Mẹo hay Top thiếu máu thì ăn gì [Hot Nhất 2023]

Thiếu máu là tình trạng không đủ tế bào hồng cầu để đưa oxy từ máu đến các mô

1Thực phẩm chứa sắt

Sắt là thành phần chính tạo nên hemoglobin – protein chủ yếu có trong hồng cầu. Nếu cơ thể thiếu sắt hoặc có sự rối loạn hấp thu sắt trong cơ thể, lượng hemoglobin sản xuất ra sẽ không đủ để vận chuyển oxy từ máu đến các mô.

Chính vì thế, bổ sung sắt là biện pháp hữu hiệu nhất trong việc dự phòng và cải thiện tình trạng thiếu máu do thiếu sắt.[1]

Một số nguồn thực phẩm chứa nhiều sắt bao gồm:

  • Thịt đỏ.
  • Hải sản.
  • Gan.
  • Quả hạch.
  • Các loại đậu.
  • Rau bina.
  • Bông cải xanh.

Sắt là nguyên liệu quan trọng cho quá trình tạo máu

2Thực phẩm chứa axit folic (vitamin B9)

Acid folic, hay còn gọi là vitamin B9, là một loại vitamin cần thiết cho quá trình sản sinh các tế bào hồng cầu. Tuy nhiên, cơ thể không thể tự tổng hợp được acid folic mà phải bổ sung từ chế độ ăn uống hằng ngày.[2]

Các thực phẩm chứa nhiều vitamin B9 gồm có:

  • Bánh mì và ngũ cốc.
  • Rau chân vịt.
  • Gan.
  • Các loại đậu.
  • Trứng.
  • Cải Brussels.
  • Măng tây.

Vitamin B9 có vai trò quan trọng trong quá trình tạo hồng cầu

3Thực phẩm giàu vitamin B12

Vitamin B12 cũng là thành phần tham gia vào quá trình sản xuất hồng cầu. Sự thiếu hụt vitamin B12 và acid folic có thể gây ra bệnh thiếu máu nguyên bào khổng lồ (thiếu máu hồng cầu to).

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu vitamin B12, lượng vitamin B12 cung cấp từ chế độ ăn không đủ, hoặc những rối loạn từ dạ dày và ruột cản trở sự hấp thu.[3]

Một vài thực phẩm giàu vitamin B12 nên bổ sung vào thực đơn bao gồm:

  • Thịt đỏ.
  • Cá.
  • Trứng.
  • Các sản phẩm từ sữa như sữa tươi và phô mai.
  • Ngũ cốc và men dinh dưỡng.

Việc bổ sung đầy đủ vitamin B12 rất quan trọng cho quá trình sản xuất hồng cầu

4Thực phẩm chứa đồng

Đồng không có tác dụng trực tiếp trong việc sản xuất hồng cầu, nhưng lại ảnh hưởng đến việc chuyển hóa và hấp thu sắt từ mô để sản sinh các huyết sắc tố tạo nên hồng cầu.

Vì thế, bổ sung đồng từ thực đơn ăn uống hằng ngày cũng là một biện pháp hiệu quả để khắc phục tình trạng thiếu máu do thiếu sắt. [4]

Một vài thực phẩm giàu đồng bao gồm:

  • Động vật có vỏ (nghêu, sò, ốc, hến, tôm..).
  • Cá.
  • Ngũ cốc nguyên hạt.
  • Lúa mì.
  • Socola.
  • Quả hạch.

Động vật có vỏ sẽ giúp bạn bổ sung một lượng đồng đáng kể

5Thực phẩm giàu vitamin A

Bên cạnh những công dụng thường thấy như tăng sức đề kháng, chống oxy hóa và cải thiện thị lực, vitamin A còn ảnh hưởng đến quá trình tạo máu do có liên hệ chặt chẽ với tình trạng thiếu máu do thiếu sắt.

Một vài cơ chế đã được nhắc đến bao gồm tăng cường sự phát triển và biệt hóa của các tế bào tiền thân hồng cầu, giảm thiếu máu do nhiễm trùng và huy động dự trữ sắt từ các mô. [5]

Các thực phẩm chứa nhiều vitamin A:

  • Cá.
  • Trứng.
  • Gan và thịt nội tạng khác.
  • Sản phẩm từ sữa.
  • Rau lá xanh.
  • Cà chua, cà rốt, khoai tây.

Vitamin A được cho là có liên kết chặt chẽ đến tình trạng thiếu máu

6Thực phẩm chứa vitamin E

Vitamin E giúp bảo vệ các tế bào hồng cầu khỏi quá trình oxy hóa. Sự thiếu hụt vitamin E có thể sẽ gây ra tình trạng thiếu máu tán huyết nhẹ và các thiếu sót thần kinh không đặc trưng. [6]

Một số loại thực phẩm có chứa nhiều vitamin E nên bổ sung trong thực đơn hằng ngày bao gồm:

  • Hạnh nhân.
  • Hạt thông.
  • Bơ.
  • Ớt chuông.

Thiếu hụt vitamin E có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu tán huyết

Xem thêm:

  • Thiếu máu do thiếu sắt là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, phòng ngừa, các biến chứng.
  • Các thực phẩm giàu vitamin E nên bổ sung vào bữa ăn.
  • Thực phẩm giàu vitamin B12.
  • Thực phẩm chứa nhiều acid folic (vitamin B9).