[Tham khảo] 8 loại thuốc chữa đau vai gáy cổ được bác sĩ kê đơn 2022

Bạn đang loay hoay không biết lựa chọn thuốc chữa đau vai gáy cổ như thế nào để cải thiện cơn đau, giảm các triệu chứng nhức mỏi vùng cổ và bả vai? Tham khảo ngay bài viết dưới đây để có câu trả lời chính xác nhất.

1. Có nên dùng thuốc khi bị đau vai gáy cổ?

Đau vai gáy cổ mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe cũng như khả năng vận động. Vì vậy, không ít người đặt ra câu hỏi “có nên dùng thuốc khi bị đau vai gáy cổ không”.

Câu trả lời là có. Trong trường hợp nhẹ người bị đau vai gáy cổ không cần phẫu thuật mà có thể sử dụng thuốc tây để cải thiện tình trạng đau nhức của mình. Phương pháp điều trị bảo tồn này có ưu điểm:

  • Tiện lợi khi sử dụng và có thể mang theo bên mình.
  • Hiệu quả nhanh, giúp người bệnh giảm tình trạng đau nhức nhanh chóng.
  • Cải thiện khả năng vận động ở người bệnh.

Tuy nhiên, sử dụng thuốc tây cũng tồn tại không ít nhược điểm. Để rõ hơn tác dụng, cách dùng cũng như những vấn đề cần phải lưu ý. Tham khảo ngay 8 loại thuốc dưới đây.

: Đau vai gáy: Nguyên nhân -Triệu chứng – Điều trị

2. Top 8 thuốc chữa đau vai gáy cổ được sử dụng phổ biến hiện nay

Dưới đây là một số loại thuốc điều trị đau mỏi vai gáy cổ thường được bác sĩ chỉ định, người bệnh có thể tham khảo.

2.1. Thuốc giảm đau Paracetamol

Paracetamol là thuốc giảm đau không kê đơn được sử dụng phổ biến trong điều trị đau nhức xương khớp, đau cơ, trong đó có đau vai gáy cổ.

Tác dụng của thuốc: Tác động đến cyclooxygenase/prostaglandin ở hệ thần kinh trung ương, từ đó giúp giảm đau nhức. Tuy nhiên, loại thuốc này có thể gây độc lên gan nên cần tránh sử dụng cùng lúc với rượu, đồ uống chứa cồn và các loại thuốc gây độc cho gan khác.

Thuốc cũng chống chỉ định với những trường hợp bệnh nhân quá mẫn cảm với Paracetamol, người bị thiếu máu hoặc có vấn đề về tim, phổi, gan, thận.

2.2. Thuốc chống viêm không steroid (NSAID)

Thuốc chống viêm không steroid có tác dụng giảm đau mạnh hơn so với Paracetamol. Ngoài ra, nhóm thuốc này còn có công dụng ức chế enzyme cyclooxygenase (COX) có tác dụng chống viêm hiệu quả.

Các loại thuốc chống viêm không steroid được sử dụng phổ biến trong điều trị đau mỏi vai gáy cổ như:

  • Diclofenac 50mg
  • Meloxicam 7.5mg
  • Celecoxib 200mg
  • Piroxicam 20mg

Tuy nhiên, do ức chế COX nên NSAID có thể gây viêm loét dạ dày tá tràng và xuất huyết tiêu hóa. Ngoài ra, thuốc còn có tác dụng ngưng tập kết tiểu cầu gây chảy máu kéo dài. Vì vậy, người bệnh nên thận trọng, tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng.

Các trường hợp chống chỉ định với NSAID như:

  • Viêm loét dạ dày tá tràng
  • Tiền sử bị dị ứng
  • Tiền sử xuất huyết tiêu hóa

2.3. Nhóm thuốc giãn cơ điều trị đau vai gáy cổ

Đây là một trong những loại thuốc uống đau vai gáy cổ thường được bác sĩ chỉ định. Thuốc có tác dụng ức chế sự dẫn truyền trong dây thần kinh nguyên phát và noron vận động nhằm ức chế phản ứng đa và đơn synap. Ngoài ra, thuốc còn có khả năng ức chế tái hấp thụ Ca2+ vào synap giúp giảm trương lực cơ, tăng tuần hoàn ngoại biên:

Như vậy, thuốc giãn cơ có công dụng:

  • Giảm đau
  • Giảm co thắt cơ xương
  • Tăng khả năng vận động cho các cơ bị ảnh hưởng.

