Phân loại và một số giống hoa lan dễ trồng tại nhà

Hoa lan là một trong những sản vật của tạo hóa, là tác phẩm nghệ thuật tuyệt tác mà thiên nhiên ban tặng cho con người.

Có thể nói hoa lan hội tụ tất cả các đặc điểm quý của các loài hoa đẹp như màu sắc đẹp, phong phú, cấu tạo hoa đa dạng, tinh tế, hoa có độ bền lâu và đặc biệt hấp dẫn người chơi bởi hương thơm quyến rũ.

Hiện nay tại Việt Nam có khoảng 500 cá thể hoa lan.

Để nhận biết hoa lan bạn có thể dựa vào những đặc điểm, môi trường sống của cây.

Bài viết này Vườn Sài Gòn sẽ giúp các bạn dễ dàng phân biệt và biết một số lọa lan phổ biến hiện nay, cùng tìm hiểu nhé!

I – Phân loại hoa lan

1. Dựa vào hình thái

  • Loại lan đơn thân: thường ra hoa có 2 hàng đối nhau, lá ở 2 hàng xen kẽ (ví dụ: Lan Vanda, hồ điệp,…) hoặc loại lan có lá dẹp thẳng hay tròn (ví dụ: Lan Luisia,…)
  • Loại lan đa thân: cây tăng trưởng nhanh, liên tục, cho ra hoa hoa phía trên (ví dụ: địa lan, lan vũ nữ,…) hoặc cho ra hoa trên đỉnh (ví dụ: lan Cattleya,…)

2. Dựa vào môi trường sống

  • Địa lan: là loại cây sống trong đất hoặc trong giá thể có đặc điểm như đất, gỗ mục,…
  • Phong lan: là các loại cây lan sống trong không khí.
  • Bán địa lan: là loại lan có thể thích nghi với cả môi trường trong không khí và trong đất.

II – Các loại hoa lan phổ biến hiện nay

Trong thế giới hoa lan có vô vàn màu sắc và rất khó để nhớ mặt điểm tên hết tất cả các loại. tuy nhiên bạn có thể tham khảo một số loại lan phổ biến tại Việt Nam hiện nay để rõ hơn về chúng nhé!

1. Lan Vũ Nữ

Đứng đầu bảng xếp hạng chính là giống hoa Lan Vũ Nữ

Tên khoa học: Oncidium.

Loại lan này thường nở hoa vào mùa xuân hay mùa hạ, cũng có những cây nở vào mùa thu, giống lan này ưa độ ẩm hơn các giống lan khác nhưng trái lại vào mùa lạnh phải tưới ít nước, nhiệt độ thích hợp với nó là 20-25°C. Là một giống lan đẹp ít sâu bệnh, rất dễ trồng và chăm sóc nên được trồng phổ biến nhất trong các loài lan.

2. Lan Phi Diệp Tím

Lan Phi Diệp Tím hay còn gọi là Lan Giả Hạc là giống phong lan rừng nổi tiếng bởi có hương thơm lâu ngào ngạt nồng nàn sẽ làm say lòng những người ngửi nó.

Tên khoa học: Dendrobium anosmum.

Hoa có nhiều màu như tím hồng, tím thẫm, tím trắng, khi nở hoa tạo thành từng lẳng rũ thòng xuống trông rất sang trọng, chỉ cần một khóm lan nở sẽ toả hương khắp khu vườn, hoa nở vào mùa xuân và thời gian hoa tàn là 7-10 ngày.

Hoa có đặc tính dễ trồng, thích nghi được với nhiều điều kiện khí hậu, chịu nóng chịu lạnh khá tốt.

Lan Phi Diệp Tím rất ưa sáng nên cần phải đảm bảo đủ ánh sáng cho cây, đồng thời tưới nước thích hợp với từng mùa để lam ra hoa đúng mùa.

3. Lan Cẩm Cù

Tên khoa học: Hoya carnosa.

