Thoát vị đĩa đệm nên ăn gì và kiêng ăn gì tốt nhất? – Tâm Bình

Thoát vị đĩa đệm nên ăn gì và kiêng gì? Đây là câu hỏi của bất cứ ai không may mắc phải căn bệnh này. Trên thực tế, đây là một thắc mắc đúng, bởi chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng, góp phần không nhỏ trong quá trình phòng ngừa và điều trị thoát vị đĩa đệm.

1. Tại sao người bị thoát vị đĩa đệm nên chú ý tới chế độ dinh dưỡng?

Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe xương khớp và hỗ trợ chữa lành đĩa đệm bị tổn thương từ bên trong. Chính vì vậy, người mắc bệnh thoát vị đĩa đệm cần chú ý xây dựng cho mình chế độ ăn uống hợp lý.

Cũng phải nói thêm rằng, việc ăn quá nhiều thực phẩm có hại cũng là một trong những nguyên nhân làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh. Vì thế người bệnh cần nhận diện rõ những loại thức ăn này để hạn chế, loại bỏ chúng ra khỏi thực đơn hàng ngày.

Để biết thoát vị đĩa đệm nên ăn gì và kiêng gì hãy cùng đến với danh sách ngay dưới đây.

Thoát vị đĩa đệm nên ăn gì và kiêng gì

2. Người bị thoát vị đĩa đệm nên ăn gì?

2.1. Bổ sung thực phẩm giàu canxi

Canxi là một chất vô cùng quan trọng không thể thiếu đối với sự phát triển của xương khớp và dễ dàng tìm thấy trong các loại thực phẩm sau:

  • Các chế phẩm từ sữa như sữa tươi, sữa chua, phô mai…
  • Các loại rau có màu xanh đậm như rau cải xoăn, cải bó xôi (rau bina), bông cải xanh,…
  • Các loại đậu như đậu Hà Lan, đậu đen,…
  • Một số loài cá như cá hồi và cá mòi..

2.2. Axit béo Omega 3 cần thiết cho người bị thoát vị đĩa đệm

Axit béo Omega 3 khi đi vào cơ thể sẽ biến đổi thành prostaglandin, giữ vai trò quan trọng trong chuỗi phản ứng kháng viêm. Vì vậy người bị thoát vị đĩa đệm nên ăn nhiều các loại thực phẩm giàu Omega 3 như: cá mòi, cá hồi, cá ngừ, cá trích, cá thu, đậu nành…

2.3. Nạp vào cơ thể Glucosamine và Chondroitin

Theo healthline.com, Glucosamine và Chondroitin là thành phần tự nhiên của sụn khớp, nó giúp tái tạo sụn khớp và ngăn ngừa phá huỷ sụn. Thuốc bổ khớp thường kết hợp hai chất này với nhau. Bạn có thể tìm thấy chúng trong nước hầm xương.

2.4. Người bị thoát vị đĩa đệm cần ăn chất xơ

Chất xơ giúp giảm cảm giác thèm ăn và no lâu, khiến người bệnh giảm cân, giảm gánh nặng lên cột sống. Các loại thực phẩm giàu chất xơ có thể kể tới rau xanh. Tùy vào từng mùa hay vùng miền mà người bệnh có thể lựa chọn loại rau phù hợp bổ sung cho bữa ăn hàng ngày.

2.5. Thêm vào thực đơn các món ăn chứa vitamin D

Vitamin D cần thiết để hỗ trợ cơ thể có thể hấp thụ và chuyển hóa canxi, giúp bảo vệ khung xương. Đây là loại vitamin vô cùng có ích cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm.