Các loại thuốc giãn cơ thường được chỉ định trong điều trị đau mỏi vai gáy như:

  • Tolperisone 150mg
  • Eperisone 50mg

Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý, thuốc chống chỉ định cho những đối tượng:

  • Người quá mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc, trẻ em và người bị nhược cơ.
  • Chống chỉ định với phụ nữ mang thai 3 tháng đầu và đang cho con bú.

Ngoài ra, trong quá trình sử dụng, thuốc giãn cơ có thể gây chán ăn, buồn ngủ, chóng mặt, đau dạ dày, buồn nôn… Vì vậy, cần hết sức cẩn thận, nếu có biểu hiện bất thường, báo ngay cho dược sĩ, bác sĩ biết để có phương án điều trị kịp thời.

2.4. Thuốc bôi giảm đau tại chỗ

Đối với các trường hợp đau mỏi vai gáy cổ do chấn thương, căng cơ, ngồi làm việc trong thời gian dài,… có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau tại chỗ để bôi ngoài da. Loại thuốc này cho hiệu quả giảm đau khá nhanh và an toàn cho các cơ quan nội tạng.

Một số loại thuốc bôi giảm đau tại chỗ:

  • Casaicin gel: Gây tê và giảm đau bằng cách ức chế canxi đi vào các synap.
  • Voltaren emugel: Thuốc giảm đau dạng gel chứa hoạt chất chống viêm không steroid. Nhanh chóng cải thiện cơn đau vùng vai gáy cổ.

Ngoài các loại thuốc bôi kể trên, bạn cũng có thể sử dụng miếng dán salonpas để giảm nhanh các triệu chứng đau mỏi vùng cổ vai gáy.

2.5. Thuốc giảm đau thần kinh

Thuốc giảm đau thần kinh được sử dụng để cải thiện cơn đau do dây thần kinh bị chèn ép. Thuốc có công dụng cải thiện tình trạng đau mỏi, tê cứng cổ, tê bì bả vai, cánh tay…

Do tác động trực tiếp đến hệ thần kinh trung ương nên nhóm thuốc này có thể gây ra tác dụng phụ như: buồn ngủ, chóng mặt, lú lẫn… Vì vậy, trong quá trình sử dụng, người bệnh nên tránh điều khiển phương tiện giao thông hoặc máy móc.

2.6. Vitamin nhóm B – Thuốc uống đau vai gáy cổ

Trong trường hợp bị đau mỏi vai gáy, bác sĩ có thể chỉ định thêm vitamin nhóm B có tác dụng phục hồi dây thần kinh bị chèn ép. Ngoài ra, vitamin nhóm B còn giúp thúc đẩy quá trình tạo hồng cầu, tăng tuần hoàn máu, giảm tình trạng co cứng cơ vùng cổ.

Hiện nay, trong điều trị đau mỏi vai gáy bác sĩ thường chỉ định:

  • Vitamin b12 liều cao
  • Vitamin b9 (acid folic)
  • Vitamin b1
  • Vitamin B6

Mặc dù, vitamin B là nhóm thuốc bổ sung nhưng người bệnh cũng tuyệt đối không nên lạm dụng hoặc sử dụng không đúng cách. Bởi, thuốc có thể gây ra tác dụng không mong muốn, ảnh hưởng đến sức khỏe.

2.7. Thuốc giảm đau gây nghiện (Opioids)

Loại thuốc này có khả năng làm thay đổi nhận thức về cơn đau bằng cách suy yếu tín hiệu đau truyền lên não. Tuy nhiên, sử dụng Opioid gây rủi ro cao, vì vậy chỉ những trường hợp thực sự cần thiết mới được chỉ định. Ngoài ra, thuốc còn có thể gây ra tác dụng phụ như buồn ngủ, ngứa, hưng phấn, táo bón, suy hô hấp… Trong thời gian sử dụng thuốc, người bệnh cũng chú ý tránh sử dụng đồng thời với rượu bia, đồ uống chứa cồn.

