Khám thai tuần 28 là cột mốc quan trọng mà mẹ bầu cần lưu ý. Trong giai đoạn này, cả em bé và mẹ bầu đều có những thay đổi, phát triển rõ rệt. Cùng Thu Cúc TCI tìm hiểu về chủ đề này thông qua bài viết dưới đây nhé.
1. Một số sự thay đổi của mẹ bầu và em bé ở lần khám thai tuần 28
1.1. Em bé phát triển như thế nào ở lần khám thai tuần 28?
– Vào thời điểm này, em bé đã có những sự thay đổi, phát triển rõ rệt so với những giai đoạn trước. Bé đã đạt được cân nặng khoảng 1,1 – 1,2kg, chiều dài khoảng 35cm.
– Mắt của bé đang tiếp tục phát triển và hoàn thiện. Các cơ bắp của bé cũng trở nên chắc khỏe hơn.
– Gai lưỡi của bé phát triển rất tích cực nên vị giác của bé lúc này trở nên vô cùng nhạy bén.
– Lông mày, lông mi đã được hình thành rõ rệt, phần tóc trên đầu cũng đang mọc dài hơn.
– Phổi của em bé đã có thể hít thở nhịp nhàng. Đặc biệt nhất là não bộ của bé đang phát triển phức tạp hơn với sự xuất hiện của hàng nghìn nơ-ron thần kinh.
– Em bé có hình dáng tròn trịa hơn do làn da căng phồng bởi lớp mỡ phía dưới.
– Em bé đã có thể nhìn thấy ánh sáng xuất hiện chiếu qua tử cung của mẹ. Do đó, mẹ nên thực hiện các biện pháp thai giáo bằng ánh sáng để giúp em bé phát triển thị giác.
– Ở tuần thai này, một số em bé đã bắt đầu có xu hướng xoay đầu về vị trí bên dưới để thuận lợi cho quá trình sinh thường.
– Bé đã có thể thực hiện một số động tác như: mút tay, nháy mắt, nấc, nín thở,…
– Hệ thống xương sọ, xương sống và các cơ của bé đã trở nên cứng cáp hơn rất nhiều so với những giai đoạn trước.
– Bé cũng trở nên hiếu động hơn so với các tuần thai trước. Bé thường xuyên chuyển động lộn nhào và đạp vào bụng mẹ. Do vậy, ở tuần thai 28 này, mẹ nên chú ý theo dõi cử động đạp của bé mỗi ngày. Nếu nhận thấy bé đột nhiên ít đạp hơn bình thường, mẹ nên đi thăm khám bác sĩ.
1.2. Một số thay đổi của mẹ ở lần khám thai tuần 28
Ở lần khám thai tuần 28 này, các mẹ sẽ gặp một số thay đổi như sau:
– Một số triệu chứng như ợ nóng, táo bón có thể làm phiền mẹ. Tình trạng giãn cơ ở đường tiêu hóa do hormone thai kỳ gây nên, đặc biệt khi mẹ ăn nhiều sẽ làm chậm quá trình tiêu hóa và hấp thụ thức ăn của mẹ. Lời khuyên cho mẹ là nên ăn nhiều thực phẩm có chứa chất xơ, uống nhiều nước và tập thể dục thường xuyên.
– Tử cung của mẹ phát triển to ra cho sự lớn lên của em bé, do vậy mẹ cũng có thể bị mắc bệnh trĩ trong thai kỳ. Đi kèm với đó là hiện tượng những mạch máu sưng, nổi lên ở vùng hậu môn. Tuy nhiên, hiện tượng này thông thường sẽ dần biến mất sau khi sinh một vài tuần. Nếu mẹ cảm thấy tình trạng ngứa và đau hậu môn kéo dài, hãy thử sử dụng biện pháp chườm lạnh, ngâm mình trong bồn tắm hoặc sử dụng một vài loại thuốc giảm sưng tại vị trí đó.
