Thai chậm phát triển có giữ được không? Đây chính là lỗi lo lắng, bất an của rất nhiều chị em phụ nữ mang thai, khi đi khám thai, thấy thai nhi chậm phát triển. Hội chứng thai nhi chậm tăng trưởng là gì? Nguyên nhân nào dẫn tới tình trạng thai nhi chậm phát triển? Mẹ bầu cần phải nắm rõ những gì có liên quan tới vấn đề về sức khỏe thai nhi và tìm hiểu theo từng phương pháp để giải quyết tốt nhất, nhằm ngăn ngừa phòng chống các tình trạng thai nhi chậm phát triển? Mẹ có thể theo dõi ở FaGoMom với các chi tiết qua bài viết đưới dây.
1. Thai chậm phát triển là như thế nào?
Thai chậm phát triển còn gọi là hội chứng thai chậm tăng trưởng có trong tử cung, và được gọi là IUGR. Đây chính là hiện tượng của sự tăng trường trong thai nhi bị hạn chế, và từ đó sẽ dẫn tới kích thước và cân nặng của thai nhỏ hơn so với độ tuổi của thai nhi.
Tình trạng thai nhi không phát triển (Ảnh minh họa)
Với những trẻ mắc hội chứng IUGR sẽ có trọng lượng thấp hơn 5% so với biểu đồ trọng lượng của lứa tuổi thai nhi. Sự phát triển của thai nhi sẽ tương đương với sự phát triển về kích thước bụng của mẹ. Mặc dù kích thước bụng của mẹ còn tùy thuộc vào thể trạng của từng mẹ bầu, phần lớn đều có các chỉ số tiêu chuẩn để theo dõi về sự phát triển của thai nhi, như về chỉ số độ cao của phần tử cung.
Thai nhi khi được 12 tuần tuổi thì phần tử cung cao tới phần xương mu, khi thai nhi được 20 tuần tuổi thì phần trên tử cung hay còn được gọi là phần đáy tử cung sẽ được chạm tới vùng rối của mẹ bầu. Và ngoài ra còn gọi là IUGR, những tình trạng này được biết đến với tên gọi khác như: nhỏ hơn so với độ tuổi thai, suy dinh dưỡng thai nhi, hay suy nhau thai.
2. Nguyên dẫn đến thai chậm phát triển là gì?
Nguyên nhân dẫn tới thai nhi chậm phát triển cũng khá đa dạng, xuất phát từ bản thân của người mẹ, bị thiếu chất dinh dưỡng và do hoạt động quá sức là 2 nguyên nhân chính dẫn tới thai nhi chậm phát triển. Có một số mẹ bầu chưa được trang bí với kiến thức sức khỏe sinh sản, về chế độ dinh dưỡng mỗi khi mang thia dẫn tới việc chăm sóc thai nhi không được tốt. Bởi vậy, trong giai đoạn này, về nhu cầu dinh dưỡng của thai nhi bắt đầu sẽ tăng cao hơn, do đó thai nhi sẽ được hình thành và hoàn thiện bởi các bộ phận của cơ thể. Lúc này về nguồn cung cấp chất dinh dưỡng sẽ không được đảm bảo gây ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ.
Nguyên nhân khiến thai nhi không phải triển (Ảnh minh họa)
Có một số bà mẹ do điều kiện kinh tế chưa đáp ứng được trong cuộc sống nhưng vẫn phải đi làm khá nhiều trong giai đoạn mang thai. Khi lao động quá sức sẽ gây ra áp lực lên vùng bụng, kết hợp với đó là và việc không được nghỉ ngơi đầy dủ, khiến cho quá trình phát triển của thai nhi bị gặp nhiều trở ngại. Các mẹ tiếp xúc hoặc sử dụng khá nhiều chất kích thích như: rượu, bia, thuốc lá, cũng làm ảnh hưởng khá nhiều tới môi trường sống của thai nhi.
Và ngoài ra, có thể do mẹ bầu đã mắc phải một số bệnh trước khi mang thai nhưng không được điều trị dứt điểm. Với các mẹ bầu có con lần thứ 2, còn do ảnh hưởng từ lần đầu mang thai đã bị các hội chứng chậm phát triển. Và đặc biệt, với hội chứng này thường xảy ra ở mẹ bầu song thai bởi lượng chất dinh dưỡng không đầy đủ, để cung cấp cho sự phát triển đồng đều của cả 2 bé. Đây cũng chính là dấu hiệu cho thấy thai nhi sẽ bị suy hoặc bị nhau tiền đạo.
Trong đó, thai nhi phát triển chậm còn do sự bất thường về cấu tạo trong cơ thể, về bộ nhiễm sắc thể sẽ gặp vấn đè như: bị hội chứng down, hội chứng Turner, hay trong suốt quá trình hình thành các cơ quan nội tạng thường gặp ra nhiều trở ngại. Trong suốt quá trình phát triển, thai nhi có thể sẽ bị mắc phải một số chứng bệnh như: Rubella, nhiễm khuẩn khi Toxoplasma hoặc virus cự bào ngay từ bên trong cơ thể của người mẹ, do mẹ bầu đã không tiêm phòng trước khi mang thai.
