Tín ngưỡng thờ Mẫu tại Việt Nam xuất hiện từ rất sớm mà có ảnh hưởng rộng đến đời sống, sinh hoạt của người dân. Sự sùng bái các vị nhân thần và thiên thần, cũng như niềm tin vào sức mạnh siêu nhiên của con người đã dần hình thành các tín ngưỡng dân gian mang đậm bản sắc riêng biệt. Tứ Phủ, một trong những thuật ngữ gắn với tín ngưỡng thờ Mẫu. Tứ phủ gồm những vị Thần nào? Cùng tìm hiểu ngay trong bài chia sẻ dưới đây nhé.
Thờ Tứ Phủ là một tín ngưỡng mang đậm văn hóa bản địa
Tứ Phủ Công Đồng là gì?
Tứ phủ công đồng hay Tứ phủ là một khái niệm có quan hệ mật thiết với tín ngưỡng thờ Mẫu tại Việt Nam. Các vị thần khâm sai của Tứ phủ được thờ tại hầu hết các chùa miền Bắc. Đôi khi cũng có những vị Thần thuộc các văn hóa khác được kết nạp. Nữ thần Thiên Y A Na của người Chăm được nhập vào hệ thống Tứ phủ và thờ làm Mẫu Thiên. Trong khi đó, nhiều tài liệu cho rằng ở miền Bắc, Mẫu Thiên lại là Liễu Hạnh Công chúa. Bà cũng được coi là Mẫu Địa phủ, vị Mẫu thứ tư. Tứ phủ là khái niệm thường được đi liền với Tam phủ – hệ thống ba vị mẫu đệ nhất, đệ nhị, và đệ tam.
Có tài liệu cho rằng hệ thống Tứ phủ được xây dựng từ Tam phủ cộng thêm mẫu Liễu. Tuy nhiên, do các tín ngưỡng Việt Nam hầu như chỉ được gìn giữ từ đời này sang đời khác qua hình thức truyền khẩu mà không có tài liệu rõ ràng và ít được nghiên cứu. Do đó có sự đa dạng tùy theo từng vùng, và được giải thích theo nhiều hướng khác nhau.
Tứ Phủ là một khái niệm liên quan quan mật thiết tới đạo Mẫu
Có thể bạn quan tâm: Có nên thờ Phật chung với thờ gia tiên hay không?
Các vị Thần được thờ trong Tứ Phủ gồm ai?
Khi nhắc tới tín ngưỡng thờ Mẫu hay thờ Mẫu Tam – Tứ phủ, thường chúng ta hay nghĩ tới Tam Tòa Thánh Mẫu, với hình tượng về những người “Mẹ”. Đây là những người đóng vai trò xây dựng, bảo vệ cuộc sống gia đình, đất nước và xã hội. Nhưng trên thực tế, đạo Mẫu nói chung còn thờ cả các vị thần nam, thần nữ, các vị thánh Việt Nam.
Hệ thống thần linh của Tứ phủ là để chỉ hệ thống thần thánh Việt Nam cùng vị trí của họ trong thần điện của tín ngưỡng thờ Tứ Phủ. Với đặc thù là tín ngưỡng dân gian và có tính mở, trải qua thời gian, số lượng các vị Thánh cũng có sự thay đổi. Nhưng dù vậy, vị trí các vị Thần cũng không thay đổi quá nhiều.
1. Chư Phật
2. Vua Cha
3. Thánh Mẫu
4. Quan Lớn
5. Chầu Bà
6. Ông Hoàng
7. Thánh Cô
8. Thánh Cậu
Các vị Thần được thờ phụng trong hệ thống Thần linh Tứ Phủ được chia thành nhiều cấp bậc
Phía dưới bao giờ cũng có Ngũ Hổ và thượng xà có hai Ông Lốt. Ngoài ra còn có quan văn, võ tướng, tả hữu hầu cận, cùng ngàn vạn thần binh, thần tướng là bộ hạ của từng vị Thánh trong Tứ phủ và các thần linh bản xứ nơi các Thánh giáng xuống.
- Đại diện hàng chư Phật có Phật Bà Quan Âm ở hàng cao nhất. Tiếp sau đó đến Ngọc Hoàng Thượng Đế đại diện cho hàng Tứ Phủ Vua Cha. Hai vị này có nguồn gốc từ Trung Quốc. Tuy nhiên, khi thỉnh đồng người ta không thỉnh Phật Bà và Ngọc Hoàng.
