Corticoid có tác dụng hiệu quả trong chống viêm, chống dị ứng và ức chế miễn dịch. Tuy có nhiều lợi ích nhưng tác dụng phụ mà chúng đem lại cũng không hề nhẹ. Corticoid thường có mặt trong rất nhiều thuốc mà không phải ai cũng biết cách nhận biết. Vậy bạn đã biết tên các loại thuốc có chứa corticoid thường gặp? Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu về các loại thuốc này qua bài viết sau đây.
Tác dụng của corticoid
Trước khi tìm hiểu về tên các loại thuốc có chứa corticoid, bạn cũng nên nắm được công dụng của loại thuốc này. Nhóm corticoid là nhóm thuốc có tác dụng chống viêm, chống dị ứng và ức chế miễn dịch. Loại thuốc này được ứng dùng trong điều trị nhiều lý khác nhau như: Bệnh chàm, bệnh vảy nến, các bệnh viêm da dị ứng, mề đay, sốc phản vệ, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), hen phế quản, hội chứng thận hư, viêm khớp dạng thấp, viêm đa khớp… Bên cạnh đó, thuốc còn được chỉ định trong một số bệnh lý về huyết học, tiêu hóa hay các bệnh lý ác tính theo chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa.
Giống như bất kỳ loại thuốc nào, thuốc corticoid trước khi sử dụng cần có sự thăm khám, tư vấn và hướng dẫn của các bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo độ an toàn, chính xác, giúp nâng cao hiệu quả điều trị, đồng thời hạn chế tối đa các tác dụng phụ không mong muốn. Chính vì vậy, bạn cần sử dụng các loại thuốc có chứa corticoid theo đúng chỉ định, liều lượng cũng như thời gian dùng thuốc của các bác sĩ có chuyên môn.
Corticoid được chỉ định khi nào?
Các thuốc kháng viêm có thành phần corticoid có tác dụng ngăn ngừa tình trạng tổn thương các tế bào do hiện tượng viêm gây nên. Thuốc corticoid thường được bác sĩ chỉ định trong các trường hợp sau:
- Dị ứng hay xung huyết: Đợt cấp của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), cơn hen kịch phát, mề đay, sốc phản vệ, viêm phổi, bệnh phổi kẽ, viêm mũi, phù mạch, u hạt…
- Các bệnh về da liễu: Bệnh lupus ban đỏ, bệnh vảy nến, viêm da tiếp xúc…
- Bệnh lý nội tiết: Tăng sản tuyến thượng thận bẩm sinh, suy thượng thận.
- Bệnh lý tiêu hóa: Bệnh viêm gan tự miễn, bệnh viêm ruột.
- Buồn nôn, nôn: Corticoid còn được sử dụng kết hợp với các thuốc khác trong dự phòng buồn nôn, nôn do các thuốc điều trị ung thư.
- Bệnh lý về máu: Bệnh bạch cầu, thiếu máu tan máu, ung thư hạch, xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn.
- Bệnh lý về khớp: Viêm khớp dạng thấp, thấp khớp, viêm đa khớp, lupus ban đỏ hệ thống, đợt cấp của gout.
- Bệnh lý về mắt: Viêm kết mạc, viêm màng bồ đào.
- Các bệnh lý khác: Dự phòng thải ghép, dùng trong tiêm trưởng thành phổi cho thai nhi, phù não, hội chứng thận hư, xơ cứng bì. Ngoài ra, corticoid còn được chỉ định trong những trường hợp nhằm thay thế hormone tự miễn do cơ thể không thể tự sản sinh được như bệnh addison.
Tên các loại thuốc có chứa corticoid
Tên các loại thuốc có chứa corticoid là thắc mắc của rất nhiều người. Vậy corticoid có trong những loại thuốc nào? Nhóm thuốc có chứa corticoid là những thuốc mà trong thành phần có chứa một trong các thành phần sau: Prednisolone, prednisone, methylprednisolone, fluocinolone, fluticasone, dexamethasone, triamcinolone, betamethasone, beclomethasone…
Để có thể dễ dàng nhận biết các thuốc có chứa corticoid, bạn có thể dựa vào các ký hiệu thuốc. Thông thường, các nhóm thuốc corticoid thường có đuôi “olone” (olon) hay đuôi “sone” (son). Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp đều như vậy, vẫn có những trường hợp ngoại lệ như budesonide.