3. Những mẹ nào có nguy cơ bị chậm phát triển thai nhi và hậu quả chậm phát triển thai nhi
+ Những bà mẹ có nguy cơ bị chậm phát triển trong tử cung:
– Tiền sử đẻ con chậm phát triển trong tư cung
– Mẹ tăng cân ít hơn so với bình thường
– Chiều cao của tử cung nhỏ hơn so với tuổi thai
– Mẹ mắc phải một số bệnh như: cao huyêt sáp, bệnh thận, tiểu đường, bệnh về hồng cầu.
– Mẹ có các tiền sử như: hút thuốc lá, nghiện rượu, cocaine, sử dụng heroin.
– Mang thai từ 2 thai trở nên (hay song thai, sinh ba…).
– Mẹ mắc các chứng bệnh nhiễm trùng hoặc có các rối loạn về di truyền.
– Mẹ tiếp xúc với các hóa chất độc hại.
+ Hâu quả thai nhi chậm phát triển trong tử cung:
– Tỷ lệ mắc các bệnh và tử bị tử vung sau sinh coa hơn so với trẻ bình thường.
– Có thể trẻ sẽ xuất hiện tình trạng bị thiếu nước ối, mà nước ối ít sẽ dấn tới chèn dây rốn và có thể gây ra tử vong cho thai nhi.
– Trẻ sinh ra dễ mắc tình trạng bị rối loạn như: chậm phát triển về chiều cao, dậy thì sớm, rối loạn chuyển hóa như đái tháo đường, béo phì, tổn thương nội mạc mạch máu, tổn thương thận.
Nguy cơ khiến trẻ chậm phát triển từ trong bụng (Ảnh minh họa)
4. Làm thế nào để biết thai nhi chậm phát triển?
Chỉ có cách duy nhất là thông qua các kết quả siêu âm, khi siêu âm thì thai nhi sẽ cho ra kết quả khá chuẩn và chính xác về các chỉ số như: kích thước, sự phát triển của các cơ quan,… Từ đó các bác sĩ sẽ phấn đoán được sự phát triển của trẻ có phù hợp với độ tuổi của thai nhi không, và để từ đó đưa ra kết quả của trẻ có bị chậm phát triển hay không. Bác sĩ sẽ sử dụng với tất cả các chỉ số về chu vi vòng đầu và chiều dài xương đùi, chu vi vòng bụng của trẻ, lượng máu chảy từ nhau thai tới dây rốn để xác định về sự phát triển của thai nhi.
Ngoài biện pháp siêu âm, thì bác sĩ có thể chuẩn đoán theo tình trạng thai nhi bằng việc sờ nắn vào bụng để ước lượng sự thay đổi của tử cung. Về chiều cao phần tử cung so với những bộ phần như: vùng xương mu của mẹ, đem đối chiếu với số tuổi của thai nhi, để cho kết quả về sự tăng trưởng kích thước của trẻ.
5. Mẹ bầu cần làm gì khi thai nhi chậm phát triển?
Việc quan trọng nhất là mẹ bầu cần phải đi khám theo định kỳ đều đặn, nhờ vào đó có thể theo dõi chặt chẽ về tình hình phát triển của thai nhi, phát hiện ra tình trạng bất thường sớm nhất, để có được cách giải quyết phù hợp.
Mẹ bầu nên duy trì về chế độ dinh dưỡng khoa học, phù hợp mỗi ngày. Và ngoài việc cung cấp thức ăn thì mẹ bầu còn phải cung cấp về lượng nước cần thiết nhất, trung bình mỗi ngày uống tầm 2-3 lít nước để đảm bảo về lượng nước ối không bị hao hụt do sự phát triển của trẻ nhỏ.
Mẹ bầu cần phải giữ cho tinh thần thoải mái tránh bị căng thẳng, bị áp lực. Trong suốt giai đoạn thai kỳ, thì mẹ bầu cần phải nghỉ ngơi thật nhiều tránh làm việc quá nặng hoặc các công việc di chuyển nhiều gây ra ảnh hưởng tới vùng bụng và phần tử cung.
Cần kiểm soát về khả năng phát triển của thai nhi (Ảnh minh họa)
6. Cách kiểm soát về sự phát triển của thai nhi
Nếu thai nhi của bạn đang phát triển chậm, thì bác sĩ sẽ tiến hành về việc khám và làm các xét nghiệm để đánh giá một cách chính xác những gì đang diễn ra và đưa ra một cách xử lý hợp lý nhất.
+ Trong giai đoạn 0: Bạn cần tiến hành việc kiểm tra bằng cách siêu âm Doppler, nếu kết quả cho về bình thường thì bạn sẽ chuyển sang giai đoạn 1.
