Sự phân bố các đai khí áp trên trái đất

TUẦN 5: (17/2/2020 – 22/2/2020)

BÀI 19: KHÍ ÁP VÀ GIÓ TRÊN TRÁI ĐẤT

I. NỘI DUNG BÀI HỌC

1. Khí áp. Các đai khí áp trên Trái Đất

a. Khí áp

– Khí áp là sức ép của không khí lên bề mặt Trái Đất.

– Đơn vị đo khí áp là mm thủy ngân.

b. Các đai khí áp trên Trái Đất

– Khí áp được phân bố trên Trái Đất thành các đai khí áp thấp và khí áp cao từ xích đạo về cực.

+ Các đai khí áp thấp nằm ở khoảng vĩ độ 00 và khoảng vĩ độ 600 Bắc và Nam.

+ Các đai khí áp cao nằm ở khoảng vĩ độ 300 Bắc và Nam và 900 Bắc và Nam (cực Bắc và Nam).

2. Gió và các hoàn lưu khí quyển

– Không khí luôn chuyển động từ nơi khí áp cao về nơi khí áp thấp. Sự chuyển động của không khí sinh ra gió.

Tên gió

Phạm vi hoạt động

Hướng gió

Gió Tín phong

Thổi từ khoảng các vĩ độ 300 Bắc và Nam (các đai áp cao chí tuyến) về xích đạo (đai áp thấp xích đạo).

Ở nửa cầu Bắc: gió có hướng Đông Bắc.

Ở nửa cầu Nam: gió có hướng Đông Nam.

Gió Tây ôn đới

Thổi từ khoảng vĩ độ 300 Bắc và Nam (các đai áp cao chí tuyến) lên khoảng vĩ độ 600 Bắc và Nam (các đai áp thấp ôn đới).

Ở nửa cầu Bắc: gió có hướng Tây Nam.

Ở nửa cầu Nam: gió có hướng Tây Bắc.

Gió Đông cực

Thổi từ khoảng các vĩ độ 900 Bắc và Nam (cực Bắc và Nam) về khoảng các vĩ độ 600 Bắc và Nam (các đai áp thấp ôn đới).

Ở nửa cầu Bắc: gió có hướng Đông Bắc.

Ở nửa cầu Nam: gió có hướng Đông Nam.

II. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

  1. Khí áp là gì? Tại sao có khí áp?
  2. Trình bày sự phân bố các đai khí áp trên Trái Đất?
  3. Nguyên nhân nào sinh ra gió?

TUẦN 6: (24/2/2020 – 29/2/2020)

BÀI 20: HƠI NƯỚC TRONG KHÔNG KHÍ – MƯA

I. NỘI DUNG BÀI HỌC

1. Hơi nước và độ ẩm không khí

– Không khí bao giờ cũng chứa một lượng hơi nước nhất định, lượng hơi nước đó làm cho không khí có độ ẩm

– Nhiệt độ có ảnh hưởng đến khả năng chứa hơi nước của không khí. Nhiệt độ không khí càng cao, lượng hơi nước chứa được càng nhiều.(độ ẩm càng cao)

– Khi không khí bão hòa mà vẫn cung cấp thêm hơi nước hoặc bị hóa lạnh thì sẽ ngưng tụ thành mây, mưa, sương.

2. Mưa và sự phân bố lượng mưa trên thế giới

Quá trình tạo thành mưa : Khi không khí bốc lên cao,bị lạnh dần,hơi nước sẽ ngưng tụ thành các hạt nước nhỏ,tạo thành mây. Gặp điều kiện thuận lợi, hơi nước tiếp tục ngưng tụ , làm các hạt nước to dần, rồi rơi xuống đất thành mưa.

a. Tính lượng mưa trug bình của 1 địa phương

– Tính lượng mưa trong ngày : tính bằng chiều cao tổng cộng của các cột nước ở đáy thùng đo mưa sau mỗi trận mưa trong ngày

– Tính lượng mưa trong tháng : cộng lượng mưa tất cả các ngày trong tháng

– Tính lượng mưa trong năm : cộng toàn bộ lượng mưa trong cả 12 tháng

– Lượng mưa trung bình năm của một địa phương: bằng tổng lượng mưa nhiều năm chia cho số năm.

b. Sự phân bố lượng mưa trên thế giới:

Trên thế giới lượng mưa phân bố không đều từ xích đạo đến cực. Mưa nhiều nhất ở vùng xích đạo, mưa ít nhất là hai vùng cực Bắc và Nam.

II. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

Học bài và trả lời câu hỏi 1, 2, 3 SGK – trang 63, 64.