2.8. Tiêm corticoid

Với những trường hợp nặng, sử dụng các thuốc trên nhưng tình trạng bệnh không cải thiện, bác sĩ có thể chỉ định tiêm corticoid. Nhiều nghiên cứu về việc tiêm corticoid vào khớp giúp cải thiện đáng kể triệu chứng đau, viêm.

Tuy nhiên, việc tiêm corticoid phải được cân nhắc kĩ lưỡng về liều lượng và tiền sử bênh tật. Nếu dùng liều cao, nhắc đi nhắc lại nhiều lần kéo dài có thể gây tác dụng phụ như: xáo trộn cân bằng điện giải, giảm khả năng miễn dịch, tạo cơ hội cho nhiễm khuẩn, siêu vi nấm…

3. Hỗ trợ giảm đau vai gáy cổ từ tinh chất

Thuốc tây có tác dụng giảm đau hiệu quả tuy nhiên nếu lạm dụng, người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng không mong muốn. Vì vậy, hiện nay nhiều người có xu hướng lựa chọn giải pháp thiên nhiên để đảm bảo an toàn và cho hiệu quả bền vững.

AKBAMAX: Chiết xuất từ cây Nhũ hương, có hàm lượng acid boswellic, trong đó acetyl 11 keto beta boswellic acid (KABA) cao – hoạt chất có khả năng giảm đau, chống viêm mạnh nhất.

Glucosamine: Hoạt chất được tổng hợp từ vỏ tôm, cua… có tác dụng tăng chất nhầy bôi trơn ở khớp, giúp khớp cử động linh hoạt. Đồng thời, tăng khả năng tái tạo sụn khớp, ngăn ngừa thoái hóa khớp, viêm khớp.

Kollagen II – xs: Chiết xuất từ sụn ức gà non từ 6-8 tuần tuổi bổ sung Colagen tuýp II, Chondroitin sufate, Acid hyaluronic, Glucosamine. Có tác dụng thúc đẩy tái tạo sụn khớp, bôi trơn khớp, cải thiện khả năng vận động.

4. Lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị đau vai gáy cổ

Thuốc tây có tác dụng nhanh, hiệu quả trong điều trị bệnh lý xương khớp nói chung, đau mỏi vai gáy nói riêng. Tuy nhiên, việc sử dụng không đúng liều lượng có thể gây ra tác dụng phụ, ảnh hưởng sức khỏe. Vì vậy, người bệnh cần lưu ý:

– Không tự ý mua thuốc khi chưa có chỉ định hoặc kê đơn của bác sĩ. Trong trường hợp được kê đơn, cần tuân thủ đúng liều lượng, thời gian sử dụng thuốc.

– Tuyệt đối không tự ý tăng, giảm liều lượng khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

– Những người mắc bệnh gan, thận, dị ứng cần thông báo cho bác sĩ kê đơn.

– Không tự ý kết hợp, sử dụng nhiều loại thuốc khác nhau, vì điều này có thể làm giảm tác dụng của thuốc và xảy ra tình trạng tương tác thuốc.

– Nên sử dụng thuốc sau khi ăn để hạn chế tình trạng đau dạ dày.

– Trong thời gian sử dụng thuốc, nếu có bất kỳ phản ứng nào của cơ thể, cần báo ngay cho bác sĩ, dược sĩ chuyên môn để được xử lý kịp thời.

XEM THÊM:

  • Chữa đau vai gáy bằng lá lốt – Tham khảo ngay 7 bài thuốc đơn giản tại nhà
  • 5+ bài tập giảm đau cổ vai gáy tại nhà – Thật phí nếu bạn không thực hiện
  • 4 tuyệt chiêu phòng đau vai gáy – Rất cần thiết cho dân văn phòng mùa covid này