+ Trong giai đoạn 1: Các bạn sẽ có được yêu cầu về chăm sóc ngoại trú nếu không mắc các chứng tiền sản giật. Nhưng, bạn cần phải khám 2 lần/tuần. Bác sĩ có thể cho bạn sử dụng loại thuốc corticosteroid trong khi đã được chuẩn đoán.
+ Trong giai đoạn 2: khi ở giai đoạn này thì bạn cần phải kiểm tra về tiền sản giật 2 lần/ngày. Nếu các kết quả kiểm tra không hề thay đổi, thì bạn sẽ được chỉ định sinh đẻ ở tuần 34, còn nếu kết quả dao động thì bạn có thể sẽ được chỉ định phương pháp sinh mổ.
+ Trong giai đoạn 3: Bạn sẽ được chỉ định trong tuần thứ 32 của thai thai kỳ.
7. Điều trị hay kiểm soát chứng IUGR
Việc điều trị của tình trạng này thường dựa vào việc kiểm soát chắt chẽ để đảm bảo thai nhi không bị tổn thương. Bằng cách siêu âm thường, theo dõi trẻ em, khám về tiền sản định kỳ cho người mẹ, và thường xuyên cho việc cân đo là những cách thức về tiêu chuẩn để kiểm soát về tình hình. Khi đó tất cả các bác sĩ và chuyên gia y tế cho rằng em bẽ cần được ra ngoài hơn là việc tiếp tục ở trong tử cung của người mẹ, thì sẽ cần phải tiến hành về việc giúc sinh, hoặc có thể mổ để lấy thai. Khi đó, bạn cần phải cân nhắc thật cẩn thận giữa các điều được và bị mất đi, bởi trẻ sinh con thường có một số rắc rối đi kèm theo.
Bạn cần tăng cường về nghỉ ngơi, xin các tư vấn của chuyên gia về dinh dưỡng, hạn chế bị căng thẳng, và cố gắng giữ vững tâm lý bình tính, thoải mái nhất, tất cả đều có thể giúp ích cho bạn. Nhưng, nếu điều này không đảm bảo cho cơ thể của mình thay đổi về tình hình. Thì giải pháp duy nhất để tập trung trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng cho bà bầu và thai nhi thật chẩn thận cho tới khi thia kỳ đã trải qua một giai đoạn an toàn thích hợp nhất, đôi khi em bé có thể sống được, thì sẽ phải thực hiện phương pháp con mổ lấy thai nhi. Em bé bị mắc chứng IUGR sẽ rất bị căng thẳng và bị kiệt sức, đó cũng là lý do tại sao phương pháp sinh thường sẽ không được lựa chọn.
Kiểm soát kỹ lưỡng về sự phát triển của thai nhi (Ảnh minh họa)
8. Làm thế nào để ngăn ngừa tình trạng thai nhi chậm phát triển?
+ Cần phải có chế độ dinh dưỡng cho bà bầu hợp lý để cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho mẹ và bé.
+ Loại bỏ thói quen xấu sử dụng tất cả các chất kích thích như rượu, thuốc lá trong thời kỳ mang thai
+ Hạn chế tất cả các loại thực phẩm, các loại chất chứa caffeine
+ Thăm hỏi về ý kiến của các bác sĩ khi sử dụng với bất cứ loại thuốc nào, bởi có một số loại thuốc dãn tới nguy cơ thai chậm phát triển.
+ Nghỉ ngơi thật đầy đủ để tâm lý luôn thoải mái, tránh bị căng thẳng trong suốt quá trình mang thai.
+ Tập thể dục nhẹ nhàng trong vòng 30 phút mỗi ngày.
Khi thai nhi phát triển mới thì mới sinh ra an toàn và khỏe mạnh được, và từ đó thể chất và trí não của trẻ sau khi chào đời cũng được phát triển một cách toàn diện nhất. Bởi vậy, mẹ bầu cần phải lưu ý và tìm hiểu thật kỹ các thông tin quan trọng về thai nhi cũng như cân nặng của thai nhi, các dấu hiệu thai nhi bất thường,… để tiện theo dõi, kiểm soát về tình trạng thai nhi thường xuyên nhất, tránh các trường hợp thai nhi phát triển chậm hoặc các biến chứng nguy hiểm khác.
Xem thêm: Hiện tượng nấc cụt ở thai nhi có ảnh hưởng gì?
Thông tin liên hệ:
Công ty TNHH giải pháp thương mại Fago Group
Địa chỉ:
Tại Hồ Chí Minh: Chung cư tecco Greenest, Phan Văn Hớn, Tân Thới Nhất, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh
https://g.page/fagomom
Tại Hà Nội: N2C Hoàng Minh Giám, Trung Hòa Nhân Chính, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0934 812 773 – 0911 002 444
Thời gian làm việc:
Thứ 2 – 7 : 8:00 – 18:00
Chủ nhật : 8:00 – 11:30
Kết nối với chúng tôi:
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!