- Sau Ngọc hoàng là đến hàng Tam Tòa Thánh Mẫu cai quản ba miền với sắc áo đỏ, xanh, trắng đại diện cho từng cõi. Mẫu Đệ Nhất Thượng Thiên – hóa thân của bà là Mẫu Liễu Hạnh, tượng trưng cho cõi trời. Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn tượng trưng cho cõi rừng. Mẫu Đệ Tam Thoải phủ tượng trưng cho cõi nước. Một số tài liệu có đề cập về Mẫu Đệ Tứ Địa phủ, tượng trưng cho cõi đất. Theo cơ sở khảo cứu các huyền tích và các bản văn chầu, khoa cúng thì người ta cho rằng trong thần điện của tín ngưỡng thờ Mẫu Tứ Phủ có bốn vị Thánh Mẫu bao gồm: Thánh Mẫu Cửu Trùng, Thánh Mẫu Thần Chủ (Mẫu Liễu), Mẫu Thoải và Thánh Mẫu Thượng Ngàn.
- Sau Tam Tòa Thánh Mẫu là hàng Ngũ vị Vương Quan, Thập nhị Chầu bà, rồi đến Thập vị Ông Hoàng, các vị Thánh Cô, Thánh Cậu.
Các vị Vương Quan và các Ông Hoàng, họ đều có hóa thân là các nhân vật lững lẫy, mở mang bờ cõi, bảo vệ xã tắc an bình. Thêm nữa, sự xuất hiện của các vị thần nam thể hiện sự hài hòa âm dương, sự đa dạng, phi cực đoan trong quan điểm của người Việt. Cũng như thể hiện sự phát triển của một tín ngưỡng từ chỗ liên quan đến các yếu tố tự nhiên đến các sự kiện và nhân vật lịch sử.
Thờ Sơn Thần trong hệ thống Thần linh Tứ phủ
Có thể bạn quan tâm: Sự khác biệt giữa đạo Phật và các Tôn giáo khác trên thế giới
Sự giống nhau của các vị Thần trong Tứ Phủ
Trong Tứ Phủ, các vị Thần “hoàn toàn không có sự tu tập gì”. Họ đều là những người thật, việc thật, hầu như đều là người có công với nhân dân, đất nước. Bởi được nhiều người thờ cúng mà tích được nhiều công đức, trở thành một vị “Thần”. Các nhân vật nổi tiếng trong lịch sử mà hầu như ai cũng biết như Quốc Mẫu Âu Cơ, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, Lê Lợi, Nguyên Phi Ỷ Lan,… Họ đều là những nhân vật lịch sử và được thờ trong hệ thống Thần linh Tứ Phủ.
Sự giống nhau của các vị Thần Tứ phủ là họ đều là “Nhân Thần”. Gốc gác ban đầu là một người bình thường, có tham sân si của một con người. Tứ Phủ đề cao sự tu tập nhân tính, đề cao lòng trung thành.
Những vị Thần được thờ phụng đều có công lao lớn với đất nước
Lí giải sự phân chia cấp bậc trong Tứ Phủ?
Đạo Mẫu là một tín ngưỡng dung hòa nhiều yếu tố của Phật giáo và Đạo giáo. Vì vậy nên có một số Thần, Phật được đưa vào thờ cúng trong thần điện Tứ Phủ, chẳng hạn như Phật Thích Ca, Quán Thế Âm, Ngọc Hoàng Thượng Đế,.. Những vị Thần, Phật này thường được thờ ở ngôi cao hơn Thánh Mẫu. Tuy nhiên, về cơ bản tín đồ thường chỉ tập trung thờ tự và sinh hoạt tín ngưỡng xoay quanh hàng Thánh Mẫu trở xuống.
Hệ thống tứ phủ thần linh tuân thủ một quy tắc phân chia tương đối thống nhất theo ba cõi: Cõi trời (Thiên phủ), cõi rừng núi (Nhạc phủ) và cõi nước (Thoải phủ) và cõi đất (Địa phủ). Trong đó chúng ta nhận ra trong mỗi thứ bậc các vị Thần, Thánh, quan, chầu, Hoàng Tử, Cô Cậu ở miền nào dựa vào màu sắc, quần áo, trang phục tương đương.
Ví dụ, Thiên phủ tương ứng với màu đỏ (Mẫu Thượng Thiên, Quan Đệ nhất, Chầu Đệ nhất, Ông Hoàng Cả, Cô Chín, Cậu cả). Nhạc phủ tương ứng với màu Xanh lá cây và màu chàm. Còn Thoải phủ tương ứng với màu trắng, Địa phủ tương ứng với màu vàng.
