Tổng hợp Top tại sao bà bầu thường nên bổ sung thêm sắt hot nhất hiện nay 2023

Theo khuyến cáo Tổ chức y tế thế giới, phụ nữ mang thai nên bổ sung từ 30 – 60mg sắt và 400mcg axit folic mỗi ngày [2]. Để bổ sung sắt, mẹ bầu có thể thêm các thực phẩm giàu sắt vào chế độ ăn.

Có hai dạng sắt trong thực phẩm gồm sắt có nguồn gốc động vật (sắt heme) và sắt có nguồn gốc thực vật (sắt không heme) [7]. Trong đó, sắt có nguồn gốc động vật được hấp thu tốt hơn và chuyển hoá dễ hơn so với sắt có nguồn gốc từ thực vật [6].

  • Sắt có nguồn gốc động vật gồm các loại thịt, cá và một số nguồn protein động vật khác. Chẳng hạn, trong 100g thịt bò nạc chứa khoảng 2,1 mg sắt, thịt heo chứa khoảng 0,8mg sắt, thịt gà chứa khoảng 0,4 mg sắt; 2 quả trứng chứa 2 mg sắt…[10]
  • Sắt có nguồn gốc thực vật như rau xanh, ngũ cốc, đậu lăng, đậu thận, bông cải xanh… Để hấp thu sắt từ thực vật tốt hơn, mẹ bầu có thể dùng thêm các loại thực phẩm giàu vitamin C như trái cây, ớt chuông, súp lơ…[4].

Nếu như bình thường, phụ nữ không mang thai trong độ tuổi từ 19 đến 50 chỉ cần bổ sung 14,8mg sắt thì lượng sắt cần bổ sung cho phụ nữ mang thai sẽ tăng lên gấp 2-3 lần [8]. Nếu bà bầu chỉ bổ sung sắt qua chế độ ăn thì có thể không đáp ứng đủ lượng sắt mà cơ thể cần bởi trung bình cơ thể chỉ hấp thu khoảng 10% sắt trong thức ăn [10]. Do đó, để bổ sung đủ sắt, ngoài việc thêm thực phẩm giàu sắt vào chế độ ăn thì mẹ bầu cần dùng thêm viên uống bổ sung sắt.

Theo khuyến cáo của WHO, lần đầu tiên phát hiện có thai, bạn nên uống ngay viên sắt mỗi ngày, uống kéo dài tới sau khi sinh một tháng. Khi bổ sung sắt bằng viên uống, liều lượng cần bổ sung sẽ phụ thuộc vào lượng dự trữ sắt của mẹ vào giai đoạn đầu thai kỳ cũng như lượng sắt hàng ngày mẹ đã hấp thu thông qua thực phẩm [3]. Trong quá trình thăm khám, bạn cũng có thể yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm cần thiết để xác định nhu cầu sắt chính xác của bản thân cũng như được hướng dẫn liều dùng và viên uống phù hợp.

Lưu ý khi bổ sung viên sắt trong quá trình mang thai

Trong quá trình bổ sung sắt khi mang thai, để tăng cường hiệu quả hấp thu, bạn cần lưu ý một số điều sau [9]:

  • Hạn chế những thức ăn gây ức chế khả năng hấp thu sắt như thực phẩm chứa phytate (chẳng hạn như các loại đậu, các loại hạt, lúa mì…), thực phẩm chứa tannin (chẳng hạn như trà đen, trà xanh, cà phê…)
  • Tránh dùng chung thuốc bổ sung sắt và canxi hoặc thuốc chồng loét dạ dày vì sẽ làm giảm khả năng hấp thu. Nếu muốn sử dụng các loại thuốc trên và sắt, bạn nên uống cách nhau ít nhất 2 giờ.
  • Phụ nữ có thai trước khi uống thuốc sắt cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn về liều dùng theo đúng nhu cầu của cơ thể.
  • Viên uống bổ sung sắt có thể gây các triệu chứng khó chịu như táo bón, buồn nôn. Để tránh tình trạng này, bạn nên uống thuốc vào một giờ cố định, ăn thêm rau và uống nhiều nước.
  • Một số loại thực phẩm giàu sắt nhưng lại không nên sử dụng hoặc phải sử dụng đúng cách trong thai kỳ. Do đó, mẹ cũng nên tham khảo ý kiến chuyên gia về việc sử dụng các thực phẩm giàu sắt phù hợp.

Bên cạnh đó, để tránh gặp phải các tác dụng phụ như táo bón, buồn nôn và tăng khả năng hấp thụ sắt, bạn có thể hỏi thêm ý kiến bác sĩ về việc dùng các loại viên uống bổ sung sắt có cơ chế phóng thích đặc biệt, mang lại độ hấp thu tối đa. Cơ chế này sẽ giúp phóng thích sắt đúng mục tiêu tại khu vực hấp thu tối đa (tá tràng đến hỗng tràng) và phóng thích có kiểm soát, tránh phóng thích ào ạt trong ống tiêu hóa để hạn chế kích ứng niêm mạc dạ dày – ruột, giảm một số tác dụng phụ khi dùng thuốc như táo bón, nôn, buồn nôn. Từ đó, mang lại hiệu quả hấp thu tốt, tăng tính dung nạp cho bà bầu. Hiện các viên uống này cũng được kết hợp thêm axit folic, 1 dưỡng chất cũng rất quan trọng thai kỳ, giúp ngăn ngừa các dị tật bẩm sinh như thai vô sọ, nứt đốt sống [5].