Những người mắc chứng bàng quang tăng hoạt (bàng quang hoạt động quá mức) hoặc trong một số trường hợp muốn tăng cường cơ sàn chậu thường được khuyến khích nhịn tiểu. Nhịn tiểu trong thời gian ngắn sẽ không có hại nhưng trong thời gian dài có thể làm tăng một số rủi ro dưới đây:
Chống lại cơ chế tự nhiên của cơ thể
Đi tiểu là một quá trình khá phức tạp. Khi bàng quang đầy, các dây thần kinh sẽ gửi tín hiệu đến não để tìm nhà vệ sinh “giải quyết nỗi buồn”. Nhưng khi nhịn tiểu quá lâu, các dấu hiệu buồn tiểu sẽ ở trạng thái gấp gáp, thôi thúc cơ thể cần đi tiểu ngay lập tức.
Khi nhịn tiểu bạn sẽ chống lại cơ chế hoạt động tự nhiên của cơ thể, khiến các chất thải lắng đọng trong cơ thể, không được đào thải ra ngoài theo đường tiểu.
Khiến cơ thể khó chịu
Theo Tổ chức Thận và Tiết niệu Mỹ (KUFA), bàng quang người khỏe mạnh có thể chứa từ 1,5 đến 2 cốc nước. Khi nào bàng quang đầy nước tiểu phụ thuộc vào một số yếu tố nên không có quy tắc nào về việc mọi người có thể nhịn tiểu bao lâu.
Tuy nhiên, nếu không mắc các bệnh tiểu đường, nhiễm trùng tiểu, bệnh thận hay không có thai, không uống quá nhiều nước, mọi người sẽ thường đi vệ sinh cách quãng 3-4 giờ. Nếu nhịn tiểu quá lâu sẽ khiến cơ thể cảm thấy vô cùng khó chịu.
Nguy cơ nhiễm trùng tiểu
Theo nghiên cứu đăng trên Tạp chí Y khoa Đại học Sultan Qaboos (Oman) nhịn tiểu quá lâu làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu hoặc các vấn đề nhiễm trùng liên quan. Nguyên nhân là vì nước tiểu lắng đọng sẽ làm tăng sự sinh sôi, phát triển của vi khuẩn, từ đó dễ dàng thâm nhập vào các cơ quan trong đường tiết niệu.
Nguy cơ mắc chứng tiểu không kiểm soát
Nghiên cứu do Đại học Y khoa Harvard thực hiện đã chỉ ra, cơ sàn chậu sẽ bị yếu đi khi duy trì thói quen nhịn tiểu thường xuyên. Điều này sẽ dẫn tới chứng mất kiểm soát cơ sàn chậu, khiến bàng quang khó giữ nước tiểu hơn, từ đó tăng nguy cơ mắc chứng tiểu không kiểm soát. Đặc biệt, tình trạng này phổ biến hơn khi di chuyển, ho, cười hoặc hắt hơi…
Ảnh hưởng tới thận, bàng quang
Nguy cơ từ việc nhịn tiểu lâu có thể dẫn tới sỏi thận, đặc biệt ở những người đã có tiền sử mắc các bệnh về thận. Nguyên nhân là vì nước tiểu có chứa một số khoáng chất như canxi, axit uric, khi lắng đọng có thể tạo nên các tinh thể giống như sỏi.
Chưa dừng lại ở đó, nước tiểu giữ trong bàng quang quá lâu có thể tràn từ ngược lên thận, gây ra nhiễm trùng thận, một tình trạng rất nguy hiểm.
Khi bàng quang vượt quá khả năng lưu trữ nước tiểu mà bạn không đi nhà vệ sinh kịp thời có thể đối mặt với một số tình trạng nguy hiểm như vỡ bàng quang, trong trường hợp khẩn cấp cần phải phẫu thuật.
Khi mắc tiểu, điều nên làm là hãy đi tiểu ngay khi có thể. Trường hợp bất đắc dĩ nếu không thể vào nhà vệ sinh ngay lập tức thì một số điều có thể giúp bạn quên đi cảm giác muốn đi tiểu như: trò chuyện với người bên cạnh, nghe nhạc, tiếp tục ngồi tại chỗ, đọc sách…
Một cách giúp giảm bớt cảm giác buồn đi tiểu đó là hãy giữ ấm cơ thể vì lạnh có thể thôi thúc cảm giác đi tiểu nhiều hơn./.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!