Máy tính để bàn được ưa chuộng và sử dụng phổ biến từ rất lâu, tuy nhiên không phải ai cũng biết về chức năng và các bộ phận cấu thành nên một chiếc máy tính để bàn. Bài viết dưới đây Máy tính An Phát sẽ giúp bạn hiểu thêm về chức năng và các bộ phận của máy tính để bàn.
Chức năng hoạt động của máy tính để bàn.
Máy tính để bàn là một thiết bị thông dụng trong cuộc sống hiện nay. Nó có rất nhiều chức năng khác nhau và được sử dụng trong nhiều công việc,nghành nghề. Máy tính để bàn được sử dụng thông dụng nhất cho các công ty, giới văn phòng, các quán chơi game. Nó khá bền, được thiết kế với cấu hình cao hơn laptop và có kích thước cồng kềnh nên phù hợp với các công việc cố định, không di chuyển nhiều.
Những bộ phận chính của một chiếc máy tính để bàn.
Tuy mang kích thước lớn, song máy tính để bàn lại được cấu tạo khá đơn giản nhưng mang giá trị hoạt động to lớn.
Mainboard ( Bo mạch chủ) Khi mở nắp ra thứ đầu tiên bạn dễ dàng nhìn thấy chính là một bảng mạch, toàn hệ thống máy tính có ổn định không là do bộ phận này quyết định. Các linh kiện đều được kết nối với nhau trên bảng mạch này và được bo mạch chủ hỗ trợ để kết nối với nhau. Ram: Đây là một trong những bộ phận rất quan trọng, nó là bộ nhớ tạm để chờ xử lý thông tin. Khi bạn truy cập nhiều trang cùng một lúc nó chạy nhanh hay chậm là nhờ vào Ram. Hiện nay người ta rất chú trọng vào nâng cấp Ram. Bộ vi xử lý CPU: CPU bộ vi xử lý được coi là bộ não của máy tính, sức mạnh của máy tính được đánh giá cao hay không là dựa vào bộ phận này vì nó có nhiệm vụ xử lý tất cả dữ liệu, các chương trình có trên máy tính. Một CPU được chọn phải tương đồng với bo mạch chủ, nếu không thì nó sẽ không có tác dụng đối với máy tính. Dựa trên nhu cầu của khách hàng, hiện nay nhà sản xuất đã đưa ra 2 dòng sản phẩm chính cho 2 nhóm khách hàng thông thường và nhóm khách hàng có nhu cầu cao hơn . Card màn hình: Card màn hình máy tính hiện tại có 2 loại chính: Là tích hợp với mainboard và loại rời gắn vào khe cắm PCI EX. Để phục vụ cho đối tượng văn phòng, không sử dụng đến đồ họa nhiều thì bạn nên dùng máy tính có VGA được tích hợp sẵn trên bo mạch chủ. Ổ cứng ( SSD và HHD). Ổ cứng để lưu trữ tất cả dữ liệu có trên máy tính, ngày nay dung lượng ổ cứng rất đa dạng và chứa được rất nhiều thông tin. Tùy vào dữ liệu làm việc mà bạn có thể chọn cho mình chiếc maý tính có dung lượng ổ cứng phù hợp. HHD để lưu trữ giữ liệu còn SSD để cải thiện tốc độ xử lý,máy tính có thể sử dụng cả 2 ổ này cùng một lúc. Bộ nguồn của máy tính. Bộ nguồn là thiết bị quan trọng cung cấp năng lượng cho máy tính, bộ nguồn cần phải tương thích với các bo mạch và có công suất hoạt động cao để máy tính hoạt động ổn định.
Bộ nguồn của máy tính để bàn
Màn hình:
Màn hình để hiện thị hình ảnh, âm thanh các hoạt động của ban trên máy tính, độ rộng của màn hình phụ thuộc vào điều kiện kinh tế và nhu cầu sử dụng của bạn. Thiết bị ngoại vi. Là các thiết bị kèm theo như bàn phím,chuột giúp chúng ta nhập thông tin và điều khiển hoạt động của máy tính. Chuột và bàn phím hiện nay có thể kết nối không dây. Trên đây là các bộ phận chính của một chiếc máy tính để bàn, các bạn có thể tìm hiểu rõ hơn khi mua máy tính trực tiếp tại máy tính An Phát. >>>Tin liên quan: Nên mua bộ nguồn của máy tính hãng nào tốt nhất hiện nay
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!