Các vị Thần được phân chia theo 3 cõi và chúng ta dựa vào màu sắc để phán đoán
Ý nghĩa thờ Tam – Tứ Phủ trong đời sống người Việt
Việc thờ tượng Tam – Tứ Phủ có ý nghĩa rất quan trọng, sâu sắc không chỉ trong tâm thức của người Việt mà còn trong văn hóa tâm linh của Việt Nam. Ba vị Thánh Mẫu vốn được lấy hình tượng từ các nhân vật có thật hoặc nhân vật trong truyền thuyết dân gian. Điểm chung là cả ba Mẫu đều có công lao to lớn trong việc bảo vệ và xây dựng thôn làng. Bộ tượng thờ thể hiện tinh thần “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc. Nhờ công ơn của những vị thần cai quản tự nhiên mà được mưa thuận gió hòa để con người an tâm chăm lo sản xuất, trồng trọt phục vụ cuộc sống.
Thứ hai, bộ tượng Thánh Mẫu thể hiện niềm kính sợ các vị Thần siêu nhiên. Con người nói chung và người Việt nói riêng luôn kính sợ và tôn thờ Thần tự nhiên. Dân gian quan niệm rằng, các vị Thần núi, Thần trời, Thần nước có sức mạnh lớn lao. Người dân thờ phụng Thần để được bảo vệ dân làng, che trở và giúp cho con người có cuộc sống tốt đẹp. Chính từ tiềm thức kính sợ thần linh cùng các nét văn hóa dân gian mà tín ngưỡng hình thành.
Tiếp nữa, tại sao là Thánh Mẫu mà không phải một vị Nam Thần nào? Bởi tín ngưỡng thờ Mẫu đã xuất hiện tại vùng đất người Việt từ thuở sơ khai, kéo dài qua nhiều thế hệ và hình thành lên 1 tín ngưỡng thờ Tam – Tứ Phủ như ngày nay. Người phụ nữ có vai trò quan trọng trong cuộc sống, là người sinh ra con người, nuôi lớn và bảo bọc ta. Vì vậy, họ quan niệm, trời là mẹ, đất là mẹ và thiên nhiên cũng là mẹ. Con người là những đứa con được những Mẹ khắp cõi trời đất bảo vệ. Đây cũng là sự khẳng định cho vị trí và tầm quan trọng cho người phụ nữ trong xã hội.
Ý nghĩa của thờ Tam – Tứ Phủ là gì?
Trên đây là các thông tin về tín ngưỡng thờ Tứ Phủ cũng như hệ thống Thần Linh được thờ trong tín ngưỡng do Bảo Long tổng hợp. Hi vọng qua bài chia sẻ trên, quý khách có thêm nhiều kiến thức về các vị Thần Linh.
Quý khách nếu có nhu cầu đúc tượng Bồ Tát, tượng Phật hay tượng Thần bằng đồng có thể lựa chọn Đúc Đồ Bảo Long. Các mẫu tượng Phật bằng đồng của chúng tôi luôn được khách hàng, các sư thầy, sư cô đánh giá cao về độ giống thật, đẹp chân thực và nét truyền thần trong bức tượng. Mỗi sản phẩm đều đạt các tiêu chí kiểm định nghiêm ngặt, nét chạm thanh thoát, diện mặt thần thái, tỉ lệ hình khối chuẩn.
Bên cạnh đó, chúng tôi luôn sử dụng đồng chuẩn, nói không với đồng pha tạp chất, đồng rác cho thành phẩm có độ bền vượt trội. Bảo hành lên đến 20 năm, không xuống cấp, xỉn màu đối với sản phẩm thường. Bảo hành trọn đời đối với các mặt hàng mạ vàng 24k, dát vàng 9999.
Chúng tôi nhận chế tác tượng Thần Tứ Phủ theo kích thước, mẫu mã yêu cầu. Nếu quý khách đang quan tâm đến các sản phẩm của chúng tôi, vui lòng liên hệ Hotline: 0968.966.268 để được tư vấn và báo giá tốt nhất.
Quý khách có thể xem thêm:
=>> + 99 Mẫu tượng Bồ Tát bằng đồng đẹp nhất
=>> +101 Bộ tượng Phật đẹp miễn chê
=>>+ 20 Tượng sư, hòa thượng được khách hàng đặt nhiều nhất
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!