuốc viên nén nhai Saferon
Tờ Hướng dẫn sử dụng thuốc viên nén nhai Saferon