– Một số mẹ bầu có thể gặp phải tình trạng hạ huyết áp, thay đổi nhịp tim khi mẹ nằm ngửa. Điều này dẫn đến hiện tượng mẹ sẽ cảm thấy chóng mặt cho đến khi thay đổi tư thế nằm. Hiện tượng chóng mặt cũng có thể xảy ra khi mẹ đứng dậy quá nhanh và đột ngột. Để khắc phục tình trạng này, mẹ nên nằm nghiêng và từ từ thay đổi vị trí từ nằm chuyển sang ngồi dậy rồi hãy đứng lên.
– Bước vào tuần thai thứ 28, việc thai nhi phát triển ngày càng lớn dễ dẫn đến việc mẹ bị mất ngủ kéo dài, đặc biệt là trong 3 tháng cuối thai kỳ.
2. Mẹ cần chú ý tới những xét nghiệm nào ở lần khám thai tuần 28?
Ở mỗi lần kiểm tra, siêu âm thai. mẹ cần phải thực hiện một số loại xét nghiệm để thăm khám tình hình sức khỏe của mẹ và em bé trong bụng. Đặc biệt là khi mẹ bước vào tuần 28 của thai kỳ, lúc này em bé đã phát hiện hoàn thiện hơn so với giai đoạn trước. Một số bước kiểm tra, xét nghiệm thường được chỉ định như sau:
– Kiểm tra tổng quát các chỉ số cơ thể mẹ: chiều cao, cân nặng, đo huyết áp…
– Đo lường chỉ số đường và đạm trong nước tiểu của mẹ.
– Kiểm tra nhịp tim của em bé xem có dấu hiệu bất thường hay không.
– Kiểm tra kích thước của tử cung mẹ bầu so với tuổi thai.
– Thăm khám một số triệu chứng có thể xảy ra với mẹ bầu như: hiện tượng giãn tĩnh mạch ở chân, phù chân,…
– Thực hiện xét nghiệm máu để kiểm tra xem mẹ có bị thiếu máu thai kỳ hay không.
3. Mẹ cần lưu ý gì khi mang thai tuần 28?
– Vào giai đoạn này, thai nhi trong bụng phát triển rất mạnh mẽ. Vậy nên mẹ cần chú ý tới chế độ ăn uống hàng ngày của mình để cả em bé và mẹ đều có sức khỏe tốt nhất. Mẹ nên bổ sung đầy đủ dưỡng chất vào bên trong cơ thể, đặc biệt là protein, vitamin C, axit folic theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
– Hệ xương của bé trong giai đoạn này phát triển rất mạnh mẽ. Do đó, mẹ nên chú trọng tới những sản phẩm có chứa nhiều canxi: các chế phẩm từ sữa, các loại quả hạt, đậu, các loại cá,…
– Một số loại thực phẩm như: dưa hấu, đậu đỏ, hành tây, cần tây,…có tác dụng tốt trong việc lợi tiểu tiêu sưng phù nề. Do vậy, mẹ nên bổ sung nhiều hơn các loại rau quả này.
– Mẹ nên uống nhiều nước, từ 2 – 3 lít nước mỗi ngày để gia tăng lượng nước ối, Việc đảm bảo đủ lượng nước ối giúp mẹ phòng tránh một số tình trạng như: tăng huyết áp, nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc sinh non.
– Nên nghỉ ngơi điều độ, đi ngủ đúng giờ, tránh thức quá khuya. Vào buổi tối mẹ chỉ nên ăn các món ăn nhẹ, uống một cốc sữa nóng cũng giúp dễ ngủ hơn. Bởi khi tinh thần được thư giãn, thoải mái, mẹ cũng tránh được những cảm giác khó chịu, mệt mỏi khi mang thai.
– Mẹ nên thường xuyên theo dõi các cử động thai máy trong bụng theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Nếu có những dấu hiệu: bé đạp, cử động ít hơn bình thường thì mẹ nên đi thăm khám bác sĩ để kiểm tra kịp thời.
Trên đây là những thông tin hữu ích mẹ cần biết về lần khám thai tuần 28. Mẹ có thể liên hệ với Thu Cúc TCI để được tư vấn và giải đáp các vấn đề khác trong thai kỳ nhé!
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!