Với hàng ngàn năm phát triển của lịch sử gốm sứ Trung Quốc, trải dài từ gốm thô đến gốm mịn, từ không men đến có men, từ lúc chỉ có sắc trắng đơn thuần đến các dòng gốm sứ màu, từ đồ gia dụng đến trang trí. Không những thế,tinh hoa của gốm sứ đã trở thành một môn nghệ thuật tinh tế đầy tính thẩm mỹ. Đặc biệt, đồ sứ Thanh Hoa là một mốc son đánh dấu sự chuyển giao thời kỳ đồ sành sang đồ sứ màu và Cảnh Đức Trấn trở thành một địa danh nổi tiếng toàn cầu về nghệ thuật gốm sứ. Trong bài viết này, cùng DIVA Gốm Sứ tìm hiểu về gốm Thanh Hoa – một loại sứ màu trắng hoa lam rất nổi tiếng vào thế kỷ 18 nhé.
Người Mông Cổ lập ra nhà Nguyên sau khi chiếm được Trung Nguyên, nên lịch sử phát triển Trung Quốc cũng bị ảnh hưởng bởi những nét đặc thù của người dân Mông Cổ, đặc biệt là nghệ thuật văn hóa gốm sứ. Do người Mông Cổ có thói quen sử dụng đồ sành nhiều hơn đồ sứ nên thời gian này đồ sứ được sản xuất rất ít nên những đồ sứ thời Nguyên mới trở nên đặc biệt quý hiếm. Đồ sứ thời Nguyên với những đặc điểm sau: “Đường nét trên gốm sứ thời nhà Nguyên còn mang đậm phong cách Mông Cổ nên nét vẽ thô, chưa mang tính thẩm mỹ cao, vẽ con rồng dài giống con trùn đất, còn vẽ con phụng giống con gà. Nhưng đến cuối thời kỳ nhà Nguyên đầu thời kỳ nhà Minh, đường nét vẽ tinh tế, biến tấu tinh xảo hơn”.
Đồ sứ thời Nguyên có 3 giai đoạn phát triển nổi bật của là: Diên Hữu, Chí Chính và giai đoạn cuối thời nhà Nguyên, trong đó đồ sứ trong giai đoạn Chí Chính được đánh giá cao nhất.
Thời kỳ Diên Hữu (giai đoạn đầu và giữa kỳ nhà Nguyên): các loại bình, lọ hoa thường được tráng men trong suốt, khi sờ vào lớp men có cảm giác như gạo nếp, màu men mờ đục, nhìn gần thấy màu xám xanh, nhìn xa thấy màu vàng nâu, trên bề mặt sẽ có những chấm nhỏ màu trắng bám vào. Khi thời tiết quá nóng, đồ sứ Thanh Hoa thời kỳ này có hiện tượng ra mồ hôi nhẹ. Lớp men thường có màu sắc thanh bạch và xu phủ và đa số không có bong bóng.
Từ thời kỳ Chí Chính, ngoài men trắng, men xu phủ và men trắng trứng, men sứ Thanh Hoa có thêm nhiều màu như trắng tinh, hơi ánh xanh, men trắng xanh, có cảm giác như thủy tinh trong suốt. Bắt đầu từ thời Chí Chính nung sứ thanh hoa có men trắng và men trắng trứng có bong bóng, nhưng men Thanh Hoa đa phần trong suốt và mềm mại.
Hoa văn trang trí sứ Thanh Hoa được lấy từ 2 nguồn nguyên liệu là màu từ Ba Tư và nguyên liệu trong nước. Nguyên liệu từ Ba Tư có màu sắc lúc chìm, lúc sáng không ổn định. Hoa văn được xếp dày đặc, nét vẽ gọn gàng, ngay ngắn. Đề tài phong phú đa dạng về thiên nhiên lẫn con người như hoa cỏ, cây lá, nhân vật…
Nguyên liệu màu trong nước thường là có xám xanh, xanh hơi ngả xám một chút hoặc màu xanh ánh xám. Họa tiết mềm mại, phóng khoáng, các nét vẽ tương đối đơn giản, còn hơi thô, thường gặp là trang trí hoa cỏ.
Đồ sứ Thanh Hoa thời nhà Nguyên thường tương đối nặng, cứng, men màu xanh trắng, màu xanh nhạt hoặc hơi ngả sang màu vàng… Đáy chân dày và rộng, thường có dạng tròn lõm ở bên trong, chỉ một số ít đáy chân có hình thon, có thể có những vụn nhỏ li ti ở đáy chân nhưng phải nhìn thật kỹ và tinh ý mới thấy đựợc. Vòng đáy và chân đáy đôi khi có những hạt cát nhỏ và có thể nhìn thấy bằng mắt thường, dính những nốt men đen kích thước khác nhau và có hình dạng tự nhiên.
Theo Suutamdoco.vn

Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!