Để có lượng vitamin D tốt nhất, người bệnh có thể sử dụng các loại thực phẩm như:

  • Lòng đỏ trứng
  • Cá hồi
  • Gan
  • Sữa

2.6. Người bị thoát vị đĩa đệm nên ăn thức ăn chứa magie

Magie giúp tổng hợp protein hình thành xương cũng như duy trì mức độ khoáng hoá của xương. Bạn có thể tìm thấy Magie trong các loại thực phẩm như:

  • Ngũ cốc, bánh mì
  • Rau màu xanh đậm như rau cải xoăn, rau bina, bông cải xanh
  • Trái cây như bơ và kiwi.

2.7. Đừng quên bổ sung vitamin K

Đây là loại vitamin hỗ trợ cơ thể chuyển hóa canxi, tổng hợp protein. Nó có trong:

  • Gan động vật
  • Sản phẩm từ sữa
  • Măng tây, rau bina, bông cải xanh

2.8. Tăng cường thực phẩm chứa vitamin B12

Vitamin B12 giúp tăng trưởng và phát triển tủy xương, giúp xương chắc khỏe. Chúng ta có thể tìm thấy nó trong các loại thức ăn đa dạng:

  • Thịt gia cầm
  • Trứng
  • Phô mai, sữa

2.9. Bổ sung vitamin C

Vitamin C là chất chống oxy hóa giúp giảm tác động của các gốc tự do có thể đã xâm nhập và máu và làm thoái hóa đốt sống. Vitamin C là một trong những câu trả lời hợp lý nhất cho câu hỏi: người bị thoát vị đĩa đệm nên ăn gì?

Vitamin C thường gặp trong các loại thực phẩm phổ biến như: rau chân vịt, khoai lang, bông cải, các loại quả mọng như cà chua, cam, bưởi, chanh, kiwi…

2.10. Thoát vị đĩa đệm nên uống gì?

  • Nước: Đứng đầu danh sách thức uống cho người bị thoát vị đĩa đệm là nước lọc. Nước rất cần thiết cho quá trình hydrat hóa trong việc chữa lành các đĩa đệm bị thoái hóa.
  • Sữa: Ngoài sữa động vật, người bệnh có thể sử dụng sữa từ thực vật. Đó có thể là sữa đậu nành, sữa hạt óc chó, sữa đậu xanh hạt sen… Đây là nguồn bổ sung canxi tốt cho xương khớp. Sữa thực vật cũng là lựa chọn thay thế hoàn hảo cho những người không dung nạp sữa động vật.
  • Nước trái cây: Các loại nước trái cây giàu vitamin C cũng là gợi ý phù hợp. Người bệnh có thể uống nước cam, bưởi, chanh… để thay đổi khẩu vị. Đây cũng là phương pháp thích hợp nếu bệnh nhân không muốn hoặc khó ăn trực tiếp các loại quả này.
  • Sinh tố: Việc kết hợp trái cây và rau củ có thể đem tới nhiều tác dụng tích cực. Các loại sinh tố phù hợp là: dâu tây và cải xoăn, rau bina và gừng, chuối và mật ong…
  • Trà: Một số loại trà có tác dụng giảm đau, chống viêm, tăng cường lưu thông máu. Người bệnh có thể sử dụng trà xanh, trà quế mật ong…

3. Người bị thoát vị đĩa đệm nên kiêng gì?

Bên cạnh tìm hiểu thoát vị đĩa đệm nên ăn gì, người bệnh cũng nên chú ý tới các loại thực phẩm nên kiêng do ảnh hưởng không tốt đến quá trình điều trị bệnh.

3.1. Hạn chế thực phẩm nhiều dầu mỡ

Bạn có biết bị bệnh thoát vị đĩa đệm kiêng ăn gì không? Đó chính là thực phẩm nhiều dầu mỡ và chất béo bão hòa. Bởi chúng làm gia tăng nguy cơ bị viêm xương khớp đồng thời tăng trọng lượng cơ thể, gây sức ép lên xương khớp.

