Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết thai bị bóc tách mẹ bầu cần biết

Nhiều chị em mang thai khi đi siêu âm nhận được kết quả bóc tách túi thai 10%, và họ rất lo lắng về khả năng giữ được bào thai. Vậy hiện tượng bóc tách túi thai là gì, bị bóc tách túi thai 10% có nguy hiểm không, nên ăn gì thì tốt hay biểu hiện, nguyên nhân và cách điều trị bóc tách túi thai như thế nào,…

Bóc tách túi thai trong 3 tháng đầu thai kỳ là thông tin khiến các bà bầu đứng ngồi không yên. Lo vì sợ ảnh hưởng đến sức khỏe thì ít mà thấp thóp vi sẽ không giữ được con là nhiều. Nếu tỉ lệ bóc tách dưới 50% ngoài những lời khuyên của bác sĩ mẹ cũng cần quan tâm tới vấn đề thai bị bóc tách nên ăn gì để phục hồi nhanh nhất.

Thai bị bóc tách là gì?

Bóc tách túi thai là hiện tượng có máu tụ quanh túi thai. Tình trạng này dẫn đến dọa sảy thai trong 3 tháng đầu của thai kỳ.

thai bị bóc tách

Bóc tách túi thai là hiện tượng có máu tụ quanh túi thai (ảnh minh họa)

Đối với hiện tượng bóc tách túi thai, kích thước của vùng bị bóc tách rất quan trọng. Nếu vùng bóc tách chiếm 1/2 túi thai, nó sẽ được gọi là bóc tách 50%, nếu chỉ là 1 góc của túi thai, bác sĩ sẽ đo và báo cho bà bầu biết cụ thể tỷ lệ bóc tách như 5%, 10%, 15%…Tỷ lệ bóc tách càng lớn, khả năng sống sót của phôi thai càng bị đe dọạ.

Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết

Ngay cả các bác sĩ chuyên khoa cũng có thể bị nhầm lần trong những tuần đầu thai kỳ về hiện tượng này. Do thai còn quá nhỏ nên chưa lấp đầy thể tích buồng tử cung nên khoảng trống giữa túi thai và lòng tử cung bị chẩn đoán nhầm là túi thai bị bóc tách. Một số bác sĩ đã nhầm lẫn giữa hiện tượng sinh lý bình thường và một bệnh lý khi siêu âm thai. Nhầm lẫn thường xảy ra vào những tuần đầu thai kỳ, nhất là từ 7-9 tuần.

Nguyên nhân bị bóc tác được lý giải có thể do thai bất thường, thai không thể tiếp tục sống trong bụng mẹ. Theo cơ chế tự nhiên, bào thai đó sẽ chết và bị đẩy ra khỏi tử cung. Bóc tách túi thai trên 50% rất khó giữ được thai. Ngoài ra, còn có thể do:

  • Thai phụ có tử cung dị dạng, tử cung hai sừng, tử cung có vách ngăn…
  • Mẹ bầu mắc phải như bệnh u xơ tử cung, thường là u xơ tử cung dưới niêm mạc, dính buồng tử cung, lạc nội mạc tử cung trong cơ.
  • Do bà bầu nghiện rượu, cà phê, thuốc lá, các chất kích thích hoặc có những hoạt động quá mạnh.
  • Thai phụ bị nhiễm trùng, nhiễm siêu vi, ký sinh trùng hay nấm, nhiễm chất độc (chì, thủy ngân).
  • Thai phụ bị suy hoàng thể, bệnh lý tuyến giáp, tiểu đường,…

Dấu hiệu cơ bản của bóc tách túi thai là ra máu âm đạo. Tình trạng bong tách túi thai cũng thể gây ra hiện tượng đau bụng.

Cách điều trị tích cực

Nếu không may rơi vào trường hợp bị bóc tách túi thai, nếu tỷ lệ bóc tách thấp và được điều trị kịp thời, khả năng giữ được thai sẽ càng cao. Việc quan trọng mẹ cần làm là nghỉ ngơi và uống thuốc dưỡng thai theo đúng chỉ định của bác sĩ.

Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng điều trị được. Có trường hợp bóc tách túi thai, bong màng nuôi khi mang thai và vài ngày sau thai chết. Chính vì vậy, ngay khi phát hiện ra các triệu chứng mẹ nên đề nghị bác sĩ khám kỹ và cân nhắc xem thai có khả năng tiếp tục sống trong bụng mẹ hay không, đề phòng trường hợp thai chết lưu.

Benh.vn (Nguồn MarryBaby)