Chính vì vậy, để chắc chắn bạn đang sử dụng thuốc gì, thành phần thuốc có chứa corticoid hay không, bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng về thành phần thuốc, công dụng thuốc, liều dùng, cách dùng, tác dụng phụ, hạn sử dụng trước khi dùng thuốc cũng như chỉ dùng các thuốc có chứa corticoid khi có sự thăm khám, chỉ định và hướng dẫn của các bác sĩ chuyên khoa.
Danh mục thuốc corticoid hiện có trên thị trường bao gồm:
- Thuốc medrol có chứa methylprednisolone.
- Thuốc fucicort có chứa betamethasone.
- Thuốc điều trị hen suyễn symbicort có chứa budesonide.
- Thuốc flucinar có chứa fluocinolone.
- Thuốc nhỏ mắt polydexa có chứa dexamethasone.
Việc nhận biết tên các loại thuốc có chứa corticoid giúp người bệnh sử dụng thuốc đúng loại, đúng liều, đúng mục đích điều trị, từ đó hạn chế tối đa các tác dụng phụ cũng như tương tác thuốc nguy hiểm có thể xảy ra.
Sử dụng thuốc corticoid như thế nào để đạt hiệu quả cao?
Để hạn chế nguy cơ mắc các tác dụng phụ khi sử dụng các thuốc corticoid, bạn cần nghiêm chỉnh tuân thủ chỉ định và hướng dẫn của các bác sĩ. Bên cạnh đó, bạn cần lưu ý thêm một số vấn đề sau:
- Sử dụng corticoid với liều thấp và ngắt quãng. Các thuốc có chứa corticoid tuy có hiệu quả điều trị cao nhưng lại có nhiều tác dụng phụ nguy hiểm nếu sử dụng không đúng cách. Việc dùng quá liều thuốc có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm, một trong số đó là hội chứng Cushing. Chính vì vậy, bạn cần sử dụng thuốc dưới sự theo dõi của các bác sĩ có chuyên môn để tăng và giảm liều phù hợp với tình trạng sức khỏe của bạn.
- Ưu tiên việc dùng corticoid tại chỗ so với đường toàn thân, trừ những trường hợp cần thiết do các bác sĩ chỉ định. Việc dùng thuốc tại chỗ sẽ hạn chế được các tác dụng phụ của thuốc corticoid hơn so với dùng đường toàn thân.
- Hạn chế ăn các thực phẩm nhiều muối và tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu kali vào chế độ ăn uống hàng ngày.
- Nếu bạn đã sử dụng corticoid trong một thời gian dài, không nên ngưng thuốc đột ngột, nên giảm liều thuốc từ từ. Điều này giúp cho tuyến thượng thận có thời gian để điều chỉnh lại việc sản xuất cortisol.
- Nên dùng corticoid sau bữa ăn để hạn chế tình trạng kích ứng dạ dày.
- Đối với loại thuốc corticoid đường bôi, chỉ thoa một lớp mỏng lên vùng da bạn cần điều trị, không bôi lên vùng da đang bị trầy xước hay có vết thương hở.
- Thuốc kháng viêm corticoid có tác dụng kháng viêm mạnh, hiệu quả cao trong điều trị các bệnh bị rối loạn miễn dịch, chống viêm như viêm khớp, thấp khớp, lupus ban đỏ, hen suyễn, xuất huyết giảm tiểu cầu, hội chứng thận hư… Tuy nhiên, bạn chỉ nên sử dụng các loại thuốc này khi có sự tư vấn và hướng dẫn của các bác sĩ chuyên khoa để tránh các tác dụng phụ không mong muốn của thuốc.
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn nhận biết được tên các loại thuốc có chứa corticoid hiện có trên thị trường cũng như nắm được những điều cần lưu ý khi sử dụng nhóm thuốc này. Bạn không nên tự ý mua thuốc, hãy tham khảo ý kiến của các bác sĩ trước khi bạn sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, kể cả corticoid. Chúc bạn nhiều sức khỏe cũng như đừng quên tiếp tục theo dõi các bài viết tiếp theo của Nhà Thuốc Long Châu nhé!
Vũ Ánh
Nguồn tham khảo: Tông hợp
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!