Một số loại thực phẩm nhiều dầu mỡ người bị thoát vị đĩa đệm nên tránh là:

  • Đồ ăn nhanh
  • Thức ăn chế biến dưới dạng chiên xào
  • Thực phẩm đóng hộp

3.2. Không nên ăn thức ăn giàu đạm

Khi cơ thể hấp thu đạm sẽ sản sinh ra một số acid và cần canxi để trung hòa chúng. Khi người bệnh bổ sung quá nhiều đạm, hàm lượng acid này trong cơ thể tăng lên. Nếu lượng canxi trong máu không đủ để trung hòa thì cơ thể sẽ tự động lấy từ xương khớp. Từ đó làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh như viêm khớp, loãng xương,…

Các loại thực phẩm rất giàu đạm mà người bệnh nên hạn chế sử dụng là: thịt bò, thịt dê, thịt chó,…

3.3. Người bị thoát vị đĩa đệm nên kiêng thực phẩm chứa purin và fructoze

Purin và fructoze là những chất làm gia tăng nguy cơ viêm khiến tình trạng thoát vị đĩa đệm nặng hơn. Do đó người bệnh nên tránh xa:

  • Thịt gia cầm
  • Dưa muối, cà muối
  • Nội tạng động vật

3.4. Loại bỏ thức ăn quá mặn, đồ ăn cay

Một trong những loại thực phẩm người bị thoát vị đĩa đệm nên kiêng là thức ăn quá mặn, cay nóng. Vì muối, gia vị cay khi đi vào cơ thể sẽ làm trầm trọng thêm các cơn đau nhức.

3.5. Thoát vị đĩa đệm kiêng uống gì?

Đồ uống chứa cồn và chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, cafein có hại cho sức khỏe nói chung. Dung nạp quá nhiều chất này sẽ khiến hàm lượng canxi và khoáng chất bên trong cơ thể bị suy giảm đáng kể, làm tăng nguy cơ đau nhức xương khớp.

4. Lưu ý cho người bệnh

Ngoài việc chú ý tới việc thoát vị đĩa đệm nên ăn gì và kiêng gì, người bệnh cũng cần lưu tâm tới một số vấn đề sau:

4.1. Chế độ sinh hoạt

  • Tuyệt đối tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ
  • Làm việc và nghỉ ngơi hợp lý
  • Không nên ngồi quá lâu khi làm việc. Sau 45 phút nên đứng dậy đi lại, vận động nhẹ nhàng. Lựa chọn bàn ghế phù hợp, ngồi thẳng lưng khi làm việc.
  • Không mang vác vật nặng, không nằm nhiều.
  • Thận trọng khi thay đổi tư thế, cười, hắt hơi hoặc ho. Tránh ngồi bật dậy đột ngột. Siết chặt cơ vùng bụng, không ngả đầu về phía trước khi ho.

4.2. Chế độ rèn luyện

  • Rèn luyện thể dục thể thao đều đặn, phù hợp với tình trạng bệnh, dưới sự tham vấn của bác sĩ.
  • Các bài tập, môn thể thao giúp tăng cường sức mạnh các cơ quanh cột sống, xương chậu sẽ hỗ trợ tốt cho quá trình phục hồi của cơ thể.
  • Không nên tập các môn thể thảo đòi hỏi phải thực hiện các động tác xoay vặn lưng, tập nặng quá sức.
  • Tập luyện khoa học để đuy trì cân nặng ở mức cho phép.

Tìm hiểu thoát vị đĩa đệm nên ăn gì và kiêng gì ngoài việc góp phần giúp quá trình điều trị bệnh diễn ra thuận lợi hơn còn giúp người bệnh tránh được những mối nguy hại với sức khỏe. Để biết thêm thông tin chi tiết hãy liên hệ ngay số tổng đài chăm sóc sức khoẻ miễn phí 0865 344 349 để được chuyên gia hỗ trợ nhé!

XEM THÊM:

  • Bệnh thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không? Xem ngay để biết!
  • Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng L4 L5 – Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị
  • 4 bài tập chữa thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ hiệu quả tức thì