Việc tẩy giun định kỳ cho trẻ có quan trọng không? Bao lâu nên tẩy giun định kì cho trẻ? Trẻ thường bị nhiễm giun do những đường lây truyền nào, đó là các loại giun gì và có các triệu chứng nào điển hình không? Hãy cùng dược sĩ Nguyễn Ngọc Cẩm Tiên theo dõi vấn đề được phân tích cụ thể trong bài viết dưới đây nhé!
Tại sao cần tẩy giun định kỳ cho trẻ?
Tại sao trẻ dễ bị nhiễm giun?
Bên cạnh thắc mắc bao lâu nên tẩy giun định kỳ cho trẻ 1 lần, phụ huynh cũng cần tìm hiểu về những lý do trẻ dễ bị nhiễm giun hơn người lớn để biết phòng tránh:
- Trẻ hiếu động, thích khám phá mọi thứ xung quanh
Một trong các lí do đầu tiên đó là vì trẻ thường rất hiếu động, thích khám phá mọi thứ xung quanh mình, thường hay chơi đùa, đi chân đất, bò lê trên sàn nhà. Hoặc trẻ hay mút tay, nhặt thức ăn rơi vãi dưới đất… Chính những điều này đã tạo cơ hội cho giun sán xâm nhập vào cơ thể trẻ.
- Chế độ ăn uống không sạch sẽ
Các loại rau sống, món ăn tươi sống gây tiềm ẩn nguy cơ chứa các loại ấu trùng giun sán như sán lợn, sán dây bò, sán lá gan,… Đây đều là những loại ký sinh trùng nguy hiểm và nguy cơ gây tử vong cao.
- Không vệ sinh sạch sẽ khi chơi đùa cùng thú nuôi
Chơi đùa cùng thú nuôi cũng là một nguy cơ gây bệnh nhiễm giun sán ở trẻ. Vì động vật là vật chủ của nhiều loại giun, sán kí sinh.
- Trẻ không được vệ sinh cá nhân sạch sẽ
Do đó, ấu trùng giun, sán không chỉ vào cơ thể qua đường tiêu hóa mà còn có khả năng xâm nhập qua những vùng da hở, trầy xước hoặc đang bị thương.
- Môi trường sinh hoạt không được vệ sinh sạch sẽ
Như giường, chiếu, nệm, sân chơi của trẻ,…
Các đường truyền nhiễm giun
Cách thức ký sinh trùng gây nhiễm bệnh ở người tùy theo các chủng, loại có thể có các đường lây truyền khác nhau:2
Qua đường ăn uống
- Do ăn uống các loại thực phẩm như thịt lợn, bò, trâu, ếch, cá, rau sống… và uống nước chưa nấu chín mang mầm bệnh giun sán.
- Từ đó, qua bàn tay bẩn ở trẻ đưa vào miệng. Đồng thời ăn uống không đảm bảo vệ sinh tại các quán ăn đường phố.
Qua đường da, niêm mạc
- Một số loại ấu trùng giun sán trong môi trường đất, nước, bụi bẩn hoặc trong bón phân trồng rau màu, nuôi cá, tôm,…
- Do đó, ấu trùng giun sán có thể chui trực tiếp qua lỗ chân lông, vết trợt trên da, lỗ hậu môn, mắt… Từ đó, chúng xâm nhập vào mạch máu, tim phổi, não, gan và các cơ quan khác.
Các đường lây truyền khác
- Giun chỉ do muỗi truyền.
- Trường hợp giun lươn còn có đường truyền nhiễm bất thường là chu kỳ ngược dòng. Trong một số điều kiện nhất định, ấu trùng giun lươn dính lại quanh hậu môn phát triển thành ấu trùng có thực quản hình trụ. Từ đó, gây tự nhiễm lại cho người bệnh,…
Các loại giun thường gặp ở trẻ và triệu chứng
Các loại giun thường gặp3
Giun đũa là loại giun có kích thước lớn. Chúng thường phát triển mạnh ở các nước nhiệt đới và ôn đới. Không những vậy còn phụ thuộc vào nơi sống. Cụ thể, dân sinh sống ở khu vực nông thôn thường có tỷ lệ nhiễm giun đũa cao hơn người dân ở thành thị. Trẻ em có nguy cơ cao nhiễm giun đũa hơn là người lớn.
Giun móc là loại giun ký sinh ở người. Chúng có thể lây truyền qua đường da, niêm mạc hoặc qua đường ăn uống. Những công việc liên quan tiếp xúc với đất có nguy cơ nhiễm cao.
Tiếp đến là giun tóc, chúng lây truyền qua đường ăn uống, do con người ăn phải trứng giun tóc đã phát triển ở môi trường bên ngoài đến giai đoạn ấu trùng.
Giun kim có thể lây truyền qua đường ăn uống. Điều này là do trẻ dùng tay gãi hậu môn có trứng giun kim sau đó cầm thức ăn, nước uống. Không những vậy, giun kim còn có con đường lây truyền bất thường: trứng giun kim phát triển thành ấu trùng tại các rãnh hậu môn. Và chính từ hậu môn, các ấu trùng giun kim di chuyển ngược lên manh tràng để phát triển thành giun trưởng thành.
Triệu chứng3
- Trẻ bị đau vùng rốn, gầy yếu, có thể nôn và đi ngoài ra giun. Tình trạng đau bụng do nhiễm giun thường tái đi tái lại nhiều lần;
- Thường bị ngứa ở vùng hậu môn về đêm nếu bị nhiễm giun kim;
- Rối loạn tiêu hóa;
- Trẻ thường biếng ăn, khó chịu hoặc quấy khóc và khó ngủ về đêm;
- Thiếu hụt vitamin và khoáng chất thể hiện ra ngoài một số biểu hiện;
- Một số trường hợp nhiễm giun có máu trong phân, có biểu hiện thiếu máu, thở khò khè hoặc ho khan.
Như vậy, phụ huynh nên tẩy giun định kỳ cho trẻ 6 tháng 1 lần. Ngoài ra, cần phải lưu ý đến các cách phòng ngừa nhiễm giun ở trẻ. Hãy cho trẻ đi khám và thực hiện tẩy giun định kỳ để đảm bảo sức khỏe cho trẻ nhé!
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!