Trên thế giới hiện nay có hàng trăm loài hoa lan Cẩm Cù, hoa khi nở có dạng chùm tròn, hình ngôi sao 5 cánh nhỏ gồm nhiều màu sắc như đỏ, hồng, trắng. Khi nở hoa tỏa hương thơm dễ chịu và cũng khá lâu tàn.

Hoa Lan Cẩm Cù thuộc dạng thân leo, thường được trồng trong chậu treo ở ban công, hàng quán cafe. Hoa mang vẻ đẹp về phong thủy mang đến sự tốt lành cho gia củ, lại là giống dễ trồng có sức sống mạnh mẽ nên rất được ưa chuộng.

Cầm Cù là giống lan ưa độ ẩm cao nhưng cũng chịu hạn tốt vì thế phải tùy theo mùa mà phân bố lượng nước hợp lý để lan phát triển tốt.

Ngoài ra, phải biết cách điều chỉnh ánh sáng để lan dễ ra hoa. Lan Cẩm Cù là giống lan rất dễ trồng và ít bị sâu hại tấn công, cũng như có khả năng sống cao, vì vậy nếu bạn đang muốn bắt đầu trồng một loại lan nào đó thì Cẩm Cù là một lựa chọn tốt.

4. Lan Hồ Điệp

Tên khoa học là Phalaenopsis

Vốn dĩ hoa có tên gọi như vậy là vì khi nở cánh hoa có hình thù nhìn giống như những con bướm đang bay lượn.

Lan Hồ Điệp là giống lan có độ lâu tàn khi nở hoa cao.

Lan Hồ Điệp là loài hoang dã ưa sống bám vào thân cây và đá, bắt đầu nở hoa từ tháng 12 đến cuối tháng 5, cần nhiệt độ ban ngày là 18-29°C và nhiệt độ ban đêm là 13-18°C, là một giống lan đẹp dễ trồng.

5. Lan Dendro

n khoa học là Dendrobium Antennatum

Xuất xứ từ Thái Lan nhưng được trồng nhiều ở Việt Nam. Lan Dendro được nhiều người yêu thích vì giống hoa này có nhiều màu sắc khác nhau và cũng dễ chăm sóc hơn các loài hoa khác.

Đây là giống lan ưa ấm áp, nhiệt độ thích hợp vào ban ngày 27-32°C, ban đêm 16-18°C. Giá thể trồng là xơ dừa, thân gỗ. Loài hoa này thường được trồng trong chậu để treo ở các quán cafe, hành lang để trang trí làm cảnh rất đẹp.

6. Lan Ngọc Điểm

Tên khoa học: Rhynchostylis

Hoa lan Ngọc Điểm là một giống lan rừng có nhiều ở Việt Nam, phân bố nhiều ở cao nguyên Nam Trung Bộ, hoa có điểm đặc biệt là tỏa hương thơm và thường ra hoa vào dịp tết.

Loài lan này cần được đảm bảo bộ rể của chúng phát triển tốt thì cây mới hấp thụ được nước và phân bón.

7. Lan Vanda

Hoa Lan Vanda được ưa chuộng bởi vẻ đẹp của những cánh hoa dày, tròn, màu sắc sặc sỡ. Giống hoa này nên đặt ở nơi có nhiều ánh sáng để chúng hấp thụ đủ ánh nắng.

Ngoài ra chúng cũng rất thích nước, vào mùa hè nên tưới đủ nước để hoa phát triển, có thể cho thêm cỏ khô và khô dừa để cây giữ độ ẩm.

Việc chăm sóc lan không quá khó, nhưng cần phải có niềm đam mê, yêu thích đối với các loại hoa. Vườn Sài Gòn hi vọng bài viết này sẽ giúp ích cho những người mới bắt đầu “chơi” lan này dễ dàng nắm bắt và hiểu hơn về các loại lan. Chúc cán bạn có khu